nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi
a. Qua thực tiễn nghiên cứu và tham khảo các quy định của pháp luật các nước như Trung Quốc, Malayxia, Australia…. đều có dành một chương riêng điều chỉnh về Hợp đồng nhượng quyền thương mại. Việc luật hóa một cách cụ thể các quy định về Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong một văn bản quy phạm pháp luật sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong việc điều chỉnh mối quan hệ kinh doanh này; mặt khác vừa gợi mở những nội dung nên có và đảm bảo được quyền và lợi ích của các bên khi giao kết hợp đồng này – đặc biệt là các chủ thể mới bắt đầu gia nhập phương thức kinh doanh nhượng quyền.
b. Về đối tượng chuyển giao của hợp đồng, theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ 2005 khơng cho phép chuyển giao quyền sử dụng đối với “tên thương mại”. Điều này là không phù hợp với quy định của Luật thương mại 2005 tại Điều 284 quy định bên nhận quyền có quyền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ gắn với hoạt động nhượng quyền thương mại hiện nay. Việc sử dụng
cùng một tên thương mại của bên nhượng quyền, bên nhận quyền mới có thể tận dụng được niềm tin của khách hàng với doanh nghiệp đó đồng thời sử dụng cùng một tên thương mại mới tạo ra những bản sao giống hệt nhau và như vậy mới thể hiện đúng bản chất của nhượng quyền thương mại. Vì thế, pháp luật nên quy định các trường hợp ngoại lệ được chuyển giao tên thương mại trong đó có trường hợp sử dụng tên thương mại bên nhượng quyền thương mại.
c. Những quy định về chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp là cốt lõi trong hợp đồng nhượng quyền thương mại. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định 35/2006/NĐ-CP thì nội dung này sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Trong khi đó, việc chuyển giao quyền sở hữu cơng nghiệp chịu sự điều chỉnh của cả Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và Luật chuyển giao cơng nghệ 2006 mà hai văn bản này có sự mâu thuẫn khi điều chỉnh vấn đề này. Vì thế, để tránh sự chồng chéo của các quy định pháp luật làm giảm hiệu quả của hoạt động kinh tế này thì các nhà làm luật phải giải quyết những xung đột của hai hệ thống văn bản này.
d. Pháp luật cần bổ sung thêm một số trường hợp chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi trước thời hạn và quy định rõ hơn sự ràng buộc giữa các bên sau khi hợp đồng chấm dứt. Ví dụ, trường hợp bên nhượng quyền là cá nhân chết mà khơng có người thừa kế, bên nhượng quyền là tổ chức bị phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật…. Đây là những trường hợp có thể xảy ra mà pháp luật chưa đề cập đến. Đồng thời với việc bổ sung này, pháp luật cũng cần phải giải quyết hậu quả pháp lý khi hợp đồng chấm dứt sao cho có lợi nhất đối với cả các bên và nền kinh tế.
e. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 35/2006 thì “hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền được hoạt động ít nhất 01 năm”. Trên thực tế một thương nhân muốn phát triển hệ thống nhượng quyền mạnh mẽ thì phải xây dựng được một hệ thống quản lý, điều hành tốt với những
nhân sự chuyên nghiệp và một thương hiệu mạnh. Để làm được những điều đó, trước tiên bên nhượng quyền phải có tiềm lực kinh tế mạnh. Chính vì thế, thay vì quy định thời gian hoạt động bắt buộc, pháp luật về nhượng quyền thương mại nên quy định để trở thành bên nhượng quyền thương mại, thương nhân phải thỏa mãn điều kiện về tài chính như phải có một số vốn nhất định. Như vậy, sẽ giúp cho hoạt động nhượng quyền có một nền tảng mạnh mẽ ngay từ ban đầu và giảm thiểu được rủi ro cho các bên khi giao kết hợp đồng, đặc biệt là hợp đồng có yếu tố nước ngồi.
f. Pháp luật cần quy định cụ thể hơn vấn đề xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại. Điều này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong trường hợp thương nhân Việt Nam tham gia ký kết hợp đồng nhượng quyền có yếu tố nước ngồi, bởi hầu hết pháp luật các quốc gia có luật riêng về nhượng quyền thương mại đều dành chương riêng quy định cụ thể các mức xử phạt từ hành chính cho đến hình sự đối với các hành vi vi phạm quan hệ thương mại này. Vơ hình chung thương nhân các nước đều được pháp luật nước sở tại bảo hộ quyền lợi cho mình cho dù nội dung vi phạm đó được hay khơng được các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Đây cũng là một điều thiệt thòi và cũng là một điểm cần lưu ý cho thương nhân Việt Nam khi thỏa thuận ký kết hợp đồng nhượng quyền ra nước ngoài. Điều 38 Bộ tiêu chuẩn điều chỉnh nhượng quyền thương mại 2005 của Trung Quốc quy định những hành vi vi phạm của bên nhận quyền và bên nhượng quyền về các tiêu chuẩn, điều kiện bắt buộc các bên phải có khi tham gia quan hệ nhượng quyền (như là thương nhân, có thời gian hoạt động ít nhất 01 năm đối với bên nhượng quyền..) thì có thể bị phạt tiền dưới 30.000 RMB (nhân dân tệ) và phải thông báo cho Cơ quan quản lý Công nghiệp và Thương mại để hủy bỏ giấy phép kinh doanh nếu những vi phạm đó nghiêm trọng. Mục 34 Đạo luật về nhượng quyền thương mại của Bang Alberta, Cannada năm 1980
quy định mức chế tài hình sự đối với người vi phạm nghiêm trong hoạt động nhượng quyền thương mại, theo đó mức phạt tiền tối đa 2000 USD hoặc phạt tù tối đa một năm đối với cá nhân, phạt tiền tối đa 25.000 USD đối với pháp nhân. Mục 39 Đạo luật Nhượng quyền thương mại của Malaysia (1998), sửa đổi năm 2006 mức phạt đối với cá nhân vi phạm lần đầu không thấp hơn 5000 ringgit và khơng q 50.000 ringgit; theo đó nếu bên vi phạm là bên nhượng quyền thì tịa án có thể tun vơ hiệu đối với hợp đồng nhượng quyền đã được ký kết bởi bên nhượng quyền vi phạm đó. Pháp luật về nhượng quyền thương mại của Việt Nam khơng có những quy định cụ thể như trên. Vì vậy, cần quy định rõ các chế tài trong các văn bản pháp luật và phải quy định rõ các chế tài dân sự, hành chính, hình sự.
Thơng qua việc nghiên cứu pháp luật điều chỉnh Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài trên thế giới và tại Việt Nam trong thời gian qua sẽ giúp đưa ra những nhận xét và đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong việc điều chỉnh lĩnh vực này. Thực tiễn hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối đầu với việc áp dụng các quy định về Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài của các nước trong giao lưu thương mại. Nghiên cứu vấn đề này sẽ giúp tìm ra những biện pháp bảo vệ quyền của thương nhân Việt Nam khi tham gia vào quan hệ nhượng quyền thương mại trên thị trường quốc tế.
Hiện nay ở nước ta, ngoài một số bài báo đề cập hoặc nghiên cứu một số khía cạnh của vấn đề nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi, chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một cách sâu sắc, hệ thống và đầy đủ về vấn đề Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước trên thế giới, với nội dung gồm hai phần chính là nghiên cứu pháp luật quốc tế và các quy định của pháp luật Việt Nam. Ngoài ra các sách báo viết về nhượng quyền
thương mại có yếu tố nước ngồi hầu hết đều là của các tác giả nước ngoài. Rất nhiều trong số này được viết bằng tiếng nước ngoài và chưa được dịch ra tiếng Việt, Trong xu thế hội nhập hiện nay, việc nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề này mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Đề tài này mang ý nghĩa lý luận cho việc xây dựng những quy phạm pháp luật đầy đủ, phù hợp với pháp luật quốc tế và là cơ sở pháp lý cho việc áp dụng phương thức kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam. Những kiến nghị của đề tài hy vọng sẽ đem lại những kết quả thiết thực cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật của Việt Nam nhằm mục đích vừa thực hiện đúng các cam kết quốc tế vừa bảo hộ được các doanh nghiệp Việt Nam trong việc gia nhập “trào lưu nhượng quyền thương mại” thế giới. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, tình hình cạnh tranh càng trở nên gay gắt hơn, khi chỉ xét riêng hình thức nhượng quyền thương mại thì chúng ta cũng thấy rất rõ xu thế này. Trong bối cảnh ấy, xây dựng và phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam là một cách thức phát triển thương hiệu, thâm nhập thị trường, bảo vệ thị phần và mở rộng thị trường tốt. Với phương thức liên kết chặt chẽ, cả bên nhượng quyền và bên nhận quyền kinh doanh đều có lợi và quan trọng hơn nữa là có thể cùng hợp sức cạnh tranh với các công ty lớn trong cùng lĩnh vực hoạt động. Do đó, hình thức này rất phù hợp với chúng ta trong giai đoạn Việt Nam đang rất cần tập hợp nguồn lực từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việc phát triển một hệ thống nhượng quyền như đã nói ở trên là một việc làm khơn ngoan cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, bên cạnh đó thay vì tìm cách chống đỡ sự tấn công của các đối thủ cạnh tranh đang làm suy yếu lợi thế cạnh tranh của mình, các doanh nghiệp hãy tự mình làm suy yếu lợi thế cạnh tranh của chính mình bằng các lợi thế cạnh tranh mới tốt hơn. Nói cách
khác là “tự làm mới mình để làm cũ đối thủ”. Vấn đề này ngày càng trở nên quan trọng khi Việt Nam gia nhập kinh tế quốc tế, chúng ta có thể hình dung một thế giới ngày nay như một chiếc bình thơng nhau, tất cả những gì có trên thế giới rất dễ dàng có mặt tại Việt Nam; vì vậy doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cố gắng rất nhiều trong thời đại ngày nay. Điều này lại càng rất đúng đối với hệ thống nhượng quyền mà chúng ta đang chứng kiến – một sự thâm nhập thị trường Việt Nam rất mạnh mẽ của những hệ thống nhất trong nhiều lĩnh vực. Phát triển hệ thống nhượng quyền của Việt Nam không nên làm theo kiểu phong trào, mà phải là một sự phân tích kỹ càng mọi vấn đề và làm ăn bài bản để tạo ra sự khác biệt nhằm cạnh tranh bền vững với hệ thống nhượng quyền của nước ngoài.