Xung đột pháp luật trong Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoà

Một phần của tài liệu LỜI CAM ĐOAN (Trang 84 - 86)

có yếu tố nước ngồi

Sự phát triển kinh tế kéo theo sự khơng ngừng bổ sung, hồn thiện các quy định pháp luật của các quốc gia cũng như quốc tế. Các nước luôn mong muốn xây dựng một hệ thống pháp luật thống nhất, tiến bộ và ngày càng xích

lại gần nhau hơn. Tuy nhiên, bản chất của pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị được đề lên thành luật do điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội quyết định đã không cho phép các quốc gia dễ dàng làm được điều đó. Sự ảnh hưởng của các tư tưởng đạo đức, văn hóa, phong tục tập quán và đặc biệt là sự phát triển không đồng đều đã tạo nên sự khác biệt trong cách tư duy của các nhà lập pháp của các quốc gia khác nhau. Xung đột pháp luật là hệ quả tất yếu của sự khác nhau về tư duy đó. Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi cũng khơng nằm ngồi ngoại lệ đó. Vậy xung đột pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi được biểu hiện như thế nào và làm sao để giải quyết được những xung đột pháp luật đó?

Xung đột pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi là cách hiểu, cách quy định khác nhau của hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng tham gia điều chỉnh về cùng một vấn đề cụ thể nào đó liên quan đến hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi. Chẳng hạn, về hình thức hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi, luật của Việt Nam bắt buộc phải lập dưới hình thức văn bản nhưng luật của Australia, Malaysia... thì cho phép bằng nhiều hình thức như miệng, văn bản hoặc các hình thức pháp lý tương đương khác do các bên thỏa thuận. Nếu thương nhân Việt Nam giao kết hợp đồng với thương nhân của các nước như Australia, Malaysia... mà không thỏa thuận luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng là luật nào thì sẽ dẫn đến tình trạng hợp đồng sẽ vơ hiệu theo luật pháp của Việt Nam nếu nó được giao kết bằng lời nói. Ở đây, cần nhấn mạnh rằng, sở dĩ có xung đột về nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi là do khi giao kết hợp đồng, các bên tham gia giao kết đã không dự liệu trước luật nào sẽ áp dụng cho hợp đồng. Đấy là cách hữu hiệu để không dẫn đến xung đột pháp luật. Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó, các bên tham gia giao kết hợp đồng không thỏa thuận, không quy định trong hợp đồng sẽ áp dụng luật nào thì khi có tranh chấp xảy

ra, khơng biết dẫn chiếu luật pháp nước nào (nước Bên nhượng quyền hay Bên nhận quyền), xung đột pháp luật có thể xảy ra nếu quốc gia của hai chủ thể ký kết hợp đồng này chưa tham gia điều ước quốc tế nào trực tiếp điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi.

Một phần của tài liệu LỜI CAM ĐOAN (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)