Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp (Trang 122 - 130)

Cần tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật dân sự, pháp luật chuyên ngành về SHTT để bổ sung các quy định đầy đủ và cụ thể hơn. Pháp điển hóa các quy định, các văn bản này, đơn giản hóa các thủ tục, tạo điều kiện cho các chủ sở hữu tham gia bảo hộ quyền sở hữu của mình đối với tài sản SHTT.

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về tố tụng dân sự.

Bộ luật Tố tụng dân sự là cơng cụ pháp lý quan trọng của Tịa án trong việc giải quyết các vụ việc dân sự nói chung và các vụ việc dân sự về SHTT nói riêng. Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011 với nhiều quy định đã phù hợp và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Tuy nhiên, thời gian giải quyết tại Tòa án vẫn kéo dài và thủ tục phức tạp. Theo quy định hiện nay thì chỉ riêng việc xác định vụ việc tranh chấp quyền SHCN đối với kiểu dáng công nghiệp là quan hệ pháp luật tranh chấp về dân sự hay kinh doanh thương mại, thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án cấp huyện hay Tòa án cấp tỉnh đã mất một thời gian dài chứ chưa nói đến việc giải quyết nội dung. Việc xác định tiêu chí “cùng có mục đích lợi nhuận”, để xác định tranh chấp dân sự hay kinh doanh thương mại đã có những ý kiến khác nhau. Đặc biệt, trong vụ án khi có nhiều quan hệ pháp luật, nhiều yêu cầu tranh chấp đan xen đã gây ra sự khó khăn, lúng túng trong việc xác định Tịa án có thẩm quyền giải quyết chỉ mới ở đầu vào thụ lý vụ án. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự được sửa đổi, bổ sung 2011:

Khoản 4, Điều 25 quy định về tranh chấp dân sự như sau: tranh chấp về quyền SHTT, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 29 của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Khoản 2, Điều 29 quy định về những tranh chấp kinh doanh thương mại như sau: tranh chấp về quyền SHTT, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.[45]

Như vậy, Bộ luật Tố tụng dân sự phân chia ra tranh chấp SHTT thành tranh chấp về dân sự và tranh chấp về kinh doanh thương mại. Khi xác định được tiêu chí cả hai bên hoặc có một bên khơng có mục đích lợi nhuận thì xác định đó là tranh chấp dân sự và thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện; còn khi xác định cả 2 bên cùng có mục đích lợi nhuận thì xác định là tranh chấp kinh doanh thương mại và trong trường hợp này thẩm quyền thuộc Tòa án cấp tỉnh. Tuy nhiên, trong thực tế khi thụ lý vụ án tranh chấp về SHTT lúc đầu chưa thể xác định được cả hai bên cùng có mục đích lợi nhuận hay không? Hoặc sau khi thụ lý các bên thay đổi, bổ sung yêu cầu, dẫn đến việc xác định tranh chấp về dân sự hay kinh doanh thương mại có những ý kiến khác biệt dẫn đến việc thay đổi tranh chấp cũng như thẩm quyền của Tòa án giải quyết. Do đó, thủ tục giải quyết tại Tịa án nhiêu khê, thời gian giải quyết kéo dài. Vì vậy, cần phải rà soát lại các quy định của luật nội dung trong đó đặc biệt là Luật SHTT và Bộ luật Tố tụng dân sự để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về tố tụng dân sự đối với việc giải quyết thuận lợi, nhanh chóng và bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp. Cần nâng cao vai trị của việc giải quyết tranh chấp về quyền SHTT bằng biện pháp dân sự vì quyền SHTT là một chế định pháp luật dân sự, thuộc quan hệ pháp luật dân sự. Do đó, việc áp dụng quá nhiều biện pháp hành chính hoặc hình sự hóa các hành vi xâm phạm quyền SHTT nói chung cũng như đối với kiểu dáng cơng nghiệp nói riêng là chưa hợp lý.

Thứ hai, hoàn thiện pháp luật chuyên ngành về sở hữu trí tuệ.

Để hồn thiện pháp luật về SHTT cần nghiên cứu các Điều ước quốc tế về SHTT mà nước ta là thành viên và sẽ là thành viên để sửa đổi, bổ sung Luật SHTT cho phù hợp. Hoàn thiện các quy định pháp luật về SHTT sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định hành vi xâm phạm quyền SHCN đối

với kiểu dáng cơng nghiệp nói riêng và quyền SHCN nói chung cũng như đối với công tác bảo vệ quyền SHCN.

- Pháp luật sở hữu trí tuệ cần bổ sung quy định về các hành vi gián tiếp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp.

Pháp luật SHTT hiện nay mới chỉ quy định về các hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với kiểu dáng cơng nghiệp mang tính trực tiếp mà chưa quy định hành vi gián tiếp xâm phạm đến quyền SHCN đối với kiểu dáng công nghiệp nói riêng và quyền SHTT nói chung là hành vi vi phạm pháp luật. Thực tế, hiện nay đã và đang tồn tại nhiều hành vi gián tiếp xâm phạm quyền SHTT gây thiệt hại cho chủ sở hữu quyền. Qua nghiên cứu và tham khảo pháp luật của một số nước tiên tiến như pháp luật Pháp, Mỹ, Nhật đều quy định hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền SHTT bao gồm cả hành vi trực tiếp xâm phạm quyền SHTT và hành vi gián tiếp xâm phạm quyền SHTT. Vì vậy, pháp luật Việt Nam cũng nên bổ sung những hành vi gián tiếp xâm phạm quyền SHTT nói chung cũng như xâm phạm quyền SHCN đối với kiểu dáng cơng nghiệp nói riêng là những hành vi xâm phạm quyền SHTT, ví dụ như: hành vi xúi giục người khác xâm phạm quyền SHCN đối với kiểu dáng công nghiệp; hành vi gián tiếp tham gia vào việc trợ giúp cho người khác thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với kiểu dáng cơng nghiệp; bán hàng hóa cho người khác khi biết hoặc có lý do để biết rằng người mua sẽ sử dụng hàng hóa đó vào việc trực tiếp xâm phạm kiểu dáng cơng nghiệp... Việc bổ sung các hành vi gián tiếp xâm phạm quyền SHCN đối với kiểu dáng công nghiệp sẽ góp phần hồn thiện hệ thống pháp luật về SHTT và việc bảo vệ các quyền SHTT tại Việt Nam.

- Pháp luật sở hữu trí tuệ cần bổ sung các quy định về việc phân loại lỗi đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Cần bổ sung các quy định về việc phân hóa trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo mức độ lỗi cũng như theo tính nghiêm trọng trong hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với kiểu dáng công nghiệp. Trong pháp luật Dân sự Việt Nam hiện hành thì việc xác định lỗi cũng chỉ có ý nghĩa trong một số trường hợp nhất định. Trong một số trường hợp, lỗi vô ý là một trong những điều kiện cần để được xem xét giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Mọi trường hợp gây thiệt hại do lỗi cố ý thì ln phải chịu trách nhiệm bồi thường tồn bộ. Nghiên cứu pháp luật một số nước trên thế giới cho thấy việc xem xét phân loại lỗi có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định mức bồi thường thiệt hại. Ví dụ, pháp luật Đức cho phép Tịa án có quyền xem xét để giảm mức bồi thường thiệt hại trong trường hợp vi phạm được xác định là do lỗi vô ý nhẹ. Ở Việt Nam, theo quy định của pháp luật SHTT hiện hành thì việc phân loại lỗi đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại khơng thực sự có nhiều ý nghĩa và không ảnh hưởng đến bất kỳ yếu tố nào trong toàn bộ cơ chế bồi thường thiệt hại. Một hành vi xâm phạm dù là do lỗi cố ý, vơ ý hay khơng có lỗi đều phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại thực tế gây ra. Điều này có lẽ xuất phát từ quan điểm pháp lý của Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại là chủ trương khôi phục các quan hệ dân sự bị phá vỡ chứ khơng nhằm mục đích trừng phạt. Ở góc độ loại trừ trách nhiệm, pháp luật Việt Nam cũng cần bổ sung các quy định loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho những trường hợp rõ ràng cho thấy người có hành vi xâm phạm quyền SHTT khơng có điều kiện để biết hoặc khơng thể biết hành vi của mình là xâm phạm quyền SHTT của người khác. Ví dụ, những người bán lẻ ở vùng sâu, vùng xa khơng có điều kiện để nhận biết hoặc khơng có đủ kiến thức và hiểu biết để phân biệt được hàng thật và hàng xâm phạm quyền SHTT đặc biệt khi chất lượng hàng xâm phạm quyền SHTT được sản xuất, thực hiện một cách hết sức tinh vi và khó phân biệt, nhận biết. Vì vậy, họ khơng biết

rằng mình đang xâm phạm quyền SHTT, thậm chí bản thân họ cũng trở thành nạn nhân của hành vi vi phạm được thực hiện bởi người khác. Trong trường hợp này, pháp luật cũng cần bổ sung quy định người có hành vi xâm phạm quyền SHTT trong những trường hợp như vậy phải có trách nhiệm chứng minh sự vơ lỗi của mình để được miễn trách nhiệm hình sự. Vì vậy, pháp luật SHTT cần bổ sung các quy định về việc phân loại lỗi của hành vi xâm phạm đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

- Pháp luật sở hữu trí tuệ cần bổ sung thêm quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên đưa ra yêu cầu không đúng hoặc lạm dụng các thủ tục thực thi quyền.

Bổ sung thêm quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên đưa ra yêu cầu không đúng hoặc lạm dụng các thủ tục thực thi quyền. Luật SHTT chỉ quy định việc bồi thường thiệt hại (bao gồm cả chi phí thuê luật sư) áp dụng cho nguyên đơn là chủ thể quyền SHTT còn trong trường hợp bị đơn thắng kiện nhưng bị thiệt hại do hành vi khởi kiện của nguyên đơn thì pháp luật SHTT hiện hành chưa có sự ghi nhận một cách rõ ràng. Pháp luật SHTT Việt Nam quá chú tâm vào việc bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền mà đã bỏ qua quyền lợi của bị đơn trong những trường hợp khơng có hành vi xâm phạm nhưng lại bị khiếu kiện là xâm phạm quyền SHTT.

Để đảm bảo như một nguyên tắc về sự cơng bằng, bình đẳng giữa các đương sự trong vụ kiện, đồng thời tránh sự lạm dụng và thiếu trách nhiệm từ phía chủ thể quyền, Điều 48, Hiệp định TRIPS quy định “các cơ quan xét xử

phải có quyền ra lệnh buộc bên đã ra yêu cầu thực hiện các biện pháp chế tài và đã lạm dụng các thủ tục thực thi phải trả cho bên bị áp dụng các biện pháp đó hoặc bị hạn chế một cách sai trái khoản tiền bồi thường tương xứng với thiệt hại do sự lạm dụng đó gây ra và các chi phí trong đó có thể bao gồm cả

chi phí đại diện thích hợp” [58]. Ngồi ra, mục F, Khoản 2, Điều 12, Chương

II, Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ cũng yêu cầu các bên tham gia Hiệp định phải đảm bảo việc bồi thường thỏa đáng “buộc một bên gia vụ kiện,

mà theo yêu cầu của bên đó các biện pháp thực thi đã được áp dụng và bên đó đã lạm dụng những thủ tục thực thi, phải bồi thường thỏa đáng cho bất kỳ bên nào đã bị cưỡng chế hoặc bị ngăn cản một cách sai trái, những thiệt hại mà bên đó đã phải chịu do sự lạm dụng trên gây ra và phải trả các chi phí của bên bị thiệt hại đó, trong đó có thể bao gồm cả chi phí thuê luật sư”. [28]

Để phù hợp với các điều ước quốc tế song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết, tham gia, Luật SHTT hiện hành cần bổ sung quy định “trong trường hợp một bên đã đưa ra yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo vệ

quyền SHCN đối với kiểu dáng công nghiệp không đúng và/hoặc đã lạm dụng các thủ tục bảo vệ quyền làm thiệt hại đến quyền lợi của người khác thì phải trả cho bên bị áp dụng các biện pháp đó hoặc bị hạn chế một cách sai trái sự bồi thường tương xứng với thiệt hại phải trả cho bên bị áp dụng các biện pháp đó hoặc bị hạn chế một cách sai trái sự bồi thường tương xứng với những thiệt hại phải gánh chịu, những thiệt hại phải bao gồm cả chi phí liên quan và chi phí đại diện, phí luật sư ở mức hợp lý”.

- Cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về căn cứ xác định thiệt hại quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ.

Khi yêu cầu các cơ quan chức năng xác định hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với kiểu dáng công nghiệp, các chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp mong muốn các cơ quan chức năng buộc các chủ thể vi phạm phải ngừng hành vi xâm phạm và mong muốn được bồi thường thỏa đáng và kịp thời. Việc Tòa án xem xét giải quyết các yêu cầu đòi bồi thường về các khoản thiệt hại của các bên đương sự tùy thuộc vào yêu cầu của đương sự, nhiệm vụ cung

cấp chứng cứ chứng minh các thiệt hại đó cũng thuộc các đương sự. Trong thực tế việc đương sự cung cấp chứng cứ cho Tòa án nhiều trường hợp rất hạn chế, đương sự không xác định được phải cung cấp chứng cứ gì cho Tịa án, chứng cứ đương sự cung cấp khơng có đủ cơ sở; các số liệu đương sự cung cấp cho Tịa án khơng kèm theo chứng cứ có giá trị để chứng minh, đơi khi chỉ đơn thuần là lời khai; khơng phải trong vụ án nào Tịa án cũng có thể yêu cầu giám định thiệt hại. Hiện nay, do gặp khó khăn trong việc xác định mức phạt, nhiều cơ quan thực thi thường “ước lệ” mức phạt, và cũng do tâm lý luôn cân nhắc đến khả năng thi hành nên mức phạt đưa ra thường thấp so với giá trị hàng hóa vi phạm. Theo Luật SHTT (sửa đổi) đã được Quốc hội thơng qua và có hiệu lực từ năm 2010, mức phạt tiền ít nhất bằng giá trị hàng hóa vi phạm đã phát hiện tối đa là 500 triệu đồng được như quy định phù hợp với pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Điểm c, Khoản 1, Điều 205, Luật SHTT quy định tùy vào mức độ thiệt hại, Tịa án có thể ấn định mức thiệt hại về vật chất nhưng không quá 500 triệu đồng. Đây là quy định mở tạo điều kiện thuận lợi cho Tòa án nhưng để đánh giá, xác định mức độ thiệt hại như thế nào và việc xác định cũng chỉ mang tính tương đối. Để xác định mức bồi thường thiệt hại hợp lý, cần có hướng dẫn dựa trên tính chất của hành vi xâm phạm, hậu quả, mức độ thiệt hại, thời gian và phạm vi xảy ra hành vi xâm phạm để Tịa án áp dụng. Trong trường hợp khơng thể xác định được thiệt hại về vật chất theo các căn cứ quy định tại điểm a, b khoản 1, Điều 205, Luật SHTT thì mức bồi thường thiệt hại do Tịa án ấn định nhưng không quá năm trăm triệu đồng. Bồi thường chi phí khác phải là các chi phí cần thiết, liên quan để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại của việc xâm phạm như: chi phí để xác minh, bảo quản tang vật, chi phí cải chính trên các phương tiện thơng tin đại chúng... Việc xác định thiệt hại của chủ sở hữu các đối tượng quyền SHCN và lợi nhuận thu được từ hành vi xâm phạm quyền SHCN cần được hướng dẫn

cụ thể, rõ ràng hơn thông qua những quy định chi tiết về căn cứ xác định thiệt hại và bổ sung, hồn thiện khung pháp lý để có đủ các chế tài xử lý và xử lý hiệu quả các hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp.

- Cần có hướng dẫn cụ thể hơn về mức bồi thường chi phí hợp lý để thuê luật sư, người đại diện theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.

Khoản 3, Điều 205, Luật SHTT quy định: ngoài các khoản bồi thường khác, “chủ thể quyền SHTT có quyền u cầu Tịa án buộc tổ chức, các nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp (Trang 122 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)