Phí nhượng quyền trong Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồ

Một phần của tài liệu LỜI CAM ĐOAN (Trang 66 - 71)

có yếu tố nước ngồi

Thực tiễn nhượng quyền thương mại có thể phát sinh nhiều khoản phí khác nhau bao gồm phí nhượng quyền ban đầu, phí bản quyền, phí quảng cáo, chi phí bảo hiểm, chi phí đào tạo, chi phí kiểm tốn và kế tốn, chi phí tư vấn, thuê, thay đổi và bất kỳ khoản phí nào có liên quan đến nhượng quyền… Nhưng ở góc độ nghiên cứu, Luận văn chỉ dừng lại đề cập đến một số khoản phí chính liên quan đến Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi.

Trong Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi, thường có hai loại phí được các bên đề cập đến nhiều nhất, đó là “phí nhượng quyền ban đầu” hay cịn gọi là “phí gia nhập hệ thống” (Franchise fee), là khoản phí mà Bên nhận nhượng quyền phải trả cho Bên nhượng quyền ngay khi ký hợp đồng nhượng quyền thương mại. Phí này được coi là khoản phí để trở thành thành viên của hệ thống nhượng quyền của nhà nhượng quyền và thường là một khoản cố định, khơng được hồn lại cho Bên nhận nhượng quyền trong suốt thời hạn hiệu lực cho đến khi kết thúc Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi. Khoản phí thứ hai cũng thường được các bên đề cập đến trong Hợp đồng nhượng quyền thương mai có yếu tố nước ngồi là “phí nhượng quyền định kỳ” hay “phí hoa hồng”, “phí bản quyền” (Royalty fee) phí này được trả để duy trì tư cách thành viên của Bên nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền. Phí này có thể là một khoản cố định theo thoả thuận của hai bên hoặc tính theo phần trăm trên tổng doanh thu của bên nhận nhượng quyền và được thanh toán cho bên nhượng quyền theo tháng, quý hay năm hoặc một quy trình đều đặn khác tùy thuộc vào thảo thuận của các bên.

mà các bên căn cứ vào uy tín của hàng hóa, khu vực nhượng quyền và nhu cầu của thị trường... để quyết định giá, phí thanh tốn. Đồng thời lựa chọn phương thức thanh toán cho phù hợp với điều kiện của các bên. Pháp luật quy định như vậy đảm bảo quản lý ở tầm vĩ mô không can thiệp quá sau vào quan hệ giữa các bên, tạo điều kiện cho các bên tự do thỏa thuận, điều này cũng phù hợp với nguyên tắc tự do hợp đồng.

Để đưa ra mức phí nhượng quyền ban đầu và phí hoa hồng thế nào là phù hợp thì trước hết cần xem mục đích các khoản phí đó được trả để làm gì ? Mức phí này được trả cho việc trở thành thành viên và duy trì tư cách thành viên của Bên nhận quyền, thực chất chính là trả cho việc sử dụng và duy trì sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu của hệ thống nhượng quyền, các dịch vụ hỗ trợ mang tính thường xuyên liên tục từ phía nhà nhượng quyền như như đào tạo, huấn luyện nhân viên, bổ sung sổ tay điều hành, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo, nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm. Như thế lẽ dĩ nhiên, khi định ra phí nhượng quyền ban đầu và phí hoa hồng, nhà nhượng quyền phải tính tốn về giá trị thương hiệu của mình, bởi vì đây là một yếu tố cấu thành phí nhượng quyền ban đầu, cũng như phí hoa hồng.

Điều 14, Các biện pháp điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại của Trung Quốc (2005) quy định:

“Phí nhượng quyền thương mại là loại phí mà Bên nhận quyền phải trả để nhận quyền thương mại bao gồm:

1. Phí nhượng quyền ban đầu: là khoản lệ phí trả một lần mà Bên nhận nhượng quyền trả cho Bên nhượng quyền để nhận nhượng quyền.

2. Phí hoa hồng: một khoản phí thanh tốn theo định kỳ của Bên nhận nhượng quyền trả cho Bên nhượng quyền trong quá trình kinh doanh nhượng quyền thương mại, được tính theo một cơng thức hay tiêu chuẩn.

3. Các khoản phí theo thỏa thuận khác: các khoản phí khác mà Bên nhận quyền phải trả cho Bên nhượng quyền để có được hàng hóa và dịch vụ do Bên nhượng quyền cung cấp

Tiền đặt cọc là một số tiền được trả bởi Bên nhận nhượng quyền cho Bên nhượng quyền một lần để đảm bảo việc thực hiện Hợp đồng nhượng quyền của bên nhận quyền, và được hoàn trả cho bên nhận quyền khi hết hạn hợp đồng.

Các bên trong hợp đồng nhượng quyền quy định lệ phí và tiền đặt cọc căn cứ vào nguyên tắc giải quyết bình đẳng và hợp lý.”

Như vậy, so với quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật về nhượng quyền thương mại của Trung Quốc đã có quy định cụ thể hơn về các loại phí sẽ phải có và cách thức tính các loại phí đó cho các bên khi ký kết hợp đồng nhượng quyền – đó là phí nhượng quyền ban đầu và phí hoa hồng. Bên cạnh đó luật cũng để mở các khoản phí khác sẽ có nếu các bên có thỏa thuận thêm. Một điều đặc biệt là quy định về khoản tiền đặt cọc mà Bên nhận nhượng quyền phải trả để đảm bảo hoạt động của mình trong hệ thống nhượng quyền và khoản tiền này sẽ được Bên nhượng quyền hoàn trả lại khi hết hạn Hợp đồng. Đây là một quy định rất riêng của pháp luật nhượng quyền thương mại Trung Quốc và thể hiện rõ quan điểm, ý chí của nhà làm luật về việc bảo lệ tối đa lợi ích hợp pháp của Bên nhượng quyền – Bên chịu nhiều rủi ro nhất nếu Bên nhận nhượng quyền kinh doanh khơng hiệu quả hoặc có các hoạt động gây ảnh hưởng tới uy tín, chất lượng, thương hiệu mà Bên nhượng quyền đã dày công xây dựng.

Với một quốc gia rộng lớn và đơng dân cư cùng với q trình phát triển mạnh mẽ từ lâu của hình thức kinh doanh nhượng quyền như Trung Quốc, thì việc quy định trên hồn tồn hợp lý, vừa đảm bảo được các quyền và lợi ích tối thiểu cho các bên khi tham gia vào quan hệ nhượng quyền, vừa tạo hành

lang pháp lý thơng thống cho các bên khi thỏa thuận về điều khoản phí của hợp đồng. Dưới góc độ nghiên cứu, theo ý kiến chủ quan của tác giả, Việt Nam có thể tham khảo quy định về nội dung “ đặt cọc” của pháp luật nhượng quyền Trung Quốc, nhằm góp phần bảo vệ quyền lợi cho Bên nhượng quyền Việt Nam khi nhượng quyền thương mại ra ngoài khu vực và thế giới.

Điểm c, Mục 18, Đạo luật Nhượng quyền thương mại của Malaysia (1998), sửa đổi năm 2006 cũng ghi nhận rõ các loại phí cần phải có trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài, cụ thể “… Lệ phí nhượng quyền thương mại, lệ phí xúc tiến, tiền hoa hồng hoặc bất kỳ loại thanh toán nào liên quan đối với bên nhận quyền, nếu có…”

Mục 19, Đạo luật Nhượng quyền thương mại của Malaysia (1998), sửa đổi năm 2006, quy định:

“19. Thanh tốn lệ phí nhượng quyền.

Nếu một bên nhượng quyền yêu cầu rằng một bên nhận quyền phải thanh toán trước khi ký hợp đồng nhượng quyền, bao gồm thanh tốn một phần phí nhượng quyền, bên nhượng quyền sẽ đưa ra trong văn bản mục đích của việc thanh tốn và điều kiện để sử dụng và hoàn trả lại tiền.”

Mục 21, Đạo luật Nhượng quyền thương mại của Malaysia (1998), sửa đổi năm 2006, quy định:

“21. Thanh tốn lệ phí nhượng quyền và tiền hoa hồng.

Nếu một bên nhận quyền yêu cầu thanh toán bất kỳ khoản phí nhượng quyền hoặc phí hoa hồng nào cho Bên nhượng quyền, tỷ lệ phí nhượng quyền hoặc tiền hoa hồng sẽ được tính theo tỷ lệ như được cung cấp trong bản công bố.”

Một khoản phí khác cũng thường được đề cập đến trong Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi là “Phí quảng cáo”(Advertising Fee).

Nhiều ý kiến cho rằng phí quảng cáo khơng phải là một khoản phí mà là một khoản tài trợ, Bên nhận quyền được yêu cầu đóng góp vào quỹ quảng cáo, quỹ này do Bên nhượng quyền quản lý và dùng cho cả hệ thống. Bên nhượng quyền sử dụng quỹ cho việc tạo ra các nguyên vật liệu quảng cáo và marketing, trong một vài trường hợp nó được sử dụng tới đánh giá các hoạt động quảng cáo, bồi hồn chi phí quản lý quỹ của Bên nhượng quyền. Như vậy, tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên trong từng hợp đồng nhượng quyền cụ thể mà có các loại phí khác nhau. Đây cũng chính là điểm cần lưu ý đối với thương nhân Việt Nam khi nhượng quyền hoặc nhận quyền đối với thương nhân nước ngoài.

Một điểm cần lưu ý đặc biệt nữa đổi với thương nhân Việt Nam là khi nhận nhượng quyền từ thương nhân Malaysia. Việc các bên có thỏa thuận hay khơng thỏa thuận trong Hợp đồng nhượng quyền nhưng nếu các bên đã lựa chon luật áp dụng để điều chỉnh là Luật nhượng quyền thương mại Malaysia thì Bên Nhận quyền buộc phải thanh tốn phí nhượng quyền ban đầu cho bên nhượng quyền do những chi phí hợp lý phát sinh từ việc chuẩn bị giao kết hợp đồng; việc bên nhận nhượng quyền khơng thanh tốn khoản phí trên sẽ bị coi là phạm tội.

Khoản 5 Mục 18, Đạo luật Nhượng quyền thương mại của Malaysia (1998), sửa đổi năm 2006, quy định:

“...(5) Vào lúc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền theo khoản (4), bên nhượng quyền có quyền thu hồi từ phí nhượng quyền ban đầu theo Điều 19 một khoản tiền bao gồm cả những chi phí hợp lý mà bên nhượng quyền phải gánh chịu để chuẩn bị cho việc giao kết hợp đồng; tuy nhiên, mọi khoản tiên khác phải được hoàn trả lại cho bên nhận quyền...”

Pháp luật nhượng quyền thương mại của Trung Quốc, Australia không thấy quy định nào về nghĩa vụ phải thanh tốn phí nhượng quyền ban đầu khi

chấm dứt hợp đồng trong “khoảng thời gian xem xét”. Tuy nhiên, trong thực tiễn nghiên cứu và tham khảo các hợp đồng cụ thể, tác giả nhận thấy đa phần Bên nhượng quyền đểu ghi nhận nội dung thanh tốn phí này trong hợp đồng. Tác giả cho rằng, đây là một nội dung rất đáng lưu tâm đối với pháp luật về nhượng quyền thương mại của Việt Nam. Việc bổ sung quy định này trong văn bản pháp quy cũng góp phần bảo vệ được lợi ích của các thương nhân trong nước khi nhượng quyền ra nước ngoài.

Một phần của tài liệu LỜI CAM ĐOAN (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)