III. Thực tiễn thực hiện và phương hướng hoàn thiện pháp luật về đặt cọc
44. Phạm Văn Tuyế t Lê Kim Giang (Đồng chủ biên), 2015, Hoàn thiện chế định bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, NXB Dân Trí, tr306.
Hai là, về thời điểm có hiệu lực của đặt cọc: BLDS hiện hành cũng như Nghị
định 163/2006/NĐ-CP chưa xác định rõ về thời điểm có hiệu lực của đặt cọc. BLDS cần sửa đổi theo hướng pháp điển hóa, bổ sung những quy định về thời điểm có hiệu lực của đặt cọc. Nên cần phải có quy định riêng để xác định thời điểm cso hiệu lực của giao dịch đặt cọc.
Ba là, về hình thức đặt cọc: Hiện tại, quy định về hình thức của đặt cọc được
quy định cùng với nội dung của việc đặt cọc nhưng lại không hợp lý và không phản ánh đúng vai trị quan trọng của hình thức trong giao dịch này. Cần quy định riêng một điều luật về hình thức của đặt cọc theo hướng: giao dịch đặt cọc phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có quy định việc đặt cọc phải công chứng, chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép tại cơ quan có thẩm quyền thì các bên phải tn thủ hình thức đó. Bên cạnh đó, pháp luật cũng cần quy định về vấn đề hiệu lực của giao dịch đặt cọc khi không tuân thủ quy định về hình thức. Điều 358 BLDS quy định đặt cọc phải được lập thành văn bản.
Bốn là, về tài sản đặt cọc: Cần phải đa dạng hóa các loại tài sản đặt cọc, trừ những tài sản pháp luật cấm đem giao dịch. Theo BLDS 2005 cũng như trong quy định của BLDS 2015, tài sản đặt cọc bị giới hạn chỉ bao gồm: tiền và các vật có giá trị; các chủ thể không được dùng những tài sản tồn tại ở dạng quyền tài sản như quyền địi nợ, quyền sở hữu cơng nghiệp để đặt cọc, trong khi đó, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh cịn có thể có đối tượng bảo đảm là các quyền tài sản, giấy tờ trị giá được bằng tiền. Như vậy, so với các biện pháp khác thì tài sản đặt cọc cịn bị giới hạn. Thiết nghĩ pháp luật cần mở rộng hơn nữa đối tượng của đặt cọc bao gồm cả tiền và các tài sản khác có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự nhằm tạo ra sự bình đẳng giữa các biện pháp bảo đảm, bảo vệ tốt hơn nữa quyền lợi hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ dân sự đồng thời phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế khi tài sản giao lưu dân sự là quyền tài sản, các giấy tờ trị giá được bằng tiền ngày càng được sử dụng phổ biến
Năm là, về giá trị tài sản đặt cọc so với giá trị hợp đồng: Cần bổ sung quy
định về giá trị tài sản đặt cọc so với giá trị hợp đồng. Hiện nay chỉ với một số điều luật về biện pháp đặt cọc nên chưa tạo được cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các tranh chấp về đặt cọc nói chung. Trên thực tế, do pháp luật khơng có quy định giới hạn về giá trị đặt cọc là bao nhiêu nên khi thỏa thuận về biện pháp đặt cọc các bên thường tự đặt ra. Pháp luật cho phép các bên được quyền thỏa thuận về giá trị tài sản đặt cọc, căn cứ vào tình hình thực tiễn của mỗi bên. Nếu giá trị tài sản đặt cọc thấp thì dễ xảy ra tình trạng kéo theo mức phạt cọc (khơng có thỏa thuận khác) cũng thấp nên các bên khơng tôn trọng việc giao kết, thực hiện hợp đồng. Ngược lại, khi giá trị tài sản đặt cọc quá cao mà không muốn giao kết hay thực hiện hợp đồng thì sẽ bị mất một số tiền lớn. Chính vì vậy, nên chăng pháp luật cần có quy định cụ thể về vấn đề này để tạo cơ sở pháp lý cho các bên khi tiến hành thỏa thuận áp dụng biện pháp đặt cọc. Đồng thời, quy định mức trần với sự linh hoạt nhất định, dao động trong khoảng cho phép sẽ bảo đảm phù hợp với thực tiễn của từng hợp đồng giữa các bên mà không vi phạm nguyên tắc tự do ý chí của các bên trong giao kết, thực hiện hợp đồng.
Sáu là, về thời điểm hoàn trả tài sản đặt cọc: Cần quy định cụ thể về thời
điểm hồn trả tài sản đặt cọc. BLDS hiện hành có quy định về việc bên nhận đặt cọc phải hoàn trả tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc nhưng lại không quy định thời điểm nào bên nhận đặt cọc phải hoàn trả tài sản đặt cọc. Pháp luật hiện hành có những quy định về thời điểm thực hiện nghĩa vụ dân sự nhưng lại chưa xác định rõ thời điểm thực hiện nghĩa vụ hồn trả tài sản đặt cọc. Vì vậy, pháp luật nên quy định rõ hơn về vấn đề này. Ví dụ như trong hợp đồng th thì có thể quy định phải hồn trả vào thời điểm hợp đồng thuê chấm dứt hợp pháp; nếu khơng hồn trả thì phải chịu trách nhiệm do việc chậm thực hiện nghĩa vụ của mình.
Bảy là, về nội dung quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch đặt cọc:
Nghị định 163/2006/NĐ-CP đã có những quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch đặt cọc. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, đối tượng trong biện pháp đặt cọc khơng chỉ là tiền mà có thể là vật có giá trị, là nguyên liệu, hàng hóa…mà bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc nắm giữ. Kể từ khi nhận tài sản đặt cọc bên nhận phải bảo quản tài sản đó. Để bảo quản tài sản đặt cọc hiệu quả, tránh nguy cơ hư hỏng, giảm sút giá trị…thì bên nhận đặt cọc cần có những thơng tin về việc quản lý tài sản đó. Vì vậy, cần có những quy định cụ thể về nghĩa vụ của bên đặt cọc trong việc cung cấp thông tin, hướng dẫn cách bảo quản tài sản đặt cọc, và đây cũng là quyền của bên nhận đặt cọc. Bên cạnh việc quy định nghĩa vụ của bên đặt cọc cũng cần phải quy định nghĩa vụ của bên nhận đặt cọc và cũng cần có những quy định trách nhiệm pháp lý đối với bên nhận đặt cọc trong việc quản lý tài sản đặt cọc nếu để hư hỏng, mất mát thì phải bồi thường; quy định về việc trả lại tài sản đặt cọc khi mục đích đã đạt được hoặc được dùng để thanh tốn nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ tương tự. Đồng thời, để khai thác tài sản đặt cọc có hiệu quả trong thời gian đặt cọc, pháp luật cần tạo cơ sở pháp lý để bên nhận đặt cọc được sử dụng tài sản, hưởng hoa lợi đối với tài sản đặt cọc hay thay đổi tài sản đặt cọc nếu được bên đặt cọc đồng ý. Khoản 2 Điều 358 BLDS 2005 (Điều 328 BLDS 2015) hiện đang quy định cùng trong một điều khoản về quyền, nghĩa vụ của các chủ thể và trách nhiệm của bên vi phạm. Việc quy định như vậy là khơng hợp lý vì bản chất của quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm dân sự là khác nhau. Cần phải tách quyền, nghĩa vụ của các bên thành những điều luật riêng và quy định về trách nhiệm của các bên thành một điều luật riêng.
Tám là, về mức phạt cọc: Cần bổ sung quy định về mức phạt cọc: Do pháp
luật còn hạn chế trong quy định về biện pháp đặt cọc nên trong quá trình xây dựng thỏa thuận đặt cọc các bên thường tự định về mức phạt cọc. Thông thường các bên thỏa thuận mức phạt cọc gấp đôi giá trị tài sản đặt cọc. Nhưng thực tế đã xảy ra những vụ tranh chấp mà nguyên đơn đòi bị đơn phải chịu mức phạt cọc gấp 10 lần, thậm chí gấp 70 lần giá trị tài sản đặt cọc.
Có thể thấy, pháp luật đề cao nguyên tắc tự thỏa thuận của các bên. Nếu các bên đã đồng ý với nhau mức phạt cọc cao, sự đồng ý này được ghi nhận bằng văn bản đặt cọc thì khơng vi phạm các quy định của pháp luật. Tuy nhiên cũng cần khuyến cáo tới các bên tham gia quan hệ đặt cọc là phải hết sức cẩn trọng trong khi quyết định áp dụng biện pháp đặt cọc. Bởi đặt cọc có thể bảo vệ quyền lợi của các bên nhưng khi có hành vi vi phạm thì số tiền đặt cọc càng lớn, thiệt hại của bên vi phạm càng nặng. Nhiều trường hợp, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của bên nhận đặt cọc, bên đặt cọc đã cố tình làm cho bên nhận đặt cọc đồng ý xác lập giao dịch với mức đặt cọc gấp nhiều lần so với giá trị tài sản đặt cọc để trục lợi. Chính vì những lý do trên, nên chăng pháp luật cần có những quy định cụ thể hơn nữa để giới hạn mức phạt cọc tối đa nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên trong quan hệ.
Chín là, về thời điểm tính giá trị tài sản trong trường hợp phạt cọc: Cần phải quy định rõ thời điểm để tính giá trị tài sản trong trường hợp phạt cọc là thời điểm nào? Thời điểm nhận cọc hay thời điểm phạt cọc. Bởi lẽ, trên thực tế thị trường nước ta hiện nay có những mặt hàng như vàng, đá q, kim khí quý thường biến động rất thất thường. Và cũng khơng ít người sử dụng các loại tài sản quý này làm đối tượng của đặt cọc.
Mười là, về việc áp dụng bồi thường thiệt hại hay phạt cọc: Pháp luật cũng
cần quy định cụ thể hơn về việc áp dụng bồi thường thiệt hại hay phạt cọc hoặc áp dụng cả hai đối với trường hợp hợp đồng vơ hiệu và có đặt cọc. BLDS 2015 quy định về việc hợp đồng vô hiệu thì các bên hồn trả cho nhau những gì đã nhận và bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường. BLDS 2015 còn quy định nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP quy định bên nào có lỗi làm cho hợp đồng khơng được giao kết hoặc không được thực hiện hoặc bị vơ hiệu thì phải chịu phạt cọc. Như vậy, sẽ xử lý như thế nào trong trường hợp người nhận đặt cọc từ chối giao kết hợp đồng đã được bảo đảm bằng đặt cọc và việc từ chối này làm hợp đồng vô hiệu. Trong trường hợp này người nhận đặt cọc chỉ phải chịu phạt cọc hay phải bồi thường thiệt hại do hợp đồng chính vơ hiệu hay vừa bồi thường thiệt hại vừa chịu phạt cọc. Pháp luật cần có quy định cụ thể hơn để việc áp dụng pháp luật được đúng đắn và thống nhất
C. KẾT LUẬN
Đặt cọc là một biện pháp bảo đảm cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng được pháp luật Việt Nam ghi nhận cùng với hệ thống các biện pháp bảo đảm khác. Quy định pháp luật của Việt Nam chưa thật sự được hồn thiện, cịn nhiều điểm thiếu sót, chưa đầy đủ, chưa thống nhất và rõ ràng. Từ những bất cập này làm cho quá trình áp dụng pháp luật trên thực tế để giải quyết các vụ việc liên quan đến đặt cọc của TAND cịn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến ảnh hưởng quyền và lợi ích của các chủ thể khi tham gia vào giao dịch dân sự. Vì vậy, thường xuyên nghiên cứu và hoàn thiệ pháp luật về các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự nói chung, đặt cọc nói riêng là rất cần thiết. Việc hồn hiện hệ thống pháp luật này sẽ góp phần đảm bảo cho các giao dịch dân sự được thực hiện, góp phần vào việc tạo sự ổn định, hài hòa cho nền kinh tế hiện nay của nước ta, đồng thời bảo đảm cho quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia vào giao dịch dân sự.