Hành vi sử dụng kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp (Trang 55 - 59)

hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu.

Đây là hành vi sử dụng kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ, sử dụng dấu hiệu giống hệt với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ, có thể cho cùng loại hàng hóa hoặc khác loại hàng hóa. Trong trường hợp này bản thân sản phẩm mang kiểu dáng cơng nghiệp vi phạm có thể trùng lặp hoặc cùng loại với sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ; kiểu dáng công nghiệp bị xâm phạm được coi là bản sao của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ. Hàng hóa trong trường hợp này là hàng hóa giả mạo kiểu dáng công nghiệp, điểm 2.3, mục 2, khoản 2, phần III Thông tư liên tịch số 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT ngày 27-4-2000 của Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Bộ Cơng an, Bộ Khoa học, Công nghệ và môi trường về hướng dẫn Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27-10-1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh sản xuất và buôn bán hàng giả quy định về hàng hóa giả mạo kiểu dáng cơng nghiệp là“Hàng hóa, bộ phận của hàng hóa

có hình dáng bên ngồi trùng với kiểu dáng cơng nghiệp đang được bảo hộ mà không được phép của chủ kiểu dáng công nghiệp” [1]. Trường hợp xâm phạm này hàng hóa xâm phạm có khả năng gây nhầm lẫn cao nên khách hàng

khó nhận biết, phân biệt. Có thể nói rằng đây là hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp ở mức độ nghiêm trọng nhất. Trường hợp này có thể chia làm 2 dạng xâm phạm: (1) kiểu dáng công nghiệp xâm phạm trùng lặp với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ và bản thân sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp xâm phạm cũng trùng lặp với sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ; (2) kiểu dáng công nghiệp vi phạm giống hệt với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ, tuy nhiên, sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp không trùng lặp với sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ mà chỉ là cùng loại sản phẩm.

Ví dụ 1, hành vi xâm phạm kiểu dáng “Bao gói băng vệ sinh” của Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Hàn:

Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Ý đã được Cục SHTT cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa số 68590 bảo hộ nhãn hiệu “Việt – Ý” và bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp số 288 ngày 17-5-2005 bảo hộ kiểu dáng “Bao gói băng vệ sinh”. Tuy nhiên, Cơng ty trách nhiệm hữu hạn Việt Hàn đã có hành vi sản xuất băng vệ sinh có kiểu dáng cơng nghiệp giống với kiểu dáng cơng nghiệp “bao gói băng vệ sinh” đang bảo hộ cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Ý. Về mặt dấu hiệu xâm phạm, công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Hàn đã sản xuất sản phẩm “bao gói băng vệ sinh” có cách trình bày, sắp xếp hình ba bơng hoa hồng, hình cơ gái giống như sản phẩm “băng gói vệ sinh” của Cơng ty trách nhiệm hữu hạn Việt Ý. Trường hợp xâm phạm này rất dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, bởi vì nếu chỉ quan sát qua thì thấy hai sản phẩm của hai cơng ty này có kiểu dáng giống hệt nhau và nhãn hiệu cũng tương tự nhau tới mức gây nhầm lẫn.

Ví dụ 2, hành vi của Công ty liên doanh Nhã Quán xâm phạm kiểu dáng áo quan (Bình Dương, 2008)

Nhã Quán là công ty liên doanh được thành lập theo hợp đồng liên doanh giữa Công ty trách nhiệm hữu hạn Trường Sanh và đối tác nước ngoài. Công ty Nhã Quán không đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đối với kiểu dáng áo quan nhưng Công ty này vẫn sản xuất các mẫu áo quan, tiêu thụ rộng rãi ở thị trường trong và ngoài nước. Tháng 8-2007, Công ty Ý Thiên (đã được Công ty Trường Sanh chuyển nhượng kiểu dáng áo quan năm 2007) đã gửi thông báo yêu cầu Công ty Nhã Quán không được sản xuất, kinh doanh 33 kiểu áo quan mà Công ty Ý Thiên đã nhận chuyển nhượng từ Công ty Trường Sanh. Tuy nhiên, tháng 6-2008, Công ty Nhã Quán đã khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương cơng nhận quyền sở hữu kiểu dáng áo quan của mình, buộc Cơng ty Ý Thiên chấm dứt hành vi xâm phạm. Ngược

hữu các kiểu dáng áo quan thuộc về Công ty Trường Sanh và cả việc Công ty Trường Sanh chuyển nhượng hợp pháp cho Công ty Ý Thiên. Với tư cách là chủ sở hữu mới, Ý Thiên từng yêu cầu Nhã Quán không sản xuất các kiểu dáng áo quan này để bán ra thị trường nhưng Nhã Quán không thực hiện nên đã nhiều lần bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính. Kết quả xét xử sơ thẩm và phúc thẩm đã bác đơn khởi kiện của Công ty Nhã Quán và buộc bồi thường 440 triệu đồng cho Cơng ty Ư Thiên do khởi kiện khơng có căn cứ, xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi của Công ty Ý Thiên. Như vậy, Công ty Ý Thiên là chủ sở hữu các kiểu dáng áo quan thông qua hợp đồng chuyển nhượng hợp pháp với Công ty Trường Sanh, khi Công ty Ý Thiên yêu cầu Công ty Nhã Quán ngưng sản xuất các kiểu dáng mà Ý Thiên sở hữu, Nhã Quán không thực hiện mà vẫn tiếp tục sản xuất hàng loạt, bị cơ quan quản lý thị trường nhiều lần xử phạt, thu giữ hàng hóa. Như vậy, trường hợp này, Công ty Nhã Quán đã sử dụng kiểu dáng “áo quan” được bảo hộ cho Công ty Ý Thiên và đây là hành vi xâm phạm chính kiểu dáng cơng nghiệp đang được bảo hộ của chủ sở hữu.

Ví dụ 3, hành vi của Công ty trách nhiệm hữu hạn Lý Hồng King xâm phạm kiểu dáng xe máy (Quảng Nam, 2005).

Công ty HONDA GIKEN KOGYO KABUSHIKI KAISHA đã được Cục SHTT (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Bằng bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp số 7388 bảo hộ kiểu dáng xe máy. Xem xét kiểu dáng xe máy do Công ty trách nhiệm hữu hạn Lý Hồng King sản xuất, lắp ráp thấy rằng:

Xe máy mang nhãn hiệu “POWER 125” có kiểu dáng khơng khác biệt cơ bản với kiểu dáng của các chi tiết tương ứng của xe máy đang được bảo hộ theo Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp số 7388 của Công ty HONDA GIKEN KOGYO KABUSHIKI KAISHA. Việc sử dụng kiểu dáng xe máy

nêu trên, được thực hiện từ ngày cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp số 7388 mà khơng được phép của Chủ văn bằng và khơng có quyền của người sử dụng trước đối với kiểu dáng công nghiệp là hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với kiểu dáng công nghiệp. Xe máy mang nhãn hiệu “POWER 125” (không bao gồm đầu xe) có kiểu dáng khơng biệt cơ bản với kiểu dáng của các chi tiết tương ứng của xe máy đang được bảo hộ theo Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp số 7388 của Công ty HONDA GIKEN KOGYO KABUSHIKI KAISHA. Ngày 12/5/2005, Chánh Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Nam đã có Quyết định số 27/QĐ-TTr xử phạt cảnh cáo đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn Lý Hồng King và đình chỉ việc sản xuất và lắp ráp xe máy mang nhãn hiệu “POWER 125” có kiểu dáng xâm phạm quyền SHCN của Công ty HONDA GIKEN KOGYO KABUSHIKI KAISHA. Như vậy, Công ty trách nhiệm hữu hạn Lý Hồng King đã có hành vi sản xuất, lắp ráp kiểu dáng xe máy mang nhãn hiệu “POWER 125” có kiểu dáng giống với kiểu dáng xe máy của Công ty HONDA GIKEN KOGYO KABUSHIKI KAISHA và đây chính là trường hợp xâm phạm sử dụng chính kiểu dáng xe máy đang được bảo hộ của chủ sở hữu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)