Đặc trưng cơ bản của đặt cọc

Một phần của tài liệu đặt cọc tài sản theo quy định của bộ luật dân sự năm 2015 (Trang 36 - 41)

Đặt cọc thực hiện hai chức năng bảo đảm: đặt cọc có thể được giao kết nhằm

mục đích bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng; cũng có thể nhằm bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng; hoặc nhằm cả hai mục đích trên. Đây là điểm tạo ra sự khác biệt giữa biện pháp đặt cọc và các biện pháp bảo đảm khác. Thông thường các biện pháp bảo đảm khác chủ yếu bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng nhưng biện pháp đặt cọc được giao kế trước hợp đồng chính thức lại nhằm mục đích bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng, tránh sự bội tín trong giao kết hợp đồng.

Chủ thể của hợp đồng đặt cọc gồm hai bên: Bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc.

Tùy vào sự thỏa thuận của các bên mà mỗi bên có thể là bên đặt cọc hoặc bên nhận đặt cọc. Bên đặt cọc là bên dùng tiền hoặc kim khí quý, đá q hoặc vật có giá trị khác của mình giao cho bên kia giữ để bảo đảm việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Bên nhận tài sản đặt cọc đó là bên nhận đặt cọc.

Đối tượng của biệp pháp đặt cọc là tài sản đặt cọc, tài sản đặt cọc chỉ có thể

là tiền, kim khí q, đá q hoặc vật cụ thể nào đó có giá trị khác mà khơng thể là các quyền tài sản hay bất động sản như các biện pháp bảo đảm khác.

Việc đặt cọc có hiệu lực kể từ khi và chỉ khi hai bên đã chuyển giao thực tế một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc vật dùng làm tài sản đặt cọc.

Một phần của tài liệu đặt cọc tài sản theo quy định của bộ luật dân sự năm 2015 (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(153 trang)
w