Mô hình đa nhân tố thể hiện tác động của các biến số đến chỉ số VNIndex

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình đa nhân tố xác định tỷ suất sinh lợi trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 56 - 58)

ƯƠ NG 1 : TỔNG LUẬN VỀ MÔ HÌNH ĐA NHÂN TỐ

2.2 Xây dự ng mô hình đa nhân tố xác định TSSL trên TTCK Việt Nam

2.2.2.1 Mô hình đa nhân tố thể hiện tác động của các biến số đến chỉ số VNIndex

VNIndex Biến phụ thuộc của mơ hình là tỷ suất sinh lợi của thị trường (VNIg), 13 biến số độc lập nhằm giải thích tỷ suất sinh lợi của TTCK Việt Nam là:

(1)

T ă ng tr ưở ng giá tr ị s ả n xu ấ t công nghi ệ p – IPg : Được xem là chỉ số đo lường hoạt động kinh tế, lý tưởng nhất là sử dụng thước đo tăng trưởng GDP, tuy nhiên tại Việt Nam chỉ có số liệu theo q chứ khơng cơng bố hàng tháng nên tác giả sử dụng IPg để thay thế. Những thay đổi của lĩnh vực sản xuất sẽ ảnh hưởng đến việc làm, chi tiêu của người dân và lợi nhuận của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu.

(2)

L ạ m phát (ch ỉ s ố giá tiêu dùng) – CPIg : Lạm phát ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí vay mượn của doanh nghiệp thơng qua việc thay đổi dòng tiền và lãi suất chiết khấu từ đó tác động đến giá trị của cổ phiếu.

(3)

T ă ng tr ưở ng giá tr ị xu ấ t kh ẩ u – Xg : Tăng trưởng giá trị xuất khẩu tốt trực tiếp làm gia tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp xuất khẩu và gián tiếp góp phần vào tăng trưởng kinh tế. Từ đó sẽ tác động làm tăng giá trị doanh nghiệp, tăng TSSL của cổ phiếu.

(4)

T ă ng tr ưở ng giá tr ị nh ậ p kh ẩ u – Mg : Tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế và tác động gián tiếp đến lợi nhuận doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến biến động TSSL của cổ phiếu nói riêng và TTCK nói chung.

(5)

T ă ng tr ưở ng cung ti ề n – M2g : Biến số này liên quan đến chính sách tiền tệ của NHNN, việc nới lỏng cung tiền sẽ giúp chi phí vay mượn giảm, doanh nghiệp có động lực đầu tư sản xuất kinh doanh và gia tăng lợi nhuận.

(6)

Bi ế n độ ng lãi su ấ t bình quân liên ngân hàng – IRg : Biến động lãi suất thường ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận và dịng tiền do doanh nghiệp tạo ra. Có nhiều loại lãi suất có thể sử dụng như cấu trúc kỳ hạn của lãi suất, lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu, lãi suất huy động, cho vay… Do lãi suất cơ bản và lãi suất chiết khấu do NHNN cơng bố thường rất ít biến động, việc thu thập dữ liệu về lãi suất cho vay, huy động khó khăn nên ở đây tác giả sử dụng dữ liệu về lãi suất bình quân liên ngân hàng kỳ hạn 1 tháng.

(7)

T ỷ giá h ố i đ oái – EXg : Biến số này có tác động trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, thậm chí cả nền kinh tế của quốc gia nên sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp, GDP và biến động TSSL của TTCK.

(8)

Ch ỉ s ố S&P500 – SP500 : Trong thời gian trước hội nhập WTO, thị trường tài chính Việt Nam gần như miễn nhiễm với những biến động của TTCK toàn cầu. Tuy nhiên, kể từ sau hội nhập, đặc biệt là kể từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu đến nay, theo đánh giá của tác giả thì mức độ tương quan giữa TTCK Việt Nam và TTCK toàn cầu đã tăng lên đáng kể. Do vậy, tác giả sử dụng chỉ số S&P500 để kiểm định mối tương quan này. (9

& 10) Giá vàng, giá d ầ u – GPg, OPg : Tại các thị trường phát triển, những hàng hóa này là một trong số những kênh đầu tư quan trọng. Chính vì vậy, những biến động trên thị trường hàng hóa có thể tác động đến dòng tiền ra – vào TTCK. Ở VN, mặc dù kênh đầu tư hàng hóa chưa phổ biến, tuy nhiên cũng đã có những tác động nhất định, riêng đối với biến số giá dầu thơ cịn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp sử dụng xăng dầu làm

nguyên liệu đầu vào. Do vậy, tác giả đưa 2 biến số này vào mơ hình nghiên cứu của mình.

(11) Giá tr ị v ố n hóa c ủ a TTCK – SIZE: Biến số này được đưa vào nhằm mục đích kiểm định sự tác động của quy mô đến TSSL trên TTCK.

(12

& 13) Giá tr ị MUA – BÁN c ủ a các N Đ TNN : Các nhà đầu tư nước ngoài hầu hết là những nhà đầu tư có kiến thức chun mơn tốt, kinh nghiệm nhiều nên giao dịch của họ trên TTCK Việt Nam thời gian qua luôn được các nhà đầu tư trong nước dõi theo và khơng ít nhà đầu tư xem yếu tố này là một trong những lý do để quyết định đầu tư vào một cổ phiếu nào đó. Để xác định xem điều này có thật sự ảnh hưởng đến biến động của TTCK Việt Nam, tác giả đưa thêm vào hai biến là giá trị giao dịch mua của NĐTNN (BUY) và giá trị giao dịch bán (SELL) của NĐTNN.

Các biến số trên sẽ được kết hợp thành một mơ hình tuyến tính giống dạng mơ hình đã được đề xuất bởi CRR (1986).

VNIg = b0 + b1IPg + b2CPIg + b3Xg + b4Mg + b5M2g + b6IR g + b7 EXg + +b8S & P500 + b9GPg + b10OPg + b11SIZE +b12 BUY

+ b13SELL

(2.3)

Với bj là hệ số đo lường sự nhạy cảm của VNIndex với biến động của các nhân tố định giá (ở đây là 13 nhân tố). Hay, nó đo lường sự thay đổi trong TSSL của thị trường (VNIndex) đối với thay đổi của các của các nhân tố rủi ro.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình đa nhân tố xác định tỷ suất sinh lợi trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w