Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động ngăn ngừa, hạn chế và xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp (Trang 130 - 138)

hạn chế và xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp

3.3.2.1. Nâng cao ý thức của doanh nghiệp đối với việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung cũng như quyền sở hữu cơng nghiệp đối với kiểu dáng cơng nghiệp nói riêng

Cũng như các đối tượng quyền SHTT khác, kiểu dáng công nghiệp là một loại tài sản đặc thù, loại tài sản này dễ bị xâm phạm khi hàng hóa được lưu thơng trên thị trường. Chủ sở hữu tài sản SHTT nói chung và kiểu dáng cơng nghiệp nói riêng cần phải xác lập quyền sở hữu của mình một cách hợp pháp để bảo vệ, phát triển và thụ hưởng những lợi ích do tài sản đó mang lại. Quyền SHCN đối với kiểu dáng công nghiệp cũng là một trong những nền tảng để doanh nghiệp tiếp cận và mở rộng thị trường, là phương thức để doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng. Nếu doanh nghiệp không chứng minh được kiểu dáng công nghiệp thuộc sở hữu của mình thì khơng thể yêu cầu các cơ quan chức năng bảo vệ tài sản đó khi bị xâm phạm, thậm chí doanh nghiệp có thể bị mất quyền sở hữu và quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp. Xác lập quyền SHCN đối với kiểu dáng công nghiệp nhằm phát triển uy tín và danh tiếng sản phẩm của doanh nghiệp từ đó người tiêu dùng dễ nhận biết sản phẩm của doanh nghiệp khi mua sắm, ngăn chặn sự thâm nhập thị trường của hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền SHTT. Doanh nghiệp cần chủ động tìm hiều thơng tin để không xâm phạm quyền SHCN đối với kiểu dáng công nghiệp của người khác và chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng thực thi để bảo vệ quyền SHTT. Các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu thơng tin (thơng qua tra cứu tại Cơ quan đăng ký quyền SHTT) và xác lập quyền SHCN đối với kiểu dáng công nghiệp

trước khi sản xuất và đưa sản phẩm ra thị trường nhằm bảo vệ kiểu dáng sản phẩm và tránh bị ảnh hưởng bởi các tranh chấp sau này. Đồng thời doanh nghiệp cũng cần chủ động phối hợp với các cơ quan thực thi để bảo vệ quyền SHCN đối với kiểu dáng cơng nghiệp của mình.

3.3.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp

Hoạt động này góp phần vào việc nâng cao nhận thức của người dân về hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với kiểu dáng công nghiệp và cũng góp phần nâng cao năng lực, nhận thức của các cơ quan, tổ chức và cá nhân thực thi quyền SHTT. Vì vậy, phải nâng cao và tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền, phổ biến về pháp luật SHTT, về hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với kiểu dáng công nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng. Để nâng cao hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến về hành vi xâm phạm quyền SHCN có thể thực hiện các biện pháp như: đưa các môn học về SHTT vào các trường đại học và tăng cường hơn nữa thời lượng giảng dạy, chú trọng phần nội dung về xâm phạm quyền SHCN nói chung và xâm phạm kiểu dáng cơng nghiệp nói riêng đối với các trường đã đưa môn SHTT vào giảng dạy; phát hành các cẩm nang, tài liệu về SHCN và hành vi xâm phạm quyền SHCN;... Thực hiện việc cơng bố các bản án, quyết định của Tịa án. Việc công bố này sẽ làm tăng cường tính minh bạch và giúp Tịa án các cấp áp dụng thống nhất pháp luật trong công tác xét xử, nâng cao chất lượng của việc ra bản án; giúp cho Thẩm phán học được kỹ năng viết bản án, kinh nghiệm khai thác và đánh giá chứng cứ; giúp cho người dân thấy được kết quả giải quyết vụ án của Tịa án từ đó có thể tự mình giải quyết các vụ án tương tự mà không cần phải khởi kiện ra Tịa án. Do vậy, việc cơng bố các bản án, quyết định của Tòa án sẽ hỗ trợ công tác đào tạo, giáo dục, phổ biến

công tác tuyên truyền, giáo dục về pháp luật SHTT cũng cần tiến hành các hội thảo, tập huấn về pháp luật SHTT cho đội ngũ cán bộ làm công tác thực thi pháp luật SHTT.

Tăng cường công tác thông tin đại chúng để tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật và thông tin về SHTT. Chỉ khi chúng ta có nhận thức đúng đắn về vai trò của SHTT và pháp luật về SHTT, chúng ta mới có được pháp luật SHTT tốt và việc thực thi quyền SHTT mới được hiệu quả. Tổ chức SHTT thế giới đã khẳng định vấn đề nâng cao nhận thức của cộng đồng là mấu chốt để nâng cao chất lượng của pháp luật SHTT và hiệu quả thực thi trong chiến lược hành động của mình.

3.3.2.3. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm cơng tác về sở hữu trí tuệ

Cũng như bất cứ hoạt động nào trong cơng tác bảo vệ quyền SHTT thì yếu tố con người có vai trị quan trọng và có ý nghĩa quyết định. Pháp luật về SHTT là lĩnh vực pháp luật còn tương đối mới và cũng hết sức phức tạp. Do đó, các cán bộ làm cơng tác SHTT gặp khơng ít khó khăn trong việc xác định hành vi xâm phạm cũng như giải quyết các tranh chấp về SHTT nói chung cũng như kiểu dáng cơng nghiệp nói riêng.

Hiện nay, đội ngũ cán bộ làm công tác về SHTT đặc biệt là các Thẩm phán về lĩnh vực này cịn ít và cịn thiếu kiến thức chun sâu về SHTT. Trên thực tế, số cán bộ được đào tạo về SHTT q ít ỏi. Vì vậy, để nâng cao chất lượng đội ngũ này: cần tăng cường đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo, bồi dưỡng với rèn luyện, thử thách họ trong thực tiễn công tác và cuộc sống; cần có những hình thức bồi dưỡng, tập huấn ngắn ngày để bổ túc kiến thức nghiệp vụ; bồi dưỡng theo chuyên đề kết hợp với hội thảo tổng kết công tác thực tiễn. Việc nâng cao

năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác về SHTT đặc biệt là các Thẩm phán là công việc quan trọng do vậy phải được thực hiện trong thời gian dài nhưng phải thường xuyên và liên tục. Cần xây dựng các phiên tòa mẫu về việc xét xử các vi phạm quyền SHTT gồm cả lĩnh vực hành chính, hình sự và dân sự, tổ chức tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm trong tiến hành phiên tòa, trong tổ chức hòa giải để nâng cao kỹ năng, năng lực thực hành cho Thẩm phán, Hội thẩm; cần tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm trong giải quyết tranh chấp quyền SHTT.

3.3.2.4. Nâng cao vai trò của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ và nghiên cứu xây dựng tòa án sở hữu trí tuệ chuyên xử lý các vụ vi phạm về sở hữu trí tuệ

Vai trò của Tòa án trong việc xét xử các tranh chấp về SHTT hiện nay còn khá mờ nhạt. Hiện nay, các vụ tranh chấp về quyền SHCN nói chung và kiểu dáng công nghiệp nói riêng được giải quyết tại Tòa án nhân dân rất ít, hầu như khơng đáng kể. Thực trạng này do một số nguyên nhân như: thủ tục tố tụng dân sự được tiến hành theo thủ tục chung là khá phức tạp; thời gian giải quyết kéo dài; năng lực của các Thẩm phán cịn hạn chế.... Vì vậy, để nâng cao hơn nữa hiệu quả giải quyết các tranh chấp quyền SHTT tại Tịa án nhân dân cần rà sốt các quy định pháp luật về tố tụng dân sự để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, đồng thời cần nâng cao hơn nữa năng lực xét xử của các thẩm phán; cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa Tòa án, Viện Kiểm sát với các cơ quan chức năng về SHTT.

Việc thành lập Tịa án về SHTT sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp về SHTT nói chung và về kiểu dáng cơng nghiệp nói riêng. Một số nước như Pháp, Mỹ, Đức, Thái Lan, Singapore, Malaysia đã thành lập Tòa án SHTT riêng. Một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh,

Xứ Uên chỉ có Tịa SHTT giải quyết các vụ án dân sự về SHTT mà khơng có Tịa chun trách giải quyết các vụ án hình sự về SHTT, các vụ án hình sự về SHTT được giải quyết theo thủ tục thông thường. Kinh nghiệm từ các nước này cho thấy việc thành lập Tòa SHTT góp phần cho việc giải quyết các tranh chấp SHTT hiệu quả hơn. Tìm hiểu kinh nghiệm Tịa án SHTT của Thái Lan cho thấy, việc thành lập Tòa án SHTT đã chứng tỏ sự hiệu quả đối với sự phát triển thương mại và quốc tế. Ông Vichai Ariyamuntaka (Thẩm phán Tòa án Trung ương về SHTT và thương mại quốc tế trung ương, Bangkok, Thái Lan) đã nói về tầm quan trọng của việc thành lập Tòa án Trung ương về SHTT và thương mại quốc tế (viết tắt là Tòa IP&IT) như sau:

Đây là thời kỳ để suy nghĩ lại, lập lại kế hoạch và cấu trúc lại cơ sở hạ tầng pháp lý của chúng ta để tạo nên một môi trường pháp luật thân thiện hơn cho thương mại và đầu tư quốc tế. Một mơi trường pháp lý mà tại đó các quyền pháp lý, cơng dân và người nước ngồi phải được bảo vệ và thi hành theo luật pháp và bởi hệ thống tư pháp của chúng ta. Môi trường pháp lý sẽ mang lại cho chúng ta danh tiếng trong thương mại và đầu tư quốc tế và phục hồi toàn bộ nền kinh tế của chúng ta. Tại Thái Lan, trong lĩnh vực thi hành cơng lý, việc thành lập Tịa IP&IT là một yếu tố duy nhất quan trọng nhằm đạt được mục tiêu này.[53]

Vì vậy, cần khẩn trương nghiên cứu các mơ hình về Tịa SHTT theo kinh nghiệm của một số nước; cần có sự đào tạo về nguồn nhân lực và chuẩn bị cơ sở lý luận cho việc thành lập Tòa chuyên trách về SHTT, trước mắt là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó sẽ nghiên cứu, rút kinh nghiệm để xây dựng hệ thống Tòa SHTT.

3.3.2.5. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng về sở hữu trí tuệ

Hiện nay, có tới 6 cơ quan thực thi về SHTT và lại thiếu một đầu mối thống nhất giữa các cơ quan này, vì vậy mà đã dẫn đến sự thiếu thống nhất giữa các cơ quan chức năng trong lĩnh vực SHTT. Trong thực tế, có nhiều trường hợp một vụ việc về SHTT phải qua nhiều cấp xét xử bởi vì sau khi có phán quyết của Tịa án cấp phúc thẩm đối với vụ việc rồi các bên đương sự vẫn viện dẫn các loại ý kiến được tham khảo để ra phán quyết để tiếp tục khiếu nại, yêu cầu xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đã gây ra khiếu kiện kéo dài, ảnh hưởng đến xã hội. Cần làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, trách nhiệm của cơ quan “đầu mối” hay cơ quan chịu trách nhiệm chính trong các vụ việc liên quan đến nhiều cơ quan; các nguyên tắc, thủ tục trong trường hợp chuyển giao hồ sơ giữa các cấp và các cơ quan. Do đó, cần phải cải cách bộ máy hành chính và phân công lại chức năng, quyền hạn của từng cơ quan theo hướng bố trí một cơ quan làm đầu mối tiếp nhận, thụ lý các đơn yêu cầu xử lý, từ đó đề xuất các biện pháp xử lý. Cần tăng cường công tác thanh tra và tăng cường sự phối hợp của các cơ quan chức năng để xử lý kịp thời hành vi xâm phạm.

KẾT LUẬN

Sở hữu trí tuệ là lĩnh vực cịn mới ở Việt Nam. Từ khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ đã được ban hành, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các cam kết song phương và đa phương mà Việt Nam tham gia. Thực tế hiện nay, các hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ nói chung cũng như các hành vi xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp đối với kiểu dáng cơng nghiệp nói riêng rất đa dạng, phức tạp với mức độ nghiêm trọng ngày càng gia tăng. Các hành vi xâm phạm cùng ngày càng tinh vi, do đó, việc xác định hành vi xâm phạm cũng hết sức khó khăn. Để cơng tác thực thi sở hữu trí tuệ có hiệu quả và việc xử lý các hành vi xâm phạm nhanh, chính xác, hiệu quả thì việc xác định hành vi xâm phạm có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Nghiên cứu đề tài xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp, tác giả đã tiếp cận vấn đề thơng qua phân tích một số vấn đề lý luận chung về kiểu dáng công nghiệp, hành vi xâm phạm cũng như căn cứ để xác định một hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp. Luận văn cũng đã nêu ra các quy định của pháp luật Việt Nam về kiểu dáng công nghiệp qua các thời kỳ và Luận văn cũng đã so sánh một số quy định của pháp luật các nước và các điều ước quốc tế về hành vi xâm phạm đối với kiểu dáng công nghiệp. Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận, tác giả đã đưa ra thực trạng xâm phạm, thực trạng xác định và thực trạng xử lý đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam hiện nay, luận văn đã cố gắng đề xuất một số giải pháp tham khảo nhằm hạn chế tình trạng xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp và nâng cao hiệu quả của công tác xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp.

Với sự cố gắng của bản thân, tác giả may mắn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của người hướng dẫn nghiên cứu khoa học, Tiến sĩ Nguyễn Thị Quế Anh, một trong những chuyên gia hàng đầu nghiên cứu về sở hữu trí tuệ tại Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội. Luận văn đã đưa ra một cái nhìn tổng thể về pháp luật điều chỉnh cũng như thực trạng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp và thực trạng xác định và xử lý đối với hành vi xâm phạm này. Tuy nhiên, do kiến thức cịn hạn chế, luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để luận văn được hồn thiện hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp (Trang 130 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)