Thực tiễn thực hiện biện pháp đặt cọc

Một phần của tài liệu đặt cọc tài sản theo quy định của bộ luật dân sự năm 2015 (Trang 118 - 122)

III. Thực tiễn thực hiện và phương hướng hoàn thiện pháp luật về đặt cọc

1. Thực tiễn thực hiện biện pháp đặt cọc

Đặt cọc được áp dụng nhiều trong các giao dịch dân sự của đời sống nên những tranh chấp dân sự có liên quan đến đặt cọc cũng rất đa dạng. Các tranh chấp phát sinh từ đặt cọc trong quá trình giải quyết tại TAND cho chúng ta thấy thực tế của đặt cọc trong đời sống giao lưu dân sự hiện nay. Các tranh chấp phát sinh có thể do các chủ thể khơng tn thủ các quy định về hình thức, khơng tn thủ quy định về đối tượng của đặt cọc…Tranh chấp kéo dài giữa các bên cũng có thể phát sinh từ việc pháp luật chưa có quy định cụ thể, chưa có quy định một cách thống nhất dẫn đến quan điểm của các bên khác nhau. Trong nhiều trường hợp, các chủ thể tham gia giao dịch dân sự và có thiết lập đặt cọc như một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, ý chí các bên đều hướng tới việc đặt cọc để đảm bảo cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng dân sự nhưng các bên lại khơng tn thủ quy định về hình thức của đặt cọc, không lập thành văn bản thể hiện việc đặt cọc, dẫn đến tranh chấp giữa hai bên trong việc xác định đây là tiền đặt cọc hay tiền trả trước (hậu quả pháp lý của việc xác định đây là tiền đặt cọc hay tiền trả trước sẽ khác nhau). Có những trường hợp tranh chấp liên quan đến đặt cọc xảy ra do các bên khơng hiểu rõ tình trạng pháp lý của tài sản, dẫn đến đặt cọc để mua bán tài sản và sau đó hai bên khơng thực hiện được hợp đồng và xảy ra tranh chấp. Tranh chấp đặt cọc cũng có thể phát sinh do những yếu tố khách quan, sự kiện bất khả kháng mà các bên không dự liệu được tại thời điểm giao kết và thực hiện hợp đồng, đến thời điểm xảy ra các yếu tố này thì các bên khơng thể thực hiện đúng thỏa thuận dẫn đến tranh chấp…

Khi các tranh chấp liên quan đến đặt cọc xảy ra, trong thời gian qua Tòa án nhân dân các cấp cũng đã có những hành lang pháp lý cơ bản để giải quyết các tranh chấp đó là: BLDS 2005; Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm; Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/04/2003 hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hơn nhân và gia đình; BLDS 2015.

Tuy nhiên, thực tế giải quyết tranh chấp về đặt cọc tại TAND các cấp cũng cho thấy nhiều trường hợp các Thẩm phán chưa xem xét toàn diện các nội dung của vụ án, cùng với việc các quy định của pháp luật còn được quy định rải rác trong các văn bản pháp luật khác nhau, có những vấn đề pháp luật chưa quy định cụ thể, phải xem xét kết hợp với các quy định về thực hiện hợp đồng giữa các bên…dẫn đến việc áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp cịn chưa thực sự bảo đảm được quyền, lợi ích hợp pháp của các bên.

Một phần của tài liệu đặt cọc tài sản theo quy định của bộ luật dân sự năm 2015 (Trang 118 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(153 trang)
w