Thứ nhất, góp phần làm cho chủ thể trong hợp đồng dân sự có ý thức nghiêm
túc hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình. Đặt cọc là một biện pháp bảo
đảm, đối tượng của các biện pháp bảo đảm thông thường là tài sản, là những giá trị vật chất có ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của các bên tham gia quan hệ bảo đảm. Khi đã mang tài sản của mình ra để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự trong một hợp đồng thì các chủ thể cũng tự ý thức hơn về trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng chính vì họ đang đứng trước nguy cơ bị xử lý tài sản bảo đảm, bị chịu những bất lợi nhất định nếu không thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết.
Thứ hai, là một trong những yếu tố góp phần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho
các chủ thể được tham gia vào một hợp đồng dân sự nào đó. Thơng thường, các bên trong một hợp đồng dân sự sẽ thỏa thuận về việc giao kết hợp đồng trước, sau đó mới tiếp tục thỏa thuận về việc áp dụng một biện pháp bảo đảm nào đó để đảm bảo, dự phịng cho việc hợp đồng chính đó sẽ được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm cho quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, trong một số loại hợp đồng, đối với một số chủ thể thì họ lại nhờ vào khả năng có thể áp dụng được biện pháp bảo đảm để có cơ hội ký kết hợp đồng. Đó là việc một người muốn vay tiền của ngân hàng thì điều kiện quan trọng để họ có thể được ký kết hợp đồng vay là họ phải có tài sản thế chấp (nếu họ khơng thuộc đối tượng được ưu tiên cho vay). Tương tự một người muốn th tài sản, nhưng họ khơng có tài sản đặt cọc cho bên cho th thì hợp đồng th tài sản có thể khơng được xác lập. Như vậy, biện pháp bảo đảm cịn có thể là tiền đề cho sự xuất hiện hợp đồng dân sự.
Thứ ba, giúp các giao lưu dân sự sơi động, phong phú hơn, góp phần thúc đẩy
sự phát triển của kinh tế. Sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường là một tác động tích cực đối với các giao dịch dân sự. Tuy nhiên, những mặt trái của nền kinh tế thị trường, những rủi ro khó dự báo trước của các giao dịch cũng là một trong những yếu tố khiến các chủ thể trong quan hệ dân sự e ngại khi tham gia các quan hệ này. Nhiều người chọn cách lưu giữ tiền một cách cố định (mua vàng, kim khí quý để cất giữ) khơng dám đầu tư. Nếu có thì chỉ bằng hình thức gửi tiết kiệm nhằm lấy một chút lãi nhưng tương đối an tồn. Vì thế, gần như có một lượng tiền khơng nhỏ gần như bị đóng băng, khơng được lưu thơng đã ảnh hưởng ít nhiều đến thị trường tiền tệ trong nước; đồng thời làm hạn chế hình thành các giao dịch dân sự. Sự xuất hiện của các biện pháp bảo đảm như là tấm lá chắn để phòng ngừa những rủi ro mà các chủ thể đang tìm kiếm. Khi áp dụng biện pháp bảo đảm chủ thể có đủ lịng tin quyền lợi của họ sẽ được bảo đảm, do vậy họ có thể mạnh dạn tham gia các quan hệ dân sự, chủ động tìm kiếm đối tác; nhờ đó các giao dịch dân sự có điều kiện nảy sinh và phát triển.
Thứ tư, là công cụ pháp lý hiệu quả để bảo vệ quyền lợi của các chủ thể khi
nghĩa vụ trong hợp đồng chính bị vi phạm. Đối với đặt cọc, khi bên đặt cọc không thực hiện đúng nghĩa vụ giao kết hoặc thực hiện hợp đồng thì bị mất tài sản đặt cọc. Khi bên nhận đặt cọc vi phạm nghĩa vụ giao kết hoặc thực hiện hợp đồng thì khơng những phải trả lại tài sản đặt cọc mà cịn phải chịu phạt, đó là mất một khoản tiền tương đương với giá trị tài sản đặt cọc. Như vậy, sự hiện diện của biện pháp bảo đảm là nhằm mục đích khấu trừ cho phần nghĩa vụ bị vi phạm, đồng thời cịn có tính chất dự phạt đối với chủ thể vi phạm. Do vậy, các biện pháp bảo đảm còn mang ý nghĩa là một cơng cụ pháp lý dự phịng hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi của cả hai bên trong giao dịch bảo đảm.
Tóm lại, biện pháp đặt cọc có ý nghĩa quan trọng, khơng chỉ tạo điều kiện cho các chủ thể trong việc xác lập một hợp đồng, không chỉ giúp hợp đồng dân sự được thực hiện đúng mà cịn có ý nghĩa quan trọng trong việc bù đắp tổn thất, khắc phục thiệt hại, cảnh báo các chủ thể phải có trách nhiệm đối với nghĩa vụ đã cam kết của mình nếu khơng muốn phải gánh chịu những bất lợi nhất định về vật chất do hành vi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng của họ.