Các công trình nghiên cứu đã công bố

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của nội ma sát trong vi sai tới khả năng phát huy lực kéo trên cầu chủ động (Trang 36 - 38)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ VI SAI TRONG HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC ÔTÔ

6. Các công trình nghiên cứu đã công bố

Các công trình nghiên cứu về vi sai trong hệ thống truyền lực của ô tô tập trung vào tính năng động học và động lực học của hệ thống truyền lực có vi sai và vai trò của nội ma sát trong vi sai.

Trong những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu về động lực học hệ thống truyền lực, nhưng chủ yếu tập trung vào việc mô phỏng và tính toán động lực học. Các tác giả Ngô Quang Lợi, Nguyễn Khắc Tuân (2003), Vũ Văn Thuyết (2009), Nguyễn Mạnh Trường (2010), Vũ Minh Diễn, Nguyễn Ngọc Sơn (2011), Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Quang Trung (2013), … đã thực hiện các nghiên cứu hệ thống truyền lực bằng phương pháp mô phỏng nhằm đánh giá tải trọng động trong hệ thống, các giải pháp giảm tải trọng động; khảo sát hoạt động của các bộ phận trong hệ thống truyền lực như ly hợp ma sát, biến mô thủy lực, bộ đồng tốc, …; nghiên cứu quá trình dao động xoắn trong hệ thống truyền lực, …

Hướng nghiên cứu thứ hai trong hệ thống truyền lực ô tô là phối hợp hoạt động giữa động cơ và các loại hệ thống truyền lực vô cấp (CVT).

Tác giả Phạm Trọng Phước (2013) đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu mô hình hệ thống động lực ô tô sử dụng hộp số tự động kết hợp với biến mô thủy lực”, trong đó tập trung nghiên cứu những vấn đề sau: đặc tính, các chế độ làm việc của động cơ đốt trong và biến mô thủy lực; vấn đề đồng bộ làm việc phối hợp giữa động cơ và hệ thống truyền lực có biến mô; tính toán, khảo sát các chế độ làm việc phối hợp động cơ với hệ thống truyền lực có biến mô cho một ô tô cụ thể.

Tác giả Bạch Thảo Nguyên (2013) với đề tài Xây dựng quy trình thiết kế và đánh giá hệ thống truyền lực vô cấp sử dụng bộ truyền đai kiểu CVT” đã nghiên cứu đặc tính, các chế độ làm việc của động cơ đốt trong và CVT; vấn đề đồng bộ làm việc phối hợp giữa động cơ và hệ thống truyền lực CVT; tính toán, khảo sát các chế độ làm việc phối hợp động cơ với hệ thống truyền lực CVT cho một ô tô cụ thể.

Tuy nhiên, hầu như không có các công trình nghiên cứu về vi sai và vai trò của nội ma sát trong vi sai đối với khả năng chuyển động của ô tô. Vì vậy, luận văn đặt vấn đề nghiên cứu về vi sai và ảnh hưởng của nội ma sát trong vi sai tới hoạt

36

động của hệ thống truyền lực ô tô với đề tài: “Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của nội ma sát trong vi sai tới khả năng phát huy lực kéo trên cầu chủ động”.

37

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của nội ma sát trong vi sai tới khả năng phát huy lực kéo trên cầu chủ động (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)