Thực trạng tài sản đảm bảo và quản lý tài sản đảm bảo

Một phần của tài liệu Ứng dụng basel II trong quản lý rủi ro ngân hàng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) (Trang 70)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ RỦI RO TẠI BIDV

2.3 Kết quả công tác qu ản lý ủi ro tín dụ ng

2.3.2 Thực trạng tài sản đảm bảo và quản lý tài sản đảm bảo

Bảng 2.17 Thực trạng tài bảo đảm tại BIDV đến 31/12/2009 (Đvt: tỷ đồng)

TT Nội dung Giá trị TSBĐ Tỷ lệ

Tổng 239.327 100%

1 Loại tài sản bảo đảm

Bất động sản 137.573 57% Động sản 58.233 24% Giấy tờ có giá 3.908 2% Tài sản khác 39.613 17%

TT Nội dung Giá trị TSBĐ Tỷ lệ

2 Tình trạng pháp lý

Bổ sung 9.713 4%

Hợp pháp 158.561 66% 3 Khả năng phát mãi Rất dễ phát mại 39.393 16% Dễ phát mãi 68.723 29% Bình thường 78.837 33% Khó phát mại 27.007 11% Rất khó phát mại 3.938 2% Khơng thể phát mại 21.429 9%

Tổng giá trị tài sản đảm bảo của các khoản dư nợ vay nội bảng của BIDV đến 31/12/2009 là 239.328 tỷ đồng trong đó giá trị tài sản đảm bảo đang được theo dõi trong hệ thống SIBS (tài sản đã hạch toán) là 192.800 tỷ đồng.

Giá trị tài sản đảm bảo tập trung nhiều nhất là bất động sản – chiếm 57%. Phần tài sản đảm bảo là động sản chiếm 24%. Giá trị tài sản đảm bảo là tài sản khác (quyền địi nợ, khối lượng xây dựng hồn thành chờ thanh toán, cổ phiếu…) chiếm tỷ trọng 17%.

Giá trị tài sản hợp pháp chiếm 66 % tổng giá trị tài sản; Giá trị tài sản hợp lệ chiếm 30% tổng giá trị tài sản; Giá trị tài sản bổ sung chiếm 4% tổng giá trị tài sản.

Giá trị tài sản dễ phát mại và rất dễ phát mại chiếm 45 % tổng giá trị tài sản; Giá trị tài sản có khả năng phát mại bình thường chiếm 33% tổng giá trị tài sản. 2.3.3Cơng tác trích lập dự phịng xử lý rủi ro tín dụng Bảng 2.18 Trích lập dự phịng rủi ro BIDV Đơn vị tỷ đồng Quỹ dự phịng rủi ro Số DPRR phải trích Số dư quỹ DPRR Tổng số Trong đó Dự phịng chung Dự phịng cụ thể Năm 2004 7,055 619 6,436 2,212 Năm 2005 6,909 703 6,206 2,594 Năm 2006 4,911 920 3,991 1,437 Quỹ dự phịng rủi ro Số DPRR phải trích Số dư quỹ DPRR Tổng số Trong đó Dự phịng chung Dự phịng cụ thể Năm 2007 3,693 1,296 2,397 2,904 Năm 2008 4,895 1,559 3,336 4,895 Năm 2009 5.402 0 5.402 5.402

Giai đoạn 2004-2009 là giai đoạn BIDV dồn sức để giải quyết nợ xấu. Để tạo nguồn xử lý nợ xấu, toàn hệ thống đã phải tập trung nâng cao hiệu quả kinh doanh và trích lập dự phịng rủi ro. Trong 6 năm, BIDV đã dùng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro nợ xấu, đưa nợ xấu ra theo dõi ngoại bảng với số tiền là 8.435 tỷ đồng. Số dư quỹ dự phịng rủi ro cho phần tín dụng đến 31/12/2009 là 5.402 tỷ đồng, đủ đảm bảo bù đắp khi có rủi ro xảy ra. Và đặc biệt năm 2009 BIDV đã phấn đấu trích đủ dự phịng rủi ro theo quy định của nhà nước Việt Nam và chuẩn mực của quốc tế. 2.3.4Công tác xử lý nợ xấu

Năm 2004, BIDV cơ bản đã hoàn thành việc xử lý 2.119 tỷ đồng nợ tồn đọng theo Quyết định số 149/2001/QĐ-TTg. Nhưng cũng năm 2004 BIDV lại phải đối mặt những khoản nợ có vấn đề từ trước đây nay đã bộc phát thành nợ xấu. Do vậy, BIDV đã đề xuất và được ngân hàng nhà nước và Bộ Tài chính cho phép sử dụng quỹ dự phịng rủi ro để xử lý rủi ro và chuyển nợ xấu theo dõi ngoại bảng những khoản nợ mà BIDV tự xác định là nợ xấu rất khó thu hồi. Năm 2004 BIDV đã giảm được trên 1.343 tỷ nợ xấu từ cơ chế này.

Sang năm 2005, NHNN đã ra Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN để thay thế Quyết định 488, theo đây các khoản nợ được phân loại theo tiêu chí mới chặt chẽ hơn. Liên tục trong năm 2005 và 2006, BIDV xây dựng phương án xử lý nợ xấu thời điểm 31/12/2004 và 31/12/2005 theo tiêu chí phân loại nợ của Quyết định 493 trình và đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ghi nhận với 9 biện pháp, giải pháp cụ thể như sau Đôn đốc thu nợ, phát mại tài sản, xử lý bằng quỹ DPRR, đánh giá lại nợ, chuyển sang BAMC, Cơ cấu lại nợ, sắp xếp lại doanh nghiệp, yêu cầu doanh nghiệp phá sản, các biện pháp khác. Và tiếp theo đến năm 2006, 2007, 2008, từng năm mỗi chi nhánh của BIDV đã được chỉ đạo tự xây dựng

cho mình phương án giảm nợ xấu để theo lộ trình nợ xấu của BIDV phải đạt <3% vào năm 2008. Với quyết tâm cao trong việc giảm nợ xấu, Ban lãnh đạo đã gắn trách nhiệm của từng cán bộ từ chi nhánh đến Hội sở chính của BIDV vào cơng tác này, bằng việc thành lập Ban chỉ đạo xử lý nợ xấu xuyên suốt từ Hội sở đến từng chi nhánh với thành phần chỉ đạo trực tiếp là Tổng Giám đốc và Giám đốc các chi nhánh, BIDV thường xuyên đã có các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo chi nhánh trong tồn hệ thống phân tích nghiêm túc nhằm nắm rõ thực trạng tín dụng, phân loại khách hàng để có biện pháp ứng xử phù hợp.

Kết quả xử lý nợ xấu bằng Quỹ dự phòng rủi ro trong giai đoạn 2004 – 2008 đạt 8.435 tỷ đồng, gấp gần 32 lần kết quả xử lý nợ xấu trong 5 năm về trước. Có thể thấy rằng từ năm 2004 trở lại đây, hoạt động xử lý nợ xấu bằng Quỹ dự phịng rủi ro của BIDV được đánh giá mang tính đột phá, xử lý kiên quyết, dứt điểm. Bên cạnh đó, BIDV cũng đã thực hiện thành cơng biện pháp cơ cấu nợ tồn diện đối với một số tổng cơng ty như TCT XDCTGT 5, TCTXD Thăng long… góp phần giảm nợ xấu hàng trăm tỷ đồng. Năm 2006 BIDV đã thực hiện ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2006 -2010 với Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp – Bộ Tài chính (DATC).

Bảng 2.19 Xử lý rủi ro 2004 – 2009 (Đơn vị tỷ đồng)

Năm/

loại hình vay được xử lý

Tổng số

Trong đó

2004 2005 2006 2007 2008 2009

Số nợ đã xử lý RR, trong đó 8.937 1.343 1.569 3.283 1.794 446 502

Vay Thương mại 7.380 1.126 1.471 2.347 1.506 430 500

Nợ vay CĐ&KHNN 1.557 217 98 936 288 16 2

2.3.5Công tác thu hồi nợ xấu ngoại bảng

Với tinh thần quán triệt, nợ xử lý bằng quỹ DPRR chuyển hạch toán ngoại bảng chỉ là làm sạch bảng tổng kết tài sản khơng đồng nghĩa với xóa nợ, các khoản nợ sau khi được xử lý bằng quỹ dự phịng rủi ro đều phải tìm mọi biện pháp tận thu hồi nợ. Quán triệt tinh thần thu nợ hạch toán ngoại bảng vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của từng cán bộ của toàn hệ thống BIDV. Từ 2004 – 2009 toàn hệ thống đã thu hồi được 3.863,9 tỷ đồng (gồm nợ thương mại và nợ chỉ định, KHNN) trong

đó gốc 3.735,2 tỷ đồng; lãi 128,7 tỷ đồng. Có thể nói năm 2007 là năm đánh dấu nỗ lực cũng như thành công lớn của BIDV trong cơng tác thu hồi nợ hạch tốn ngoại bảng, kết quả toàn hệ thống lần đầu tiên thu được 1.983 tỷ đồng chiếm tỷ trọng lớn 36% trong tổng số lợi nhuận của BIDV. Và tiếp tục phát huy thành tích của công tác thu hồi nợ ngoại bảng, trong năm 2008 toàn hệ thống đã thu được 1.046,5 tỷ đồng đạt 124% kế hoạch giao cả năm.

2.3.6Công tác xây dựng hệ thống văn bản, chính sách tín dụng

Giai đoạn 2004-2009, BIDV đã đạt bước tiến quan trọng trong hoàn thiện, phát triển hệ thống cơ chế chính sách, quy định trong hoạt động tín dụng. Đây là giai đoạn mà cơng tác kiểm sốt tín dụng được thiết lập chặt chẽ thông qua một hệ thống các văn bản khá toàn diện với mục tiêu là bổ sung thêm các cấu phần cịn thiếu trong q trình quản lý kinh doanh tín dụng đồng thời phân định rõ quyền và trách nhiệm của từng khâu, từng cá nhân có liên quan. Cụ thể

Hệ thống chính sách tín dụng, chính sách khách hàng mà điển hình là Sổ tay tín dụng ban hành kèm theo quyết định số 6079/QĐ-QLTD1 ngày 22/10/2004, Quy chế cho vay của BIDV ban hành kèm theo Quyết định số 203/QĐ-HĐQT ngày 16/07/2004 trên cơ sở quyết định số 1627 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (quyết định số 8598/QĐ-BNC ngày 20/10/2006); Chính sách phân loại nợ (QĐ số 9365/QĐ-QLTD4 ngày 27/11/2006), chính sách khách hàng (QĐ số 9488/QĐ-TD3 ngày 1/12/2006) được xây dựng trên cơ sở kết quả của Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; Quy định cơ cấu lại thời hạn trả nợ ban hành kèm theo Quyết định 7232/QĐ-QLTD1 ngày 28/12/2005 đã được thay thế bằng Quyết định 1131/QĐ-QLTD1 ngày 12/03/2009 đáp ứng việc cơ cấu lại nợ của khách hàng gắn liền với tái cấu trúc lại hoạt động của doanh nghiệp để nâng cao chất lượng tín dụng và nền khách hàng của BIDV, đồng thời tháo gỡ một phần khó khăn cho doanh nghiệp do tác động của khủng hoảng tài chính bằng giải pháp tổng thể, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất; Công văn số 6361/CV-QLTD1 ngày 07/08/2006 hướng dẫn Quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành theo QĐ số 26/2006/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ; Quy định trình tự, thủ tục cấp tín dụng đối với doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số

4275/QĐ-VP ngày 25/08/2008; Quy định trình tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ ban hành kèm theo Quyết định số 4321/QĐ-TD3 ngày 27/08/2008;… đã tiêu chuẩn hố các hoạt động tín dụng và tiến gần tới các thơng lệ quốc tế. Xây dựng và chuẩn hố một hệ thống chính sách tín dụng, chính sách khách hàng cụ thể, rõ ràng và phù hợp với thực tiễn môi trường hoạt động kinh tế, với các đối tượng khách hàng trong giai đoạn này.

Mơ hình hoạt động tín dụng giai đoạn trước năm 2003 chưa đảm bảo yêu cầu tách bạch giữa các chức năng trong xử lý tín dụng, cơng tác chỉ đạo tín dụng phân tán. Tại Hội sở chính hình thành 3 phịng tín dụng địa bàn và 1 phịng tín dụng Tổng Cơng ty, mỗi phịng do một Phó Tổng Giám đốc chỉ đạo nên thiếu tính tập trung và thống nhất. Tại Chi nhánh Phịng tín dụng thực hiện toàn bộ các chức năng của cơng tác tín dụng.

Giai đoạn 2004-2009 đánh dấu giai đoạn chuyển đổi mơ hình tín dụng cơ bản, qua đó làm rõ các chức năng trong hoạt động tín dụng, các cấu phần trong xử lý tín dụng mang tính chuyên sâu và độc lập. Chức năng hoạch định tín dụng, xây dựng cơ chế chính sách tín dụng, quản lý nợ xấu, quản lý rủi ro tín dụng được hình thành và do một Phó Tổng Giám đốc trực tiếp phụ trách giúp cho việc chỉ đạo điều hành kiểm sốt và nâng cao chất lượng tín dụng được chủ động và tích cực. Đã chuyển đổi mơ hình phê duyệt tín dụng 3 chức năng theo thông lệ bao gồm khởi tạo tín dụng – thẩm định đánh giá phê duyệt – quản trị tác nghiệp, đồng thời đã hình thành hệ thống quản lý rủi ro tín dụng nằm trong quy trình đảm bảo u cầu kiểm sốt và nâng cao chất lượng tín dụng.

Trong suốt giai đoạn 2004-2009, chính sách xử lý nợ xấu luôn là một trong những chính sách được BIDV ưu tiên thực hiện quyết liệt nhằm nhanh chóng giảm nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, lành mạnh hố tình hình tài chính ngân hàng, chuẩn bị tiền đề vững chắc cho tiến trình hội nhập quốc tế và cổ phần hố ngân hàng. Chính sách xử lý nợ xấu giai đoạn 2004-2008 của BIDV được thể hiện qua các nội dung sau

(i) BIDV là ngân hàng tiên phong đề nghị Ngân hàng Nhà nước thực hiện xử lý nợ xấu bằng dự phòng rủi ro theo cơ chế 488 mở rộng, là tiền đề để Ngân hàng Nhà nước xây dựng và ban hành quyết định 493/2005/QĐ-NHNN.

(ii) BIDV là tổ chức tín dụng đầu tiên đề nghị Nhà nước ban hành quy định về mua bán nợ của các tổ chức tín dụng, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động mua bán nợ của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Trên cơ sở quy định của pháp luật, BIDV đã xây dựng quy định mua bán nợ áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống.

(iii) Xây dựng phương án xử lý nợ xấu và chỉ đạo thực hiện triệt để trong toàn hệ thống. Nhiều biện pháp xử lý nợ xấu linh hoạt được thực hiện thu nợ trực tiếp từ con nợ, cơ cấu lại nợ, xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro, xử lý tài sản bảo đảm, bán nợ…

(iv) BIDV thành lập Ban chỉ đạo xử lý nợ tại Trung ương và tại từng đơn vị thành viên có nhiệm vụ chỉ đạo và đôn đốc công tác xử lý nợ xấu của ngân hàng.

(v) Chủ động làm việc với các cơ quan Bộ, Ban, Ngành của Nhà nước, các Tổng cơng ty Nhà nước để tìm giải pháp tháo gỡ, xử lý các khoản nợ xấu của các doanh nghiệp Nhà nước. Thực hiện tái cơ cấu nợ toàn diện đối với một số Tổng cơng ty Nhà nước.

(vi) Đề xuất Chính phủ, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ xử lý nợ xấu cho vay theo chỉ định của Nhà nước chương trình mía đường, đánh bắt hải sản xa bờ, cho vay khắc phục cơn bão số 5...

2.3.7 Đánh giá công tác ứng dụng các công cụ quản lý trong hoạt động quản lý

rủi ro tín dụng

Giai đoạn 2004 – 2009 là một giai đoạn đánh dấu BIDV trong việc xây dựng và áp dụng các công cụ quản lý. Với tốc độ phát triển quy mô và tăng trưởng trong giai đoạn này, cơng cụ quản lý đóng một vai trị quan trọng trong cơng tác tín dụng. Có thể nói cơng cụ quản lý trong giai đoạn này bắt đầu được chú trọng. Giai đoạn này, cơng tác tín dụng được quản lý bằng các cơng cụ quản lý chính sau

Giao kế hoạch kinh doanh – các chỉ tiêu liên quan đến hoạt động tín dụng

Bắt đầu năm 2004 cơng tác giao kế hoạch kinh doanh đã hoàn toàn được đổi mới, các chỉ tiêu về tăng trưởng, chất lượng và cơ cấu tín dụng đã được nghiên cứu

xây dựng, cơ sở giao kế hoạch đã thực sự bám sát vào định hướng chiến lược xây dựng và phát triển nền kinh tế đất nước của chính phủ, mục tiêu chiến lược của ngân hàng… đặc biệt từ năm 2006 chỉ tiêu tăng trưởng và cơ cấu đã được BIDV hướng dẫn chi nhánh xây dựng cụ thể chi tiết đến từng dự án, từng khách hàng, dựa trên dự kiến giải ngân thu nợ thực tế của khách hàng, chỉ tiêu kế hoạch này được giao dựa trên khả năng thực tế của chi nhánh và khả năng phát triển của địa bàn theo từng vùng, miền.

Thiết lập và quản lý cơ chế phân cấp ủy quyền phán quyết tín dụng

Cơ chế về phân cấp uỷ quyền phán quyết đã được thiết lập chặt chẽ trong giai đoạn này. Việc thực hiện phân cấp uỷ quyền trong cơng tác tín dụng đã được nâng lên một bước, đảm bảo phân định rõ trách nhiệm giữa Hội sở chính và chi nhánh phù hợp với quy định của luật pháp đã giúp cho các chi nhánh chủ động triển khai hoạt động tín dụng đồng thời đảm bảo sự kiểm sốt tập trung của Hội sở chính của BIDV. Cơ chế phân cấp uỷ quyền phán quyết tín dụng, bảo lãnh được xây dựng khá chi tiết về đối tượng và mức uỷ quyền phán quyết, đảm bảo tính rõ ràng, cụ thể trong triển khai tổ chức thực hiện. Cơ chế này đã hạn chế cho vay bảo lãnh tập trung vào một khách hàng, xác định trách nhiệm của các cấp phê duyệt bảo lãnh đồng thời hạn chế xử lý tập trung vào một cấp phê duyệt

Phân hệ tiền vay trên hệ thống SIBS (hệ thống ngân hàng tích hợp của nhà

thầu Silverlake)

Hưởng lợi trực tiếp từ dự án hiện đại hoá, bắt đầu từ tháng 9/2005 hệ thống SIBS đã được áp dụng thống nhất trên toàn hệ thống, hệ thống này cho phép ngân hàng quản lý tập trung các số liệu, dữ liệu về thông tin khách hàng, lãi suất, tiền vay, tiền gửi, bảo lãnh… phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo điều hành tín dụng

Một phần của tài liệu Ứng dụng basel II trong quản lý rủi ro ngân hàng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(171 trang)
w