Những vấn đề pháp lý cơ bản về Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồ

Một phần của tài liệu LỜI CAM ĐOAN (Trang 34 - 41)

quy định riêng điều chỉnh, thì những quy định này thường chỉ điều chỉnh Hợp đồng nhượng quyền thương mại nội địa đơn giản chứ ít điều chỉnh Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi. Lý giải cho việc thiếu các quy định pháp luật đặc thù này có nhiều nguyên nhân khác nhau, như: hoạt động nhượng quyền thương mại chưa phát triển đến mức cần phải có pháp luật riêng điều chỉnh.

Xét về xu hướng chung, ngày càng có nhiều quốc gia cân nhắc về việc ban hành những quy định riêng điều chỉnh Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi. Các quy định pháp luật đặc thù được đánh giá là có vai trị quan trọng trong việc tạo môi trường phát triển lành mạnh, nâng cao sự tín nhiệm đối với hoạt động nhượng quyền thương mại, thúc đẩy hoạt động thương mại này phát triển. Một nền kinh tế với hoạt động hoạt động nhượng quyền thương mại phát triển mạnh và phức tạp tự khắc phát sinh nhu cầu địi hỏi phải có những quy định pháp luật cụ thể điều chỉnh. Đến lượt mình, một hệ thống những quy định phù hợp có thể đẩy nhanh hơn sự lớn mạnh của hoạt động này. Ví dụ tiêu biểu cho những nước có hoạt động hoạt động nhượng quyền thương mại phát triển đi kèm với hệ thống quy định pháp luật đặc thù (khá) đầy đủ là: Mỹ, Canada, Pháp, Italia, Bỉ, Australia, Nhật Bản… Một ví dụ khác cho vai trò của pháp luật hoạt động nhượng quyền thương mại là liên minh Châu Âu.

1.3.2. Những vấn đề pháp lý cơ bản về Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi thương mại có yếu tố nước ngồi

nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi cịn có các quy định khác thể hiện đặc trưng của hoạt động nhượng quyền thương mại. Đó là các quy định về đối tượng hợp đồng (quyền thương mại), hình thức hợp đồng, nội dung hợp đồng, trong đó đặc biệt nhấn mạnh quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, và các quy định khác (như thời hạn hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, thời gian suy nghĩ lại, chuyển giao quyền thương mại, …).

Khi tìm hiểu pháp luật điều chỉnh về một hợp đồng thương mại, thông thường sẽ nghiên cứu theo các tiêu chí về chủ thể, hình thức, nội dung của hợp đồng đó. Vì vậy để thuận tiện cho việc tìm hiểu nội dung pháp luật về Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi, chúng ta cũng sẽ đi theo các tiêu chí này, sau đây sẽ là các quy định cụ thể về các vấn đề pháp lý của Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi theo thơng lệ quốc tế.

1.3.2.1. Pháp luật về chủ thể Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi

Chủ thể Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi chính là các bên tham gia hợp đồng gồm Bên nhượng quyền và Bên nhận quyền, tuy nhiên trong nhiều trường hợp nếu được Bên nhượng quyền chấp nhận thì Bên nhận quyền có thể chuyển nhượng quyền thương mại cho bên thứ ba, khi đó Bên nhận quyền trở thành Bên nhượng quyền và bên thứ ba trở thành Bên nhận quyền trong quan hệ nhượng quyền mới nay (gọi là nhượng quyền thứ cấp), Bên thứ ba sẽ có các quyền và nghĩa vụ như Bên nhận quyền ban đầu.

Muốn trở thành chủ thể Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài, các bên phải đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật. Các quốc gia trên trên thế giới có quy định khác nhau về vấn này, tuy nhiên hầu hết đều có quy định chung là chủ thể Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố

nước ngồi phải là thương nhân, có đăng kí kinh doanh. Ngồi các điều kiện chung pháp luật một số nước cịn có các quy định khác nhau về thời gian hoạt động tối thiểu, khả năng tài chính các bên.

1.3.2.2. Pháp luật về hình thức Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi

Trong Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài, điều quan trọng nằm ở nội dung hợp đồng, đó là căn cứ để các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ và cũng là cơ sở giải quyết tranh chấp, vì vậy nó phải được thể hiện dưới hình thức khoa học, dễ hiểu nhất. Về vấn đề này các quốc gia trên thế giới có quy định khác nhau, theo một số nước có nền kinh tế phát triển thì Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi có thể thể hiện dưới nhiều hình thức như bằng văn bản, lời nói hoặc một thỏa thuận ngầm nhất định, quy định như vậy nhằm đảm bảo tối đa quyền tự do thỏa thuận của các chủ thể trong hợp đồng. Tuy nhiên các nước đang phát triển lại có quan điểm khác, theo họ Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi bắt buộc phải thể hiện dưới hình thức văn bản, vì như vậy mới có thể ghi nhận quyền và nghĩa vụ các bên và đảm bảo khả năng quản lý của nhà nước với hoạt động nhượng quyền thương mại.

1.3.2.3. Pháp luật điều chỉnh đối tượng Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi

Đối tượng Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi là "quyền thương mại" – là tập hợp tất cả các quyền năng của chủ thương hiệu đối với các đối tượng sở hữu cơng nghiệp như: nhãn hiệu hàng hóa, bí quyết kinh doanh, tên thương mại. Ngồi ra để giá trị quyền thương mại được nâng lên thì đối tượng nhượng quyền thương mại cịn có thể chứa đựng thêm một số quyền năng khác như quyền được cấp quyền thương mại chung, quyền phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại.

1.3.2.4. Pháp luật điều chỉnh quyền và nghĩa vụ các bên trong Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi

Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng chính là sự thỏa thuận các bên về việc phân chia lợi nhuận và trách nhiệm các bên trong hợp đồng. Theo đó các bên thỏa thuận các điều khoản phù hợp với hồn cảnh và điều kiện của mình cũng như các quy định pháp luật. Các điều khoản này phải được quy định một cách cụ thể và dễ hiểu vì nó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của hai bên và khả năng xảy ra tranh chấp.

Nếu như trong các hợp đồng khác, khi hợp đồng chấm dứt đồng nghĩa với việc chấm dứt quyền và nghĩa vụ các bên thì trong Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi sau khi hợp đồng chấm dứt quyền và nghĩa vụ các bên vẫn còn tồn tại. Đây là vấn đề được hầu hết luật pháp các quốc gia quy định nhằm bảo vệ lợi ích của Bên nhượng quyền. Quy định này rất hợp lý bởi đối tượng Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi là vơ hình nên rất dễ bị Bên nhận quyền chiếm dụng, khai thác sau khi hợp đồng chấm dứt để cạnh tranh ngược lại với Bên nhượng quyền, vì thế nếu nhà nước khơng có biện pháp bảo vệ bên nhượng quyền thì sẽ khơng chủ thương hiệu nào dám kinh doanh theo mơ hình nhượng quyền thương mại.

1.3.2.5. Pháp luật điều chỉnh phí nhượng quyền của Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi

Phí nhượng quyền là khoản tiền mà Bên nhận phải trả cho Bên nhượng để được sử dụng quyền thương mại và phương thức kinh doanh của bên nhượng quyền. Đây không phải là giá của quyền thương mại mà thực chất là khoản tiền thuê được trả cho chủ sở hữu để được sử dụng, khai thác công dụng của "quyền thương mại" trong một khoảng thời gian và trong mét phạm vi nhất định.

nhận các khoản phí từ bên nhận quyền gồm phí ban đầu, phí hàng tháng và các khoản phí khác. Phí ban đầu chính là khoản phí để đào tạo, chuyển giao cơng thức cho bên nhận quyền, loại phí này thường chỉ được tính một lần. Phí hàng tháng là loại phí mà bên nhận quyền phải trả cho việc duy trì và sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu của bên nhượng quyền và những dich vụ hỗ trợ mang tính tiếp diễn liên tục như đào tạo, huấn luyện nhân viên, tiếp thị, nghiên cứu phát triển, sản phẩm mới, phí này có thể là một khoản cố định hoặc được tính theo % doanh số bên nhận quyền. Ngoài ra, Bên nhượng quyền còn nhận được một số khoản phí khác như: phí quảng cáo, tiếp thị, tiền thuê tài sản, các khoản phí này rất đa dạng và có thể phát sinh trong bất kỳ lĩnh vực nào liên quan đến nhượng quyền thương mại.

1.3.2.6. Pháp luật điều chỉnh thời hạn, gia hạn Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi

Thời hạn hợp đồng là khoảng thời gian tính từ khi hợp đồng có hiệu lực đến khi chấm dứt hợp đồng, thời hạn này do các bên thỏa thuận phù hợp với mục đích và hồn cảnh các bên và các quy định pháp luật. Tuy pháp luật các nước không quy định trực tiếp thời hạn hợp đồng là bao lâu nhưng một số quốc gia có quy định thời hạn tối thiểu của hợp đồng như Mỹ là 5 năm, Trung Quốc là 3 năm. Trong thời hạn hợp đồng hoặc khi hợp đồng hết hạn các bên có thể thoả thuận gia hạn hợp đồng, thời hạn gia hạn cũng do các bên thỏa thuận phù hợp điều kiện hồn cảnh của mình.

Trong kinh doanh khơng ai có thể lường trước được những thay đổi về việc kinh doanh của mình. Mặt khác những thay đổi đó khơng chỉ lần một, lần hai mà có thể rất nhiều lần, trong những trường hợp đó các bên khơng thể cùng nhau thỏa thuận soạn thảo lại một hợp đồng mới. Vì vậy thay đổi hợp đồng được đặt ra như một giải pháp tồn diện, các bên có thể sửa đổi các điều kiện khơng cịn phù hợp trong hợp đồng mà không cần hủy bỏ hợp

đồng gốc. Điều này được hầu như các quốc gia ủng hộ và quy định. Khi hợp đồng thay đổi thì quyền và nghĩa vụ các bên cũng thay đổi tùy thuộc vào sự thay đổi của hợp đồng.

Trong nhiều trường hợp, do có lý do chính đáng mà một hoặc hai bên khơng thể tiếp tục thực hiện hợp đồng thì các bên có thể thỏa thuận tạm dừng thực hiện hợp đồng. Nhưng việc tạm dừng này chỉ trong một thời gian nhất định để các bên khắc phục hoàn cảnh. Hết thời hạn này các bên phải tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. Nếu hết hạn tạm dừng mà hai bên thỏa thuận không tiếp tục thực hiện hợp đồng thì coi như hợp đồng chấm dứt.

1.3.2.7. Pháp luật chấm dứt Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi

Chấm dứt Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi được coi như một điều khoản quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến lợi ích các chủ thể trong hợp đồng cũng như những chủ thể liên quan khác. Chấm dứt Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi gồm chấm dứt thơng thường và chấm dứt bất thường, trong đó chấm dứt thơng thường chính là việc Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi chấm dứt khi hết hạn thực hiên hợp đồng, ngược lại chấm dứt bất thường là việc Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài chấm dứt khi chưa hết thời hạn trong hợp đồng mà một trong hai bên phá sản hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh của mình. Dù hợp đồng chấm dứt trong trường hợp nào đi nữa thì hậu quả pháp lý xảy ra là các bên phải thanh toán tất cả các quyền và nghĩa vụ với nhau.

1.3.2.8. Pháp luật giải quyết tranh chấp Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi

thương mại có yếu tố nước ngồi bởi lẽ mối quan hệ giữa các chủ thể trong hợp đồng này rất phức tạp, dễ xảy ra tranh chấp. Điều khoản về giải quyết tranh chấp phải được các bên thỏa thuận mét cách cụ thể, chi tiết trong hợp đồng vì đó sẽ là căn cứ giúp việc giải quyết tranh chấp nhanh chóng, giảm thiệt hại cho các bên.

Ngày nay, sự phát triển của hoạt động nhượng quyền thương mại quốc tế đã và đang ngày càng khẳng định vai trò của Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi. Tại Việt Nam, khi các hoạt động nhượng quyền ngày càng trở nên phát triển, cùng với sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các quan hệ phát sinh từ Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Sự khác nhau về môi trường kinh doanh, phong tục tập quán và khoảng cách địa lý đã làm cho các bên tham gia ký kết hợp đồng thường gặp khó khăn trong việc tìm hiểu hệ thống pháp luật của phía đối tác. Từ đó, việc xác định pháp luật điều chỉnh cho hợp đồng cũng như để bảo vệ lợi ích của thương nhân Việt Nam khi giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tất yếu sẽ gặp nhiều khó khăn. Pháp luật là một trong những yếu trong những yếu tố quan trọng nhất để đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu hơn vào hoạt động kinh tế thế giới. Chính vì vậy, để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của thương nhân Việt Nam cũng như góp phần đưa hệ thống pháp luật Việt Nam tiến gần hơn các chuẩn mực pháp lý chung của quốc tế, việc tìm hiểu vấn đề pháp luật điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài là một điều cần thiết.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu LỜI CAM ĐOAN (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)