II. Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về đặt cọc
2. Đối tượng của đặt cọc
Trong quan hệ đặt cọc, hành vi của các bên chủ thể sẽ tác động vào một tài sản cụ thể nào đó. Những tài sản này chính là đối tượng của biện pháp đặt cọc. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 358 Bộ luật dân sự năm 2015 thì đối tượng của đặt cọc là “một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác”, tức là những vật có giá trị hoặc các vật thơng thường khác mà một bên giao trực tiếp cho bên kia. Có thể nhận thấy tài sản đặt cọc chỉ giới hạn trong phạm vi hẹp gồm: tiền, kim khí q, đá q hoặc các tài sản có giá trị khác mà khơng bao gồm các quyền tài sản, bất động sản như trong các biện pháp bảo đảm khác. Và các tài sản là đối tượng của biện pháp đặt cọc phải thuộc sở hữu của bên đặt cọc hoặc có thể thuộc sở hữu của người khác nhưng phải được chủ sở hữu đồng ý. Các tài sản này cũng phải là những tài sản được lưu thơng dân sự và tính được giá trị. Các vật cấm lưu thông dân sự hoặc hạn chế lưu thơng thì khơng thể là đối tượng của đặt cọc.
Theo Điều 4 về tiền được đặt để đảm bảo của Thông tư liên tịch số 17/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC Hướng dẫn về đặt tiền để bảo đảm theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự thì:
“1. Tiền được đặt để bảo đảm là tiền mặt Việt Nam đồng, bao gồm:
a) Tiền thuộc sở hữu hợp pháp của bị can, bị cáo;
b) Tiền thuộc sở hữu hợp pháp của người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần.
2. Không được đặt tiền thuộc một trong các trường hợp sau đây để bảo đảm:
a) Tiền đang có tranh chấp;
b) Tiền đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật;
c) Tiền có nguồn gốc bất hợp pháp”
Tiền là đối tượng của đặt cọc phải là Việt Nam đồng, không thể là ngoại tệ (theo quy định tại Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối 2005). Theo đó, các hợp đồng nói chung cũng như hợp đồng đặt cọc nói riêng có đối tượng là ngoại tệ đều bị vô hiệu nhưng thực tiễn xét xử lại khơng ít các bản án của Tịa án lại tun bố hợp đồng không vô hiệu.
Tài sản đặt cọc là kim khí q, đá q hoặc các vật có giá trị khác. Kim khí quý, đá quý được quy định cụ thể tại Khoản 1 và Điều 3 Thông tư số 17/2014/TT-NHNN Quy định về phân loại, đóng gói, giao nhận kim khí q, đá quý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:
“1.Kim khí quý được hiểu bao gồm vàng, bạc, bạch kim và các kim loại quý khác;
2. Đá quý bao gồm kim cương (hạt xoàn), ruby (hồng ngọc), emorot (lục bảo ngọc), saphia (bích ngọc), ngọc trai (trân châu) và các loại đá quý khác.”
Theo đó, kim khí q, đá q bao gồm các loại: Vàng, bạc, bạch kim, kim cương, ruby, emorot, saphia, ngọc trai, các kim khí quý, đá quý khác theo quy định của pháp luật.
Kim khí quý, đá quý phải được phân loại, sắp xếp, đóng gói, niêm phong theo trật tự danh mục để thuận tiện khi bảo quản, xuất nhập, kiểm tra, kiểm kê. Việc phân loại, kiểm định, đóng gói, giao nhận được thực hiện lần lượt đối với từng khách hàng, đơn vị, theo từng loại, từng phân loại; kiểm nhận, đóng gói xong phân loại, loại này mới được nhận sang phân loại, loại khác; giao nhận xong hiện vật của khách hàng, đơn vị này mới giao nhận đến hiện vật của khách hàng, đơn vị khác để tránh nhầm lẫn.
Các loại kim khí quý, đá quý (trừ vàng miếng quy định tại Khoản 3, Điều 7, Chương II của Thơng tư) phải được đóng gói trong túi nilon và ghim (hoặc khâu, dán) miệng túi, ngồi túi phải gói bằng hai lớp giấy dày, bền chắc.
Riêng đối với các loại đá quý, đồ trang sức và đồ mỹ nghệ phải được lót bơng, vải hoặc giấy mềm và đựng trong hộp cứng để đề phòng sây sát, hư hỏng. Đồ trang sức và đồ mỹ nghệ phải được đóng gói từng chiếc hoặc từng bộ. Nếu giống nhau về chất lượng và khối lượng thì đóng gói 10 chiếc thành 1 bộ, 10 bộ thành 1 gói.
Trong gói hoặc hộp phải có phiếu kiểm định, bảng kê, ngồi gói hoặc hộp phải niêm phong; trên niêm phong ghi rõ: Loại, phân loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, họ tên và chữ ký của tổ trưởng tổ giao nhận, thủ kho tiền, ngày, tháng, năm đóng gói, niêm phong.
Khác với các biện pháp bảo đảm khác như cầm cố, thế chấp, nhà làm luật quy định cụ thể đối tượng của đặt cọc chỉ là tiền, kim khí q, đá q và những vật có giá trị khác chứ không thể là các quyền tài sản. Điều này không phải được quy định ngẫu nhiên mà được các nhà làm luật lý giải như sau: Trước hết, xuất phát từ nguồn gốc của thuật ngữ “đặt cọc”, việc người dân hay xâu tiền thành từng cọc với nhau khi đem ra để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đã dẫn đến quan niệm: đối tượng của đặt cọc chủ yếu là tiền, và các vật khác trị giá được bằng tiền. Hơn nữa, việc xem một số quyền tài sản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở...đem ra bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết tài sản đặt cọc khi một bên vi phạm nghĩa vụ. Theo như quy định của pháp luật dân sự hiện hành, trường hợp bên đặt cọc vi phạm nghĩa vụ thì bên nhận đặt cọc được phép giữ lại tài sản đã được đem ra đặt cọc. Sẽ không có nghĩa lý gì khi tài sản mà mình được chiếm hữu lại thuộc quyền sở hữu của bên kia, và bên vi phạm nhất quyết không chịu ký giấy chuyển quyền sở hữu, sử dụng... .
Như vậy, quan điểm nên đưa quyền tài sản trở thành đối tượng của đặt cọc chưa thực sự thỏa đáng khi chưa tìm ra được biện pháp cụ thể để giải quyết tình trạng trên.