Hoàn thiện các quy định về nhượng quyền thương mạ

Một phần của tài liệu LỜI CAM ĐOAN (Trang 98 - 100)

a. Đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật về nhượng quyền thương mại. Hoạt động nhượng quyền thương mại, do tính chất đặc thù của mình, có liên quan đến rất nhiều lĩnh vực khác. Do đó, việc hồn thiện pháp luật nhượng quyền thương mại phải gắn liền với việc hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan, đảm bảo tính đồng bộ của cả hệ thống pháp luật. Pháp luật nhượng quyền thương mại phải đồng bộ với pháp luật cạnh tranh, pháp luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật về chuyển giao công nghệ, pháp luật về đầu tư....

Chỉ khi đảm bảo được sự đồng bộ, thống nhất, khắc phục được những mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy định pháp luật, hoạt động nhượng quyền thương mại mới thực sự có được một mơi trường pháp lý thuận lợi để phát triển. Hiện nay, Bộ Công thương là cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh, đồng thời là cơ quan quản lý nhà nước về nhượng quyền thương mại. Do đó, Bộ Cơng thương nên sớm chủ động ban hành Thông tư hướng dẫn việc áp dụng pháp luật cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam, trong đó cần đưa ra được giới hạn (dù chỉ tương đối) của những hành vi có dấu hiệu hạn chế cạnh tranh nhưng khơng vi phạm pháp luật cạnh tranh để tạo sự an tâm cho các bên nhượng quyền, nhằm khuyến khích hoạt động nhượng quyền thương mại trong khi đó vẫn bảo đảm thiết lập môi trường cạnh tranh lành mạnh. Ngoài ra, các thương nhân có hoạt động chuyển giao quyền thương mại cần lưu ý khía cạnh pháp luật cạnh tranh trong hoạt động của mình, nhất là khi nhượng quyền thương mại ra nước ngồi; cần cung cấp và đăng ký các thơng tin về hạn chế cạnh tranh cụ thể, chính xác trong hợp đồng nhượng quyền thương mại với cơ quan quản lý nhà nước về nhượng quyền thương mại ở nước sở tại và bên nhận quyền dự kiến. Đối với bên nhận quyền ở Việt Nam, trước khi giao kết hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi, họ nên yêu cầu bên nhận quyền giải thích rõ các điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, cũng như quy định chi tiết các ràng buộc có thể phát sinh trong tương lai, và nên vận dụng pháp luật cạnh tranh để bảo vệ quyền lợi của mình khi bên nhượng quyền lạm dụng quyền sau khi bên nhận quyền đã đầu tư tài chính và nhân lực vào hoạt động nhượng quyền thương mại đó.

b. Đảm bảo tính tương thích với pháp luật các nước và pháp luật quốc tế. Việc hoàn thiện pháp luật về nhượng quyền thương mại phải bám sát yêu cầu đảm bảo thực hiện nghiêm túc các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký

kết hoặc tham gia. Theo đó, pháp luật nước ta phải tạo một “sân chơi” bình đẳng cho các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

Pháp luật về nhượng quyền thương mại cần được xây dựng theo hướng đảm bảo một mặt bằng pháp lý thống nhất giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Để thực hiện được định hướng đảm bảo tính tương thích với pháp luật quốc tế và pháp luật các nước, pháp luật trong nước cần phải rà soát, đối chiếu với các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật các nước để xem xét việc sửa đổi các quy định của pháp luật Việt Nam; đồng thời ban hành mới các văn bản pháp luật về nhượng quyền thương mại và lĩnh vực liên quan theo hướng tương thích với pháp luật quốc tế và pháp luật các nước.

Một phần của tài liệu LỜI CAM ĐOAN (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)