Hiện tượng tuần hoàn công suất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của nội ma sát trong vi sai tới khả năng phát huy lực kéo trên cầu chủ động (Trang 29 - 31)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ VI SAI TRONG HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC ÔTÔ

5. Truyền lực trên ôtô có 2 chủ động và vi sai giữa các cầu

5.2. Hiện tượng tuần hoàn công suất

Trên ô tô có 2 cầu chủ động (loại không có vi sai ở giữa cầu), do nối trực tiếp trục các đăng giữa cầu trước và cầu sau nên không thể triệt tiêu được sự chênh lệch về tốc độ quay giữa các bán trục trước và bán trục sau. Đặc biệt là trên các đường có hệ số ma sát cao.

Khi đi trên đường có hệ số ma sát thấp, nếu có lốp xe nào bị trượt quay thì sẽ làm triệt tiêu được sự chệnh lệch về tốc độ quay giữa các bán trục trước và sau. Nhưng đối với đường có hệ số ma sát cao thì điều này khó xảy ra nên làm cho hệ thống truyền lực phải chịu tải quá mức.

Để làm rõ hiện tượng này ta đi xét trường hợp cụ thể sau [2]:

29

Hình 1.9: Sơ đồ minh họa hiện tượng tuần hoàn công suất

Trong trường hợp này, trên các bánh xe trước sẽ chịu tác động của lực kéo tiếp tuyến âm (–Pk) , được tạo nên bởi phản lực của mặt đất và có chiều ngược lại với chiều chuyển động của máy kéo. Lực này tạo nên một moment xoắn, truyền tới các bánh xe sau qua hệ thống truyền lực. Như vậy công suất truyền tới các bánh xe chủ động phía sau sẽ do hai dòng: một từ động cơ theo chiều mũi tên xanh và một từ các bánh xe trước theo chiều mũi tên màu đen. Cả hai dòng công suất này được truyền tới các bánh xe sau theo đường nét đậm và tạo nên lực kéo tiếp tuyến dương Pk .

Một phần lực kéo tiếp tuyến Pk được truyền qua khung máy kéo tới các bánh quay chậm phía trước để khắc phục lực cản được tạo nên bởi lực –Pk . Như vậy công suất được tạo nên bởi phản lực –Pkcủa đất ở các bánh bị trượt lết sẽ lưu thông theo một vòng khép kín: từ bánh bị trượt lết qua hệ thống truyền lực tới các bánh chủ động, rồi lại từ các bánh chủ động qua khung của máy kéo đi ngược lại các bánh bị trượt.

30

Phần công suất lưu thông này là vô ích, thậm chí là có hại, vì vậy nó được gọi là công suất kí sinh. Nó không phải là nguồn năng lượng bổ sung cho máy kéo mà chỉ gây thêm tải trọng phụ cho hệ thống truyền lực và làm tăng tổn thất cơ khí.

Hiện tượng phát sinh dòng công suất kí sinh gọi là hiện tượng tuần hoàn công suất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của nội ma sát trong vi sai tới khả năng phát huy lực kéo trên cầu chủ động (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)