Khái niệm đặt cọc

Một phần của tài liệu đặt cọc tài sản theo quy định của bộ luật dân sự năm 2015 (Trang 30 - 36)

Đặt cọc là một thuật ngữ đã xuất hiện từ xa xưa, ngay từ những ngày đầu hình thành giao lưu dân sự. Mặc dù khơng tồn tại sớm trong các quy định của pháp luật, đến PLHĐDS 1991 đặt cọc mới chính thức được pháp luật ghi nhận là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nhưng đặt cọc thực tế đã tồn tại từ lâu trong giao lưu dân sự.

Theo nghĩa chung nhất thì đặt cọc là việc: “đưa trước một số tiền để làm tin trong việc thuê, mua”1. Với việc định nghĩa trên thì đặt cọc là hành vi của một người đưa một số tiền cho người khác để tạo lòng tin trong quan hệ thuê, mua. Chủ thể của đặt cọc được xác định gồm người đưa tiền và người nhận số tiền đó. Đối tượng của đặt cọc được xác định chính xác là tiền chứ không phải một loại tài sản nào khác.

11. Trịnh Thị Minh Trang, (2005) “Đặt cọc, ký cược để bảo đảm thực hiện nghĩa vụdân sự”, Luận văn thạc sỹ Luật học, Tr41, trích trong tài liệu: “Từ điển Tiếng Việt, dân sự”, Luận văn thạc sỹ Luật học, Tr41, trích trong tài liệu: “Từ điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học (2000), NXB Đà Nẵng.

Dưới góc độ ngơn ngữ: Nếu tách từ “đặt cọc” ra thành các phần nhỏ hơn để xem xét dưới góc độ ngơn ngữ thì đặt cọc là một từ ghép bao gồm từ “đặt” với từ “cọc”. Từ “đặt” nghĩa là “để vào vị trí thích hợp cho một việc nào đó”2 và từ “cọc” với nghĩa là “tập hợp gồm nhiều đồng tiền xếp thành hình trụ”3. Như vậy, đặt cọc được hiểu chung là đặt một khoản tiền để phục vụ vào việc gì đó. Định nghĩa này cũng xác định rõ đối tượng của đặt cọc là tiền mà không phải loại tài sản nào khác.

22. Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm từ điển học, NXB Đà Nẵng 2000, tr296.33.Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm từ điển học, NXB Đà Nẵng 2000, tr197 33.Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm từ điển học, NXB Đà Nẵng 2000, tr197

Dưới góc độ pháp lý, theo quy định tại Khoản 1 Điều 358 BLDS 2005 thì:

“Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí q, đá q hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn đẻ bảo đảm việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự”. Khoản 1 Điều 328

BLDS 2015 quy định: “Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc)

giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí q, đá q hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn đẻ bảo đảm việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự”.

Khác với định nghĩa về đặt cọc theo cách hiểu chung nhất và định nghĩa về đặt cọc dưới góc độ ngơn ngữ, BLDS 2005 cũng như BLDS 2015 xác định rõ các yếu tố của đặt cọc: chủ thể đặt cọc bao gồm hai bên: bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc; xác định đối tượng của đặt cọc ngồi tiền cịn có thể là các tài sản khác như: kim khí quý, đá quý và các tài sản có giá trị khác. Bên cạnh đó, BLDS 2005, BLDS 2015 xác định mục đích của đặt cọc cụ thể hơn, đó là để bảo đảm việc giao kết giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.

Một phần của tài liệu đặt cọc tài sản theo quy định của bộ luật dân sự năm 2015 (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(153 trang)
w