Vi sai tăng ma sát sử dụng cam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của nội ma sát trong vi sai tới khả năng phát huy lực kéo trên cầu chủ động (Trang 25 - 27)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ VI SAI TRONG HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC ÔTÔ

2. Đặc điểm cấu tạo các loại vi sai điển hình

2.2. Vi sai tăng ma sát

2.2.4. Vi sai tăng ma sát sử dụng cam

Sơ đồ cấu tạo và kết cấu của bộ vi sai ma sát trong cao dạng cam hình 1.8.

Hình 1.8: Sơ đồ cấu tạo của bộ vi sai ma sát trong cao loại vi sai cam

1.Bánh răng vành chậu 6.Thân vành cam 11.Lỗ thông hơi 16.Giá đỡ liên kết 2.Mặt vát con trượt 7.Vành cam trong 12.Chốt tì 17.Then hoa trong 3.Bán trục trái 8.Con trượt dãy 1 13.Con trượt dãy 2 18.Then hoa ngoài 4.Then hoa 9.Vỏ vi sai 14.Bán trục phải 19.Vành cam ngoài 5. Ổ bi 10.Vành bi trượt 15.Vành cam

Loại vi sai này có hai dãy các vấu cam và con trượt. Vi sai bao gồm: vành cam ngồi, vành cam trong, vịng cách, các con trượt và vỏ vi sai. Vòng cách là bộ phận chủ động của bộ vi sai, nó lắp với bánh răng vành chậu, là nửa bên trái vỏ vi sai, ở thân vịng cách có gia cơng hai dãy lỗ thơng để lắp các con trượt. Mỗi dãy lỗ gồm 12 lỗ hướng kính và các lỗ trên hai dãy được đặt so le với nhau. Vành cam

25

trong cũng gồm hai dãy cam, mỗi dãy có 6 vấu cam như nhau và hai dãy này cũng bố trí so le nhau nửa bước.

Ở moay ơ của vành cam trong có then hoa để lắp then hoa với bán trục trái. Vành cam ngồi chỉ có một dãy cam gồm 6 cam lõm có hình dạng và kích thước như nhau. Moay ơ cam ngồi có lỗ then hoa để lắp then hoa với bán trục bên phải, có lỗ dầu vào bơi trơn cho vi sai.

Hai bốn con trượt được lắp vào hai dãy lỗ của vòng cách, ở mặt trong của vòng cách người ta có đặt vịng chặn để chống xoay các con trượt và giữ cho đúng trong lỗ vòng cách khi lắp ráp. Các con trượt đều có một đầu tì vào các vấu của vành cam trong và đầu ngồi tì vào vấu của vành cam ngoài.

Vành cam trong và vành cam ngồi đóng vai trị như các bánh răng bán trục trái, phải, vòng cách giống như trục vi sai, các con trượt giống như các bánh răng vi sai.

Khi xe chuyển động thẳng hoặc các điều kiện cản ở bánh xe như nhau các con trượt đóng vai trị là vi sai, chúng giữ cho vòng cách, vành cam trong, vành cam ngồi thành một khối, mơ men xoắn được phân đều ra hai bán trục.

Khi xe chuyển động quay vòng hoặc các điều kiện cản ở hai bên bánh xe khác nhau thì giữa vành cam trong và vành cam ngồi có chuyển động tương đối với nhau.

Các con trượt khi đó ngồi chuyển động quay cùng vòng cách chúng còn dịch chuyển tịnh tiến dọc trục của chúng và trượt lên các bề mặt cam của vành cam trong và vành cam ngoài. Các chuyển động tương đối đó làm phát sinh lực ma sát giữa hai đầu con trượt với vành cam trong và vành cam ngồi. Bánh xe bên có lực cản lớn sẽ quay chậm, bên có lực cản nhỏ sẽ quay nhanh. Lực ma sát tác dụng lên vành cam quay chậm cùng chiều với lực vịng tác dụng lên nó, cịn lực ma sát tác dụng lên vành cam quay nhanh ngược chiều với lực vịng tác dụng lên nó. Kết quả là moment xoắn truyền đến bánh xe quay chậm được tăng lên và ngược lại. Điều này giúp tăng khả năng động lực học của xe.

26

Moment ma sát của loại vi sai này có dạng xung nhọn, giá trị mơ men ma sát ở đỉnh xung có thể đạt tới 80% giá trị mô men Mo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của nội ma sát trong vi sai tới khả năng phát huy lực kéo trên cầu chủ động (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)