Một số rủi ro sai phạm chủ yếu

Một phần của tài liệu Ứng dụng basel II trong quản lý rủi ro ngân hàng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) (Trang 80)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ RỦI RO TẠI BIDV

2.4 Một số rủi ro sai phạm chủ yếu

Tổng hợp các sai sót, vi phạm qua các cuộc kiểm tra hằng năm cho thấy đối với cơng tác tín dụng, bảo lãnh sai sót chủ yếu tập trung vào các nội dung sau

2.4.1Sai sót, vi phạm quy trình nghiệp vụ

Trong quá trình thẩm định và xét duyệt cho vay một số khoản vay chưa lưu đầy đủ hồ sơ pháp lý khách hàng và pháp lý khoản vay; Thiếu phương án vay vốn; Thiếu tờ trình cho vay vốn, tờ trình thẩm định; Xác định thời hạn cho vay, kỳ hạn thu lãi, mức lãi suất cho vay chưa phù hợp; Trình duyệt cho vay khi dự án chưa đánh giá hiệu quả, dẫn đến không xác định được hoặc xác định sai lệch tính hiệu quả của phương án vay vốn, dự án vay vốn; Xác định khơng đúng nguồn vốn tự có của khách hàng tham gia vào phương án, dự án vay vốn; Đề xuất cho vay vượt quá giới hạn giá trị tài sản bảo đảm, cho vay khơng có tài sản bảo đảm khơng đúng quy định chính sách khách hàng; Cho vay ngồi địa bàn khơng theo quy định của Hội sở chính; Ký duyệt vay vượt thẩm quyền phán quyết tín dụng…

Trong khi cho vay thực hiện giải ngân không đảm bảo cơ sở pháp lý; Giải ngân khi chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện uỷ nhiệm của Hội sở chính hoặc khách hàng chưa có đủ vốn tự có tham gia vào dự án như cam kết; Giải ngân tiền mặt với khối lượng lớn nhưng không kiểm tra sử dụng vốn kịp thời; Giải ngân chuyển vào tài khoản tiền gửi của nhóm khách hàng có liên quan khơng kiểm tra thực tế có phát sinh quan hệ kinh tế hay không dẫn đến khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, sử dụng vốn vay để đảo nợ hoặc giải ngân sai đối tượng theo quy định.

Sau khi cho vay Công tác kiểm tra sử dụng vốn vay chưa kịp thời hoặc kiểm tra mang tính hình thức; Gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ khơng đúng quy định, khơng có đầy đủ các căn cứ; cán bộ tín dụng tự điều chỉnh gia hạn nợ trên BDS; Khơng kiểm tra, đánh giá tình hình tài chính, phân tích bảo đảm nợ vay của khách

hàng vay vốn, tình hình cân đối nguồn và sử dụng vốn vay của khách hàng; Quản lý nguồn thu của khách hàng để thu nợ thiếu chặt chẽ.

Trong việc nhận tài sản bảo đảm tiền vay cịn có một số tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh tài sản để cho vay, bảo lãnh chưa hợp pháp, không đúng quy định của pháp luật và của Ngân hàng; Xác định giá trị tài sản bảo đảm cao hơn giá thị trường thiếu cơ sở; Không kiểm tra, xác minh thực tế tài sản bảo đảm; Không thực hiện công chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định; Không kiểm tra định kỳ tài sản thế chấp theo quy định hoặc kiểm tra mang tính hình thức, nên khơng phát hiện được các hành vi tẩu tán, rút bớt tài sản của khách hàng.

2.4.2Một số rủi ro sai phạm điển hình

Chính việc khơng tn thủ đầy đủ quy chế, quy trình, yếu kém trong cơng tác thẩm định, kiểm tra, kiểm soát đã phát sinh các khoản nợ xấu, sơ hở, không phát hiện kịp thời vi phạm, để khách lừa đảo chiếm đoạt tiền của ngân hàng; Hoặc một vài chi nhánh xuất hiện có một số cán bộ có hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật, sách nhiễu, nhận tiền của khách hàng khi giải quyết cho vay làm tổn hại đến uy tín của đơn vị và của ngành như

Ngân hàng không thẩm định cho vay không đúng đối tượng, đúng mục đích vay, khơng giám sát q trình cho vay; khách hàng lừa đảo, sử dụng hồ sơ thế chấp, hồ sơ tín dụng giả để vay vốn ngân hàng, làm thất thoát nhiều trăm tỷ đồng. Điển hình vụ án “Lâm viên – Nguyễn Đức Chi”, khách hàng lợi dụng sự cả nể cả tin của cán bộ nhà quản lý BIDV đối với các cơ quan nhà nước (Bộ Quốc phòng), thực hiện các hành vi lừa đảo khi vay vốn thực hiện dự án. Khách hàng tạo các hình ảnh giả tạo bên ngồi, tài sản giả và kỹ thuật tạo bong bóng tài sản lừa đảo chiếm đoạt tài sản; hay khách hàng vay kinh doanh, khách hàng đã tự ý bán tồn bộ số tài sản hình thành từ tiền vay, khơng thực hiện trả nợ ngân hàng.

Một số cán bộ vi phạm đạo đức nhận tiền hoa hồng khi giải quyết cho vay, đặc biệt xuất hiện hành vi cấu kết, lừa đảo có tổ chức của một số đối tượng là cán bộ tín dụng của ngân hàng và tổ chức tín dụng khác sử dụng kỹ thuật in tinh vi. Từ một số tiền gửi nhỏ có thật, các đối tượng đã sửa chữa tăng lên hàng trăm, nghìn lần rồi thực hiện xác nhận số dư theo số đã sửa chữa và cam kết phong toả số tiền này để

đem đến chi nhánh của BIDV cầm cố thế chấp vay vốn làm thất thoát hàng trăm tỷ đồng của BIDV.

2.5 Đánh giá công tác chấn chỉnh khắc phục xử lý sau thanh tra và các chế tài

xử lý

Quán triệt và thực hiện nguyên tắc tuân thủ pháp luật trong hoạt động, bên cạch việc tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt cơng tác chấn chỉnh khắc phục, xử lý sau thanh tra, kiểm tra đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện quyết liệt từ chỉ đạo của Hội sở chính, đến việc các đơn vị thành viên

Trung bình hàng năm BIDV đã có hàng chục văn bản chỉ đạo các cấp chấn chỉnh khắc phục xử lý và tổ chức triển khai thực hiện kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra.

Phúc tra việc thực hiện kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra là một nội dung được ln

được đề ra trong chương trình kiểm tra hàng năm của hệ thống Kiểm tra nội bộ BIDV. Kết quả khắc phục, thực hiện kiến nghị của thanh tra, kiểm tra được quy định trong hệ thống báo cáo định kỳ mà các đơn vị thành viên phải thực hiện gửi Hội sở chính để theo dõi, giám sát việc thực hiện.

Nghiêm khắc xử lý các đơn vị, cá nhân có vi phạm, sai phạm, những cá nhân, tập thể khơng chủ động và chậm khắc phục sai sót sau thanh tra, kiểm tra. Đặc biệt, đối với cán bộ vi phạm đạo đức, tham ô tài sản thực hiện sa thải và có có hình thức xử lý kiên quyết kể cả việc báo cáo, chuyển hồ sơ cho các cơ quan bảo vệ pháp luật điều tra, xử lý theo pháp luật.

2.6Những khó khăn sẽ đối diện khi thực hiện Basel II đối với BIDV

Để thực hiện thành công theo chuẩn mực Basel II, việc đảm bảo tỷ lệ vốn tối thiểu là một yêu cầu bắt buột để tổ chức tín dụng, tài chính đó có thể hấp thụ được các rủi ro có thể xảy ra trong q trình hoạt động kinh doanh. BIDV trong thời gian qua đã có nhiều nổ lực trong việc duy trì và phát triển nguồn vốn chủ sở hữu, kể cả tăng vốn điều lệ do kết quả kinh doanh tốt mang lại.

Bảng 2.20: Vốn tự có của BIDV năm 2010

Nội dung Thời điểm

28/2/10 15/3/10 30/4/10 31/5/10 30/6/10 31/7/10 31/8/10 Tổng vốn tự có 20.577 23.922 24.387 24.827 25.658 25.452 25.318 Vốn cấp 1 18.068 21.413 21.876 22.317 23.143 22.982 22.845 Trong đó, vốn điều lệ 10.499 14.093 14.093 14.093 14.124 14.342 14.374 Vốn cấp 2 6.625 6.625 6.686 6.686 6.691 6.646 6.649 Các khoản giảm trừ -4.116 -4.116 -4.176 -4.176 -4.176 -4.176 -4.176 Tăng trưởng vốn tự có 16% 2% 2% 3% -1% -1%

Tuy nhiên, bên cạnh đó, các phương pháp thực hiện, các phương tiện hỗ trợ để triển khai thực hiện thành công Basel II là không kém phần quan trọng, BIDV trước mắt sẽ đối diện với những khó khăn sau đây khi thực hiện triển khai áp dụng Basel II vào hệ thống hoạt động kinh doanh của mình.

2.6.1Nội dung Basel II quá phức tạp

Một trong những trở ngại lớn nhất đối với việc tiếp nhận các quy tắc trong hiệp ước Basel (kể cả phiên bản I và II) là sự khác biệt về ngôn ngữ. Ngôn ngữ được thể hiện trong hiệp ước là tiếng Anh, hồn tồn chưa có tài liệu nghiên cứu hay dịch thuật chính thức được cơng bố và công nhận rộng rãi. Mỗi văn bản được ban hành từ Ủy ban Basel cho dù là văn bản chính thức hay bổ sung hướng dẫn thi hành đều có độ dài hơn 500 trang, những thuật ngữ được sử dụng cũng thật là phức tạp, không dễ hiểu một cách rõ ràng vì là những từ mới và là những từ khó. Ngồi ra, khối lượng đồ sộ các chỉ số tính tốn của Basel với các cơng thức tốn học phức tạp, chưa thật sự gần gũi với thực tế hoạt động của các NHTM trong hệ thống hoạt động ngân hàng Việt Nam, cũng như một điểm không kém phần khó khăn đó là chưa có những nghiên cứu, báo cáo sâu rộng của các chuyên gia hàng đầu trong ngành về Basel II được thực hiện tại Việt Nam.

Một trong những khó khăn nữa đối với việc vận dụng Basel II vào hệ thống quản lý rủi ro tại BIDV là độ phức tạp của mỗi phương pháp áp dụng. Sự phức tạp này thể hiện không những ở cách diễn đạt khi phiên ngữ qua tiếng Việt mà còn mức độ sâu sắc của từng cơng thức tính tốn, đặc biệt địi hỏi ngân hàng áp dụng phải có cơ sở dữ liệu quản lý của khách hàng phải thật đầy đủ và đa dạng.

Theo từng phương pháp đo lường rủi ro ngân hàng. Phương pháp chuẩn hóa được xem là phương pháp đơn giản và dễ áp dụng nhất. Tuy nhiên cũng đòi hỏi ngân hàng phải lưu trữ được đẩy đủ thông tin quá khứ của khách hàng phục vụ cho

việc đánh giá, chấm điểm khách hàng đó. Sẽ có rất nhiều hệ số rủi ro được áp dụng cho mỗi khách hàng với từng loại giao dịch khác nhau. Thực tế là số lượng khách hàng của mỗi ngân hàng rất là nhiều, mỗi khách hàng phát sinh hàng trăm giao dịch các loại mỗi ngày, vấn đề tính tồn nhu cầu vốn tối thiểu cho hoạt động của ngân hàng thực sự trở thành một bài tốn lớn rất khó khăn trong vấn đề xử lý.

Đối với hai phương pháp còn lại là Đánh giá nội bộ cơ bản IRB và đánh giá nội bộ nâng cao IRB nâng cao thì hai phương pháp này q phức tạp, các cơng thức tốn học tính tốn hệ số rủi ro phải được xác định dựa trên sự theo dõi thống kê của một chuỗi dài dữ liệu quá khứ, phải dựa trên các công thức kinh tế lượng để xác định xác suất.

2.6.2Chi phí thực hiện ứng dụng Basel II quá lớn

Một trong những khó khăn có ảnh hưởng đến việc quyết định áp dụng Basel II vào hệ thống giám sát và quản trị rủi ro của BIDV sẽ là chi phí xây dựng, vận hành và duy trì hệ thống. Đây là một khoản chi phí phát sinh sẽ khơng nhỏ đối với hoạt động ngân hàng có quy mơ khơng lớn. Đối với các ngân hàng quốc tế lớn, họ áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro gần tương thích với Basel II và có thể tiết kiệm chi phí thơng qua tính kinh tế do quy mô và chủng loại (scale of economic). Mặc dù là một trong bốn ngân hàng quốc doanh lớn hàng đầu của Việt Nam, với mức vốn hoạt động lớn, tuy nhiên, để có thể vận dụng và đưa hệ thống quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II đi vào thực tiễn hoạt động của BIDV, ước tính chi phí có thể lên đến 200 triệu dola Mỹ, tương đương 3.200 tỷ đồng Việt Nam, cao hơn so với mức vốn pháp định của các NHTM nhà nước theo Nghị định 141 của Chính phủ.

2.6.3Yêu cầu về vốn của Basel II khá cao

Hiệp ước Basel II được đưa ra nhằm điều chỉnh hoạt động của các tập đồn ngân hàng có phạm vi hoạt động trên nhiều quốc gia, vì vậy yêu cầu vốn là những yêu cầu tối thiểu nhằm mục đích giảm thiểu tối đa khả năng vỡ nợ đối với các ngân hàng đa quốc gia này. Mặc dù tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu được quy định tại Basel II vẫn giữ ở mức 8%, nhưng mức vốn tuyệt đối các ngân hàng phải duy trì cao hơn hẳn so với mức vốn duy trì quy định tại Basel I, vì các ngân hàng phải bổ sung thêm lượng vốn dự phòng tăng thêm cho rủi ro tác nghiệp và rủi ro thị trường. Điều này

sẽ tạo vị thế bất lợi cho BIDV vì phạm vi hoạt động của BIDV tương đối hẹp (thị trường quốc tế vẫn cịn nhỏ lẻ, chỉ mới có văn phịng đại diện và phịng giao dịch với số lượng ít ở các thị trường các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Hồng Kơng và Mỹ). Vì vậy, rủi ro tác nghiệp cũng như rủi ro thị trường sẽ thấp hơn rất nhiều so với các ngân hàng quốc tế đa quốc gia có phạm vi hoạt động lớn hơn, rộng hơn so với BIDV.

2.6.4Chưa có văn bản hướng dẫn về việc thực hiện Basel II

Theo quy định trong Basel II, các NHTM được phép lựa chọn một trong ba phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng và tính tốn tỷ lệ an tồn vốn theo từng phương pháp đã được Ủy ban đưa ra, và có sự đồng ý chấp thuận của cơ quan giám sát ngân hàng (NHNN). Trên thực tế, hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có một văn bản nào yêu cầu bắt buột các NHTM thực hiện theo Basel II cũng như văn bản hướng dẫn việc thực hiện một trong ban phương pháp này cho các NHTM hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

Gần đây nhất là NHNN Việt Nam vừa ban hành thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, thơng tư này có hiệu lực thực hiện kể từ ngày 01/10/2010. Các điều chỉnh của thông tư này chỉ mới dừng lại ở mức gần như tiệm cận với các quy định của Basel I về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu yêu cầu cho hoạt động tín dụng ngân hàng. 2.6.5 Điều kiện đáp ứng của Basel II khá cao

Để ứng dụng được Basel II theo phương pháp IRB cơ bản (phương pháp đánh giá nội bộ cơ bản), ngân hàng phải xác định được xác suất vỡ nợ (PD), thiệt hai do vỡ nợ gây ra (LGD), dựa trên số liệu lịch sử quan hệ của khách hàng, các đặc điểm về tài chính, tài sản bảo đảm, năng lực kinh doanh của khách hàng. Còn đối với phương pháp IRB nâng cao, ngoài yếu tố xác suất vỡ nợ và thiệt hại do vỡ nợ ra, ngân hàng cịn phải ước tính được giá trị đáo hạn hiệu dụng (M) và giá trị hoạt động khi vỡ nợ (EAD). Đối với những thông tin đầu ra như vậy địi hỏi ngân hàng phải có một cơ sở dữ liệu quá khứ về lịch sử giao dịch của khách hàng đối với ngân hàng phải khá lâu, đối với từng khoản vay và khách hàng cụ thể, và của cả danh mục cho vay của ngân hàng. Mặc dù BIDV đã có hệ thống cơng nghệ thơng tin hiện đại để

quản trị ngân hàng. Tuy nhiên, vẫn tập trung chủ yếu ở hệ thống thông tin giao dịch khách hàng hằng ngày, gần như chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu riêng và hệ thống kết xuất dữ liệu nhằm mục đích riêng cho cơng tác quản trị rủi ro tín dụng. Việc xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu hiện đại nhằm mục đích riêng cho quản trị rủi ro theo chuẩn mực Basel II là bài tốn khó đối với BIDV, kể cả về chi phí thực hiện lẫn nguồn nhân lực đáp ứng cho sự vận hành của hệ thống.

2.6.6 Điều kiện hạ tầng cơ sở dữ liệu chưa đáp ứng được

Theo các điều khoản điều kiện về ứng dụng phương pháp IRB, Ủy ban Basel yêu cầu phải duy trì và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu về khách hàng của ngân hàng theo từng đặc điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ, quy trình quản lý, xếp hạng tín nhiệm. Để đạt được những tiêu chuẩn khó khăn này là một nỗ lực đáng kể đổi với

Một phần của tài liệu Ứng dụng basel II trong quản lý rủi ro ngân hàng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(171 trang)
w