Một bộ phận cán bộ, công chức quan liêu, độc đoán, chuyên quyền trong thực thi công vụ

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. (Trang 74 - 76)

52 không tham tiền tài, ” Liêm là phẩm chất của ngườ

3.1.2.3. Một bộ phận cán bộ, công chức quan liêu, độc đoán, chuyên quyền trong thực thi công vụ

thi cơng vụ

Trong đội ngũ CB, CC, vẫn cịn tồn tại một bộ phận CB, CC có biểu hiện quan liêu trong thực thi cơng vụ. Đó là việc CB, CC làm việc mà không bám sát vào thực tế, mắc bệnh hình thức, coi trọng thủ tục, giấy tờ, khơng đảm bảo các

75

quyền lợi chính đáng của người dân. Quan liêu có thể được xét từ một hành vi, một thái độ, một cách làm việc, một tác phong làm việc. Đây là một căn bệnh của người hoạt động công vụ dễ mắc phải.

Do quan liêu trong công việc mà dẫn đến chỉ đạo một cách đại khái, xa rời thực tế, không nắm vững công việc, triển khai thực hiện không gắn với lợi ích quần chúng, hậu quả là làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân và doanh nghiệp. Thí dụ như Luật Đầu tư không quy định phải lấy ý kiến của các cơ quan liên quan, tuy nhiên Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh lại lấy ý kiến khiến thủ tục kéo dài đến 30 ngày trong khi quy định chỉ có 10 ngày. Thơng tin này được Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong nêu ra tại cuộc họp tổng kết công tác chăm lo Tết Nguyên đán 2021 diễn ra chiều 18.2 khi bàn về các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư thành phố trong năm 2021 [36].

Cách làm việc quan liêu, xa rời thực thực tế của một bộ phận CB, CC cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc độc đoán, chuyên quyền, lạm quyền, lộng quyền, trục lợi từ quyền...Tất cả những biểu hiện nêu trên đều là những biểu hiện của sự tha hóa quyền lực, vi phạm ĐĐCV, cụ thể là vi phạm dân chủ, sa sút tinh thần phục vụ nhân dân. Độc đoán, chuyên quyền chưa phải là sự lạm quyền, lộng quyền, nhưng nó dễ dẫn tới tình trạng lạm quyền, lộng quyền, trục lợi từ quyền.

Tình trạng độc đốn, chun quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo của một bộ phận CB, CC diễn ra ở nhiều lĩnh vực. Có thể kể đến các sai phạm của cán bộ công chức ở các cơ quan, doanh nghiệp trong các vụ việc gần đây như: Vụ án ông Đinh La Thăng và đồng phạm phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ơ tài sản” tại Tập đồn Dầu khí Việt Nam (PVN) được đưa ra xét xử tháng 1 năm 2018 cho thấy, Ơng Đinh La Thăng (ngun Chủ tích Hội đồng thành viên Tập đồn Dầu khí Việt Nam) có biểu hiện chun quyền trong q trình thực hiện Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, sử dụng hàng nghìn tỷ đồng khơng đúng mục đích đầu tư vào dự án, gây thiệt hại cho Nhà nước 120 tỷ đồng. Vụ án “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”,

76

“Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” xảy ra ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), trong đó, Ơng Trần Bắc Hà, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng BIDV có biểu hiện áp đặt trong chỉ đạo, điều hành; Hay trong vụ án “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng” và “Đưa, nhận hối lộ” xảy ra tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone năm 2018 cho thấy, ông Nguyễn Bắc Son, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cũng vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, có biểu hiện áp đặt, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, không bàn bạc, thảo luận trong tập thể Ban cán sự, trực tiếp chỉ đạo và ra quyết định nhiều nội dung liên quan đến dự án không đúng quy định. Đặc biệt, dù biết rõ dự án MobiFone mua lại AVG chưa được Thủ tướng quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, nhưng ông Nguyễn Bắc Son đã chỉ đạo cấp dưới là Thứ trưởng Trương Minh Tuấn ký quyết định 236 và chỉ đạo Chủ tịch Hội đồng quản trị MobiFone Lê Nam Trà và Tổng Giám đốc MobiFone Cao Duy Hải ký hợp đồng trị giá gần 8.900 tỷ đồng, gây thiệt hại cho Nhà nước 6.600 tỷ đồng. Hay Thông báo kết luận kỳ họp 17 (từ 13-16/9/2017) của Ủy ban Kiểm tra Trung ương khẳng định: Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, chủ trì xem xét, quyết định một số nhân sự có biểu hiện áp đặt, trực tiếp chỉ đạo nhiều cơng việc cụ thể của chính quyền. Như vậy, vẫn cịn tồn tại biểu hiện quan liêu, chuyên quyền, độc đoán trong thi hành công vụ ở một bộ phận CB, CC trong điều kiện KTTT. Một trong những nguyên nhân của thực trạng này chính là lấy lợi ích cá nhân đặt lên trên lợi ích tập thể, xa dân, khơng tơn trọng quyền làm chủ và lợi ích của nhân dân.

Một phần của tài liệu Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w