Chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp (Trang 77 - 79)

Vì quyền đối với kiểu dáng cơng nghiệp chỉ phát sinh trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên chủ sở hữu đối với kiểu dáng công nghiệp là người được cấp văn bằng bảo hộ hoặc được chuyển nhượng văn bằng hoặc được chuyển giao quyền sử dụng nếu bên nhận chuyển giao được phép tiến hành các thủ tục bảo vệ quyền theo sự cho phép của chủ sở hữu.

Khoản 3, Điều 5, Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với kiểu dáng công nghiệp là người không phải là chủ thể quyền SHCN đối với kiểu dáng công nghiệp hoặc người

được pháp luật cho phép thực hiện hành vi. Chủ thể quyền nêu trên là chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp (chủ sở hữu trong Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp hoặc là Bên được chuyển nhượng trong phần thông tin sửa đổi của các văn bằng bảo hộ trên và trong Quyết định đăng ký hợp đồng chuyển nhượng kiểu dáng công nghiệp) hoặc là người được chuyển giao kiểu dáng công nghiệp (Bên được chuyển quyền trong phần thông tin sửa đổi trong văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và trong Quyết định đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp). Người được pháp luật cho phép thực hiện hành vi là các trường hợp thuộc được quy định tại Khoản 2, Điều 125, Luật SHTT là: (1) sử dụng kiểu dáng công nghiệp nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc mục đích phi thương mại hoặc nhằm mục đích đánh giá, phân tích, nghiên cứu, giảng dạy, thử nghiệm, sản xuất thử hoặc thu thập thông tin để thực hiện thủ tục xin phép sản xuất, nhập khẩu, lưu hành sản phẩm; (2) sử dụng kiểu dáng công nghiệp chỉ nhằm mục đích duy trì hoạt động của các phương tiện vận tải của nước ngoài đang quá cảnh hoặc tạm thời nằm trong lãnh thổ Việt Nam; (3) sử dụng kiểu dáng cơng nghiệp do người có quyền sử dụng trước. Những người thuộc các trường hợp này thì khi sử dụng kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ cũng không bị coi là xâm phạm quyền SHCN đối với kiểu dáng công nghiệp.

Chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Với tổ chức, cơ sở chứng minh sự hình thành là quyết định thành lập đối với cơ quan hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp. Với cá nhân, cá nhân thực hiện hành vi phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)