Khi xe đang chuyển động với vận tốc cao, nếu sử dụng phanh đột ngột và giữ chặt sẽ xảy ra hiện tượng bánh xe không quay nhưng xe vẫn chuyển động về phía trước và lực bám của bánh xe với mặt đường nhỏ hơn lực đẩy của xe, chủ yếu là lực quán tính như vậy mà xe sẽ bị trượt khi đang phanh, đó là hiện tượng trượt lết. Mặt khác sự biến dạng theo hướng tiếp tuyến của các lốp dưới tác dụng của các momen phanh cũng làm tăng vận tốc của xe, tạo nên sự trượt lết ở các bánh xe khi đang phanh.
Trường hợp này lực phanh lớn hơn lực bám của bánh xe với mặt đường, tức là:
𝑃𝜑 < 𝑃𝑃 (3.34)
Trong đó:
𝑃𝜑 – Là lực bám giữa bánh xe với mặt đường.
𝑃𝑃 – Là lực phanh bánh xe.
(hoặc là trường hợp phanh bị bó cứng, bánh xe bị trượt rê trên mặt đường) Các trị số: 𝑃𝑝𝑚𝑎𝑥 = 𝛿𝑖𝑚𝑎𝑥𝐺 𝑔𝑗𝑚𝑎𝑥 ≥ 𝑃𝜑 (3.35) 𝛿𝑖𝐺 𝑔𝑗𝑚𝑎𝑥 ≥ 𝑃𝜑 𝛿𝑖1𝑔𝑗𝑚𝑎𝑥 ≥ 𝜑 𝑗𝑚𝑎𝑥 ≥ 𝜑𝑔𝛿 𝑖
Hay là muốn không bị trượt rê khi phanh thì:
𝑗𝑚𝑎𝑥 ≤ 𝜑𝑔𝛿
𝑖 (3.36)
𝜑 - Hệ số bám dọc giữa bánh xe với mặt đường.
𝑔 - Gia tốc trọng trường, 𝑔 ≈ 9,81.
𝛿𝑖 - Hệ số tính đến ảnh hưởng của các khối lượng chuyển động quay,
chọn 𝛿𝑖 = 1,08 (công thức 2.45) tại tỷ số truyền cao nhất để xe chạy
với vận tốc lớn nhất.
Xét trường các hợp ôtô chở đầy tải phanh trên các loại đường như đã đi thực tế, ta có:
Trường hợp ôtô phanh trên loại đường nhựa (tại khu vực xã Mơng Hóa huyện Kỳ Sơn):
Thay trị số vào cơng thức (3.36):
𝑗𝑚𝑎𝑥 ≤ 𝜑𝑔
𝛿𝑖 = 0,7 . 9,81
1,08 = 6,4 m/s2.
Trường hợp ôtô phanh trên loại đường nhựa bê tông (tại khu vực xã Dân Hạ huyện Kỳ Sơn), ta có:
𝑗𝑚𝑎𝑥 ≤ 𝜑𝑔
𝛿𝑖 = 0,8 . 9,81
1,08 = 7,2 m/s2.
Trường hợp ôtô phanh trên loại đường đất khô (tại đường ven đồi tại khu vực xã Hợp Thịnh huyện Kỳ Sơn), ta có:
𝑗𝑚𝑎𝑥 ≤ 𝜑𝑔𝛿
𝑖 = 0,6 . 9,811,08 = 5,4 m/s2.
Với loại đường nhựa bê tơng có độ bám lớn nhất, tức là khi phanh hoặc
phanh gấp để khơng bị trượt rê bánh xe thì gia tốc chậm dần của xe 𝑗𝑚𝑎𝑥 ≤ 7.2
m/s2.
Vậy khi xe chuyển động với tốc độ cao gặp trường hợp nguy hiểm phải phanh gấp mà muốn xe khơng bị trượt rê khi phanh thì gia tốc chậm dần khi phanh
của xe đối với đường nhựa phải nhỏ hơn 6,4 m/s2, đối với đường nhựa bê tông gia
tốc chậm dần khi phanh phải nhỏ hơn 7,2 m/s2 và đường đất khô gia tốc chậm dần
CHƯƠNG IV
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ỔN ĐỊNH, ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO XE VÀ HỆ THỐNG PHANH
Liên quan đến nội dung của đề tài trong mục này là lực cản chuyển động và khả năng ổn định cho xe khi phanh vì vậy chúng tơi chỉ chủ yếu tập trung đề xuất các giải pháp thiết kế chế tạo liên quan đến ô tô, hệ thống phanh và kỹ năng xử lý các tình huống khi lái xe, phanh xe để giảm thiểu lực cản của xe, nâng cao khả năng ổn định và đảm bảo an toàn khi phanh xe. Với ba nội dung cụ thể là: Giải pháp về thiết kế chế tạo, giải pháp về xếp hàng hóa trên xe và giải pháp về kỹ năng lái xe.