Đầu tư và nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu Ứng dụng basel II trong quản lý rủi ro ngân hàng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) (Trang 121)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ RỦI RO TẠI BIDV

3.2 Một số giải pháp hỗ trợ tiến trình thực hiện

3.2.2.1 Đầu tư và nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin

Để có thể ứng dụng và vận hành Basel II thành công và đạt hiệu quả mong đợi, khởi điểm đầu tiên đối với BIDV là đầu tư công nghệ thông tin hơn nữa so với hiện tại, hệ thống cơ sở dữ liệu có thể được tích hợp kết xuất dữ liệu nhằm mục đích phục vụ phân tích, đánh giá, đo lường rủi ro đến từng sản phẩm, đối tượng khách hàng cụ thể, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Liên tục hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin quản lý, cơ sở dữ liệu tích hợp và hiện đại, tập trung và thống nhất.

Tiếp tục nâng cấp mạng diện rộng và hạ tầng công nghệ thông tin với các giải pháp kỹ thuật và phương thức truyền thơng phù hợp với trình độ phát triển của hệ thống tài chính khu vực và của thế giới, phát triển theo hướng hiện đại và tự động hóa, phải tích hợp được dữ liệu theo hệ thống quản trị ngân hàng hiện đại, thống nhất và tập trung.

Tiếp tục tăng cường an ninh hệ thống mạng, bảo mật thông tin, dữ liệu và hệ thống vận hành mạng. Xây dựng hệ thống bảo mật thông tin, dữ liệu và an toàn mạng theo các chuẩn mực và quy định của quốc tế, nghiên cứu và xây dựng đường truyền dữ liệu, liên kết với mạng thông tin quốc tế để tạo thế chủ động hội nhập của ngân hàng, từng bước trở thành ngân hàng hiện đại cung cấp những sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại (ngân hàng điện tử, ngân hàng đa phương tiện, đa phương thức, v.v...)

Đầu tư cho công nghệ bằng cách nhập khẩu và ứng dụng công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới là một sự lựa chọn không đắt nhưng mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Đặc biệt là các phần mềm phân tích hệ thống phân tích rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp và rủi ro thị trường, nhằm nâng cao cơng tác quản lý rủi ro hiện đại, tích hợp hơn.

Đối với rủi ro tín dụng, BIDV cần phải có hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích có khả năng đo lường được rủi ro đến từng khách hàng, từng khoản vay (đo lường xác suất không trả nợ PD, các thành tố rủi ro khác như LGD, EAD, M, v.v...), của tất cả các hoạt động nội bảng và ngoại bảng cân đối tài sản.

Đối với rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường, đề đo lường các rủi ro này, BIDV cần phải đầu tư hệ thống thơng tin tương đối phức tạp, trong đó có thể kết hợp được các dữ liệu từ những giao dịch đơn lẻ và toàn hệ thống, tần suất xuất hiện của các giao dịch rủi ro, nhận dạng được giao dịch nghi ngờ, ước tính được rủi ro của từng giao dịch, từng thao tác dịch vụ phát sinh.

3.2.2.2Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Để có thể ứng dụng chuẩn mực Basel II vào hoạt động kinh doanh BIDV, bên cạnh hạ tầng cơng nghệ thơng tin hiện đại và tích hợp, nguồn nhân lực có trình độ cao là đặc biệt quan trọng để có thể triển khai thực hiện chính xác và hiệu quả các chuẩn mực phức tạp và chi tiết của Basel II. BIDV cần phải phối hợp thường xuyên liên tục với các ngân hàng nước ngoài, tổ chức tập huấn học tập kinh nghiệm của các định chế lớn trên thế giới, liên tục đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực của mình nhằm mục đích tạo nguồn cho sự phát triển trong tương lai. BIDV có thể cùng các chuyên gia nhiều kinh nghiệm từ ngân hàng BIS khu vực Châu Á, thường xuyên phối hợp tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức tài chính, cơng nghệ thống tin, cập nhật và nâng cao năng lực nhận định, đo lường, phân tích, đánh giá và kiểm sốt hệ thống, kiểm sốt rủi ro tín dụng của chuyên viên chuyên trách, đặc biệt là cán bộ chuyên trách kiểm soát rủi ro.

Bên cạnh đó, BIDV cần phải cải thiện nhiền hơn nữa việc thực thi các chính sách về đãi ngộ nhân tài, tạo lập mơi trường làm việc cạnh tranh bình đẳng, cơ hội cống hiến và thăng tiến của nhân viên BIDV, bên cạnh chế độ đãi ngộ thì chế độ thu

nhập không kém phần quan trọng trong việc tuyển chọn, duy trì và phát triển nhân tài. BIDV cần phải xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực có tính dài hạn thơng qua hình thức đào tạo nước ngồi, tổ chức các chương trình do tổ chức nước ngồi trực tiếp đào tạo, huấn luyện, đào tạo tại nước ngồi, qua đó học tập kinh nghiệm quản lý điều hành vào thực tiễn hoạt động kinh doanh của BIDV.

3.2.2.3Cải tiến hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo chuẩn mực mới Basel II

Nghiên cứu đầu tư nâng cấp hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo chuẩn mực Basel II (đặc biệt là theo chuẩn hệ thống đánh giá nội bộ cơ bản IRB của Basel II) nhằm mục đích hỗ trợ cơng tác quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp và rủi ro thị trường. Đồng thời là phương tiện để thực hiện các cơng tác trích lập dự phịng rủi ro, làm cơ sở cấp tín dụng đối với khách hàng. Hiện BIDV chỉ mới thực hiện hệ thống xếp hạng nội bộ đối với khách hàng là doanh nghiệp, chưa triển khai ứng dụng đối với hai đối tượng khách hàng còn lại là khách hàng cá nhân (bán lẻ) và khách hàng là các tổ chức tài chính tín dụng. Đồng thời, hệ thống đánh giá xếp hạng nội bộ của BIDV mới chỉ dừng lại ở việc xếp hạng phân loại khách hàng, phân loại nhóm nợ khách hàng, chưa xác định được xác suất vỡ nợ (PD) của một khách hàng, một khoản vay, điều kiện cần và tiên quyết trong vấn đề áp dụng Basel II.

Trong thời gian tới, để có thể ứng dụng một cách tồn diện và hiệu quả Basel II, BIDV nhất thiết phải tiếp tục phát triển hệ thống xếp hạng nội bộ đối với hai đối tượng khách hàng nêu trên, đồng thời nâng cấp phát triển hệ thống xếp hạng nội bộ theo chuẩn mực Basel II, làm cơ sở cho việc đưa Basel II vào hoạt động quản trị của ngân hàng, đồng thời hệ thống phải có khả năng đánh giá xếp hạng nội bộ theo từng ngành kinh doanh rộng và hẹp, tùy từng thời kỳ cụ thể mà có những đánh giá xếp hạng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh phù hợp và thiết thực với sự vận hành phát triển chung của nền kinh tế, làm cơ sở cho định hướng phát triển hay thu hẹp tín dụng, kiểm sốt rủi ro tín dụng.

3.2.2.4Cải tiến quy trình quản trị rủi ro

Theo yêu cầu tối thiểu của Ủy ban Basel II, các ngân hàng thương mại cần phải có ban chun trách kiểm sốt rủi ro, trong đó phải có những nhà phân tích, những chun gia đầu ngành trong lĩnh vực phân tích, đánh giá hệ thống, nhận định

111

tình hình về thị trường, ngành nghề, chu kỳ phát triển kinh tế, nhằm mục đích kiểm sốt và dự báo về rủi ro thị trường, rủi ro tác nghiệp, v.v..., để có thể đánh giá một các tồn diện nhất về rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Hiện tại, hệ thống quản lý rủi ro của BIDV cịn phụ thuộc nhiều vào nguồn thơng tin và dữ liệu đầu vào của bộ phận khởi tạo tín dụng, thẩm định và đánh giá rủi ro trên thơng tin thứ cấp sẵn có của hồ sơ tín dụng. Để có thể có những đánh giá phân tích và tái thẩm định rủi ro một cách độc lập, chính xác và hiệu quả khoản vay, bộ phận quản lý rủi ro BIDV cần phải được trang bị hệ thống cơ sở dữ liệu về ngành, về xã hội, có ban chun trách kiểm sốt rủi ro phải có đủ nguồn nhân lực như yêu cầu của Ủy ban Basel đề ra như trên có những phân tích đánh giá chun biệt nhằm phối hợp tái thẩm định một cách hiệu khoản tín dụng mà BIDV dự kiến tài trợ cho vay.

Cải tiến công tác báo cáo rủi ro, hiện tại các báo cáo rủi ro của BIDV chỉ mới dừng lại ở mức báo cáo định kỳ những nội dung, sự kiện đã diễn ra ở quá khứ. Trong thời gian tối, BIDV cần phải nâng cao chất lượng của các báo cáo rủi ro, báo cáo phải mang tính dự báo cao, đi sâu vào đánh giá, định hướng trong tương lai, trở thành những chỉ báo, điểm dẫn phòng ngừa rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh của BIDV. Tiếp theo đó, cơng tác báo cáo phải ứng dụng được lợi thế, sức mạnh của công nghệ thông tin, số liệu báo cáo phải được kết xuất từ cơ sở dữ liệu tích hợp, cơng tác báo cáo chỉ cịn lại là của nhiệm vụ phân tích và đánh giá, nhận định và dự báo tình hình diễn biến trong thời gian tới, khơng nên để mất nhiều thời gian vào việc thu thập thơng tin trong q trình tác nghiệp báo cáo, khơng mang lại hiệu quả và chất lượng chiều sâu của báo cáo rủi ro.

Cải tiến hình thức báo cáo rủi ro, hình thức của báo cáo phải thể hiện được chiều sâu của phân tích, nhận định và dự báo nhiều hơn, như thực hiện báo cáo có những biểu đồ, sơ đồ trực quan hơn, sử dụng các tín hiệu màu sắc (đỏ, cam, vàng, xanh) thể các cấp độ rủi ro. Báo cáo định kỳ phải thực hiện theo từng chuyên đề và thực hiện theo một chuẩn mực chung thống nhất.

Nâng cao công tác kiểm soát nội bộ theo những yêu cầu tối thiểu của chuẩn mực Basel II, Hệ thống kiểm sốt nội bộ phải tìm kiếm được những xu hướng tiềm

112

ẩn rủi ro có thể xảy ra, để từ đó có những cảnh báo từ sớm những dấu hiệu rủi ro có thể phát sinh trong tương lai, những bất ổn khơng an tồn của hệ thống, trong tác nghiệp hằng ngày và có những biện pháp, phương án phòng ngừa, chấn chỉnh rủi ro kịp thời.

3.2.2.5 Tăng cường và hoàn thiện chức năng của một số Phòng ban, đảm bảo

yêu cầu của hệ thống vận hành Basel II

Hoàn thiện chức năng kiểm sốt rủi ro tín dụng của các ban thuộc Khối quản lý rủi ro BIDV theo chuẩn mực mà Basel II đã đặt ra, đảm bảo đủ nguồn lực và nhân tố cấu thành của hệ thống vận hành và hoạt động theo yêu cầu của Basel II. Đồng thời, nâng cấp tăng cường chức năng của Ban kiểm tra nội bộ BIDV thành một ban có chức năng kiểm sốt chun trách độc lập, đảm nhận thêm vai trị của Ban kiểm soát nội bộ IRB theo chuẩn mực của Basel II như đã phân tích như trên, cũng như đảm nhận thêm chức năng của một số vai trò khác mà quy định của thông tư 13 đặt ra khi thông tư bắt đầu đi vào hiệu lực thực hiện (Tại điều 11 thông tư 13 quy định tổ chức tín dụng phải thành lập một bộ phận quản lý tài sản “Nợ”, tài sản “Có” từ cấp phòng hoặc tương đương trở lên, để theo dõi và quản lý khả năng chi trả hàng ngày. Bộ phận quản lý tài sản “Nợ”, tài sản “Có” do Tổng Giám đốc (Giám đốc) hoặc Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) được ủy quyền phụ trách).

3.2.2.6 Đầu tư nguồn lực tài chính và cam kết thực hiện của người đứng đầu

cho việc ứng dụng Basel II

Để có thể đưa chuẩn mực Basel II đi vào hoạt động kinh doanh thường ngày của BIDV, việc chuẩn bị một nguồn lực tài chính đủ đảm bảo cho quá trình triển khai thực hiện Basel II là không thể thiếu, bên cạnh đó là phải có sự nhận thức sâu sắc và cam kết thực hiện một cách mạnh mẽ của người đứng đầu trong việc quyết tâm thực hiện chuẩn mực Basel II, đưa Basel II vào hoạt động kinh doanh thường ngày của BIDV.

Theo kinh nghiệm ứng dụng Basel II tại các nước, đặc biệt là các nước trong khu vực, để vận dụng được Basel II vào đưa Basel II đi vào hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại tại, chi phí thực hiện khoản 10 triệu USD (tương đương 190 tỷ đồng) đây là một khoảng chi phí đầu tư khơng phải nhỏ đối với hoạt

động ngân hàng như BIDV. Vì vậy, để việc ứng dụng Basel II mang lại nhiều hiệu quả ứng dụng thiết thực nhất, phù hợp với trình độ hoạt động và phát triển của BIDV trong giai đoạn này, BIDV chưa nên thực hiện triển khai thực hiện hàng loạt nội dung Basel II, chỉ vận dụng những nội dung thiết thực và gần gũi nhất với hệ thống đang vận hành hoạt động của BIDV, trên nền tảng thực hiện đầy đủ các quy định của nhà nước Việt Nam về quản lý rủi ro ngân hàng (thông tư 13 và thông tư 19), đẩy mạnh công tác tạo nguồn lực và sự nhất trí đồng lịng trong tồn thể cán bộ nhân viên của BIDV, xây nguồn lực và hệ thống nhân lực cho sự vận hành hoạt động của Basel II, trên cơ sở đó, vận dụng từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, từng bước từng bước một thực hiện chuẩn mực Basel II vào hoạt động quản trị ngân hàng, Khơng rời định hướng và theo lộ trình cam kết thực hiện, quyết tâm ứng dụng đưa chuẩn mực Basel II vào hệ thống quản trị ngân hàng của BIDV.

3.2.2.7Tiếp tục thực hiện minh bạch hóa thơng tin, tn thủ tính thị trường

BIDV hiện là ngân hàng thương mại nhà nước duy nhất tại VN đã và đang công bố số liệu theo cả hai chuẩn mực quốc tế VAS và IFRS và thường xuyên thực hiện công bố và minh bạch thông tin, hướng hoạt động theo thông lệ quốc tế.

Tiến đến cổ phần hóa theo tinh thần chỉ đạo của Chính Phủ, BIDV phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện u cầu cho q trình cổ phần hóa, thực hiện minh bạch hóa thơng tin là một trong những điều kiện quan trọng không thể thiếu trong q trình cổ phần hóa. Trong thời gian qua, BIDV đã thực hiện rất tốt việc minh bạch thông tin, là đơn vị quốc doanh đi đầu trong việc thực hiện kế tốn kiểm tốn theo các chuẩn mực thơng lệ quốc tế, trong thời gian tới công tác minh bạch càng cần được nâng cao hơn nữa, đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư và xã hội, cụ thể

Công bố thơng tin phải đầy đủ, chính xác và kịp thời theo qui định của pháp luật. Công bố thông tin phải do Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc hoặc người được uỷ quyền công bố thông tin thực hiện. Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do người được uỷ quyền công bố thông tin cơng bố. Trường hợp có bất kỳ người nào cơng bố thơng tin làm ảnh hưởng đến giá chứng khốn thì người được uỷ quyền cơng bố thơng tin phải xác nhận hoặc đính chính

thơng tin đó trong thời hạn hai mươi bốn (24) giờ, kể từ khi thông tin trên được công bố.

Việc công bố thông tin phải được thực hiện đồng thời trên các phương tiện thông tin đại chúng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Qua kinh nghiệm xây dựng và áp dụng hệ thống đo lường về chuẩn mực vốn Basel II của các nước, nhất là các nước trong khu vực có nền kinh tế và văn hóa tương đồng với Việt Nam, vận dụng Basel II từng bước một, phù hợp với thực tế tình hình hoạt động của bản thân ngân hàng đó, xây dựng các tiền đề cơ sở vật chất và nguồn nhân lực đáp ứng cho hoạt động liên tục của hệ thống sẽ đảm bảo cho việc vận dụng Basel II một cách thành cơng và hiệu quả, chi phí thực hiện thấp nhưng tính khả thi thực tiễn áp dụng cao.

Hệ thống quản lý rủi ro theo chuẩn mực Basel II rất phức tạp và khó khăn khi triển khai thực hiện, đặc biệt là đối với BIDV - một ngân hàng nhà nước giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi hoạt động theo cơ chế thị trường của loại hình ngân hàng thương mại. Vì vậy, để đảm bảo thành công trong quá trình áp dụng Basel II, BIDV cần phải có lộ trình áp dụng phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh và trình độ quản lý của mình, bám sát và thực hiện các yêu cầu về an toàn

Một phần của tài liệu Ứng dụng basel II trong quản lý rủi ro ngân hàng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) (Trang 121)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(171 trang)
w