Đối tượng bị xâm phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp (Trang 72 - 74)

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 5, Nghị định 105/2006/NĐ-CP thì đối tượng bị xâm phạm là kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ (kiểu dáng công nghiệp do chủ sở hữu đăng ký hoặc được chuyển giao quyền) . Khoản 1 và Khoản 2, Điều 5, Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định “việc xác định đối

tượng bảo hộ được thực hiện bằng cách xem xét các tài liệu, chứng cứ chứng minh căn cứ phát sinh, xác lập quyền theo quy định tại Điều 6 của Luật SHTT. Đối với các loại quyền SHTT đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, đối tượng được bảo hộ được xác định theo giấy chứng nhận đăng ký,

văn bằng bảo hộ và các tài liệu kèm theo giấy chứng nhận đăng ký, văn bằng bảo hộ đó” [5]. Theo quy định này thì kiểu dáng cơng nghiệp được bảo hộ

được xác định theo Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp. Hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với kiểu dáng cơng nghiệp có thể xâm phạm một phần hoặc tồn bộ các quyền đối với kiểu dáng công nghiệp được xác định trên một phần hoặc tồn bộ Bằng độc quyền kiểu dáng cơng nghiệp. Ví dụ, trường hợp xâm phạm kiểu dáng “Bao gói băng vệ sinh” của Cơng ty trách nhiệm hữu hạn Việt Ý ví dụ 1, phần 2.1.1 đối tượng bị xâm phạm trong trường hợp này là kiểu dáng cơng nghiệp “bao gói băng vệ sinh” được bảo hộ theo bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp số 288 cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Ý. Trường hợp xâm phạm kiểu dáng xe máy Honda của Công ty trách nhiệm hữu hạn Lý Hồng King tại ví dụ 2, phần 2.1.1, đối tượng bị xâm phạm trong trường hợp này là kiểu dáng xe máy được bảo hộ theo Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp số 7388 cho Công ty HONDA GIKEN KOGYO KABUSHIKI KAISHA. Trường hợp xâm phạm kiểu dáng “bao gói kẹo” của Cơng ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà đã phân tích tại ví dụ 4, phần 2.1.2, đối tượng bị xâm phạm trong trường hợp này là kiểu dáng “bao gói kẹo” được bảo hộ theo Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp số 7680 cho Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà.

Như vậy, các quy định về đối tượng bị xâm phạm và đối tượng bảo hộ quy định trong pháp luật SHTT Việt Nam phù hợp với các quy định pháp luật quốc tế và tương đối dễ xác định, bước đầu đã tạo cơ sở thuận lợi cho việc xác định hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với kiểu dáng cơng nghiệp được nhanh chóng, chính xác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)