Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán TPHCM - HSX
Tác giả đã thực hiện 50 bảng câu hỏi khảo sát với nội dung là “Những nhân tố tác
động đến TSSL của cổ phiếu trên TTCK Việt Nam”, đối tượng khảo sát gồm 50 lãnh
đạo, các chun viên, nhân viên phân tích tại các cơng ty chứng khốn và cơng ty quản lý quỹ. Theo đó, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, chính sách vĩ mơ của Nhà nước và tâm lý nhà đầu tư là những nhân tố ảnh hưởng hàng đầu đến biến động của TTCK Việt Nam; bên cạnh đó, sự tác động của các biến số lạm phát, lãi suất, tỷ
19/03/07 459.36 1/11/07 393.59 12/05/06 240.71 26/10/09 209.77 28/8/07 250.69 5/9/08189.14 128.4 12/09/05 90.08 24/2/09 78.06
giá và biến động của TTCK thế giới cũng có những ảnh hưởng nhất định. Để có cái nhìn cụ thể hơn về sự tác động của các nhân tố đến quá trình phát triển của TTCK Việt Nam; tác giả sẽ chia quá trình phát triển của thị trường thành 4 giai đoạn.
Khối lượng giao dịch (ngàn CP) HNXIndex
90,000 500 400 60,000 300 30,000 200 100 0 0 07/05 05/06 11/06 06/07 12/07 07/08 01/09 07/09 01/10 07/10
HÌNH 2.5: BIẾN ĐỘNG HNXINDEX GIAI ĐOẠN T7/2005 – T8/2010
Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội - HNX 2.1.2.1 Giai đoạn 2000 – 2005: Khởi động để tăng tốc
Ra đời trong bối cảnh chính trị ổn định, kinh tế bắt đầu được hưởng lợi từ sự phục hồi của các nền kinh tế lớn Châu Á sau khủng hoảng tài chính tiền tệ (1997 -1998), áp lực lạm phát hầu như khơng có (Bảng 2.3) đã giúp TTCK Việt Nam đã nhanh chóng trở thành kênh đầu tư được nhiều NĐT trong nước quan tâm. Tuy nhiên, với khối lượng cổ phiếu niêm yết khiêm tốn (Bảng 2.1) trong khi sức cầu liên tục tăng cao đã khiến cán cân cung cầu hàng hóa trên thị trường bị mất cân đối nghiêm trọng, tâm lý mua bằng mọi giá của NĐT đã đẩy VNIndex tăng hơn gấp 5,6 lần trong chưa đầy một năm hoạt động, từ mức khởi đầu 100 điểm lên đỉnh điểm 563 điểm vào ngày 22/6/2001. Sự bất hợp lý này khiến thị trường phải trả giá đắt và liên tục lao dốc xuống mức thấp nhất 138,19 điểm vào ngày 10/11/2003 do tâm lý hoảng loạn, tháo chạy khỏi thị trường bằng mọi giá của nhà đầu tư. Sau khi chạm đáy, thị
trường đã bật dậy lấy lại thế cân bằng và dao động trong biên độ hẹp (270 điểm – 308 điểm) trong suốt hơn 2 năm sau đó.
BẢNG 2.3: MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2000 - 2005
2000 2001 2002 2003 2004 2005 Giá thực tế Tổng sản phẩm trong nước - Tỷ đồng 441,646 481,295 535,762 613,443 715,307 839,211 GDP bình quân/Người Nơi tệ - Nghìn đồng 5,689 6,117 6,720 7,583 8,720 10,185
Ngoại tệ - USD 402 n/a 440 492 553 642
Tích luỹ tài sản - Tỷ đồng 130,771 150,033 177,983 217,434 253,686 298,543
% Tăng trưởng 14.73% 18.63% 22.17% 16.67% 17.68%
Tiêu dùng cuối cùng - Tỷ đồng 321,853 342,607 382,137 445,221 511,221 584,793
% Tăng trưởng 6.45% 11.54% 16.51% 14.82% 14.39%
Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ - Tỷ đồng 243,049 262,846 304,262 363,735 470,216 579,339
% Tăng trưởng 8.15% 15.76% 19.55% 29.27% 23.21% Nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ - Tỷ đồng 253,927 273,828 331,946 415,023 524,216 614,427 % Tăng trưởng 7.84% 21.22% 25.03% 26.31% 17.21% Giá so sánh 1994 Tổng sản phẩm trong nước - Tỷ đồng 273,666 292,535 313,247 336,242 362,435 393,031 Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 6.79 6.89 7.08 7.34 7.79 8.44 Một số tỷ lệ so với GDP (Giá thực tế) - % Tích luỹ tài sản 30 31 33 35 35 35.58 Tài sản cố định 28 29 31 33 33 32.87 Tiêu dùng cuối cùng 73 71 71 73 71 69.68
Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ 55 55 57 59 66 69.03
Nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ 58 57 62 68 73 73.21
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 99.4 100.8 104 103 109.5 108.4
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam – GSO
Như vậy, thị trường trong giai đoạn này chủ yếu chịu tác động bởi sự mất cân đối về cung cầu và tâm lý của nhà đầu tư; hầu như chưa có sự liên kết với các yếu tố vĩ mơ, lại càng khơng chịu tác động nhiều từ tình hình thế giới bởi giai đoạn này độ mở của thị trường tài chính Việt Nam cịn rất thấp; sự tham gia của các NĐTNN còn rất hạn chế, tổng giá trị mua ròng của 5 năm chỉ khoảng 835 tỷ đồng. Mặc dù mức vốn hóa thị trường trong suốt 4 năm đầu tiên chưa đến 1% GDP cho thấy TTCK chưa có đóng góp lớn đối với nền kinh tế nhưng năm cuối của giai đoạn khởi động đã tạo lập nền tảng quan trọng cho thị trường khi Nghị định 187 về cổ phần hóa DNNN đã tạo hành lang pháp lý cho việc triển khai hoạt động bán đấu giá cổ
phần lần đầu cũng như đấu giá cổ phần DNNN qua TTGDCK (Quyết định 528QĐ- TTg ngày 14/6/2005); TTGDCK Hà Nội chính thức đi vào hoạt động hứa hẹn sự gia tăng mạnh mẽ của cung hàng hóa cũng như sự sơi động của thị trường sau đó… Đặc biệt, năm này cịn đánh dấu sự bắt đầu hội nhập tài chính quốc tế của VN khi Chính phủ ban hành Quyết định số 238/2005/QĐ-TTg ngày 29/9/2005 cho phép tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần của NĐTNN tại các công ty niêm yết từ 30% lên 49% cũng như lần đầu tiên phát hành thành 750 triệu USD trái phiếu ra thị trường quốc tế.
2.1.2.2 Giai đoạn 2006 – 2007: Phát triển đột phá
Từ mốc xuất phát 307,5 điểm vào cuối năm 2005, đến cuối năm 2007 chỉ số VNIndex khép lại ở mức 927,02 điểm (gấp 3 lần), trong đó đỉnh cao nhất đạt được là 1170,67 điểm vào 12/3/2007. Sự phát triển của TTCK giai đoạn này bắt đầu chịu tác động rõ rệt từ hội nhập quốc tế, chính sách của nhà nước liên quan trực tiếp và gián tiếp đến TTCK, các biến động trong chỉ số vĩ mơ, cán cân cung cầu hàng hóa trên thị trường và tâm lý lạc quan của các nhà đầu tư.
Tác động từ môi trường vĩ mô: Tăng trưởng GDP năm 2005 đạt 8,44% và tiếp
tục đạt trên 8% trong 2 năm 2006 – 2007 (lần lượt là 8,23% và 8,46%); áp lực lạm phát trong giai đoạn này chưa đáng quan ngại, CPI năm 2006 ở mức 6,6% và duy trì ở mức dưới hai con số cho đến tháng 10/2007; lãi suất cơ bản duy trì 7% - 8%, lãi suất tái chiết khấu ở mức 3,5% - 4,5%/năm, lãi suất huy động trong khoảng 7,5%/năm và lãi suất cho vay trung bình ở mức dưới 12%/năm; tỷ giá ổn định ở mức gần 15.900 – 16.200 đồng trong suốt giai đoạn. Sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO từ ngày 7/11/2006 đã tạo cú hích giúp thị trường Việt Nam đột phá; nhiều NĐT tài chính nước ngồi (JP Chase Morgan, Citigroup, ABN Amro, Merrill Lynch, Goldman Sachs, HSBC, Dragon Capital … ) nhìn nhận Việt Nam như là một điểm đến đầu tư hàng đầu. Nhờ hội nhập, xuất khẩu tăng trưởng mạnh, dịng vốn đầu tư nước ngồi chảy vào Việt Nam mạnh mẽ hơn nhiều so với giai đoạn trước đó. Thu hút vốn FDI trong năm 2007 đạt mức kỷ lục với vốn đầu tư đăng ký lên đến 20,3 tỷ USD, tăng 69,1% so với năm 2006, lượng vốn thực
hiện đạt tới 4,6 tỷ USD. Nguồn vốn ODA cam kết đạt kỷ lục 4,4 tỷ USD, giải ngân đạt khoảng 3,9 tỷ USD. Năm 2007, nguồn vốn đầu tư gián tiếp (FII) ước đạt 5,6 tỷ USD, cao gấp 4,3 lần năm trước; lượng kiều hối thu được trong năm 2007 cũng tăng mạnh, lên đến 6 tỷ USD (năm 2005 là 4 tỷ USD và 2006 là 5,2 tỷ USD). Những yếu tố góp phần tạo động lực mạnh mẽ cho TTCK bùng nổ mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2006 và nửa đầu năm 2007. Tuy nhiên, sự tăng trưởng q nóng trong cung tiền (M2) và tín dụng đã khiến dịng tiền nóng chủ yếu chảy vào chứng khốn, bất động sản thay vì đầu tư sản xuất kinh doanh báo hiệu nguy cơ lạm phát bùng nổ trong tương lai gần. Lo ngại về chính sách thắt chặt tiền tệ (Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN) khiến kỳ vọng lãi suất sẽ leo thang, dòng vốn nước ngoài chảy vào quá mạnh khiến nguy cơ biến động mạnh trong tỷ giá gia tăng. NĐT bắt đầu nhận thấy những rủi ro tiềm ẩn, khiến thị trường điều chỉnh giảm trong những tháng cuối năm 2007.
Ảnh hưởng từ chính sách của nhà nước và sự gia tăng của nguồn cung: Giai
đoạn này đánh dấu sự ra đời và chính thức có hiệu lực của Luật chứng khoán, Luật đầu tư, Pháp lệnh ngoại hối, Công văn chấm dứt ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho các DNNY sau 31/12/2006 đã tạo ra làn sóng “chạy đua lên sàn để kịp hưởng ưu đãi thuế” khiến lượng hàng hóa trên thị trường gia tăng mạnh mẽ. Chỉ trong 2 năm 2006 – 2007, số lượng doanh nghiệp lên sàn tăng thêm 210 doanh nghiệp, gấp 6,6 lần giai đoạn 2000 - 2005, giao dịch trên thị trường vô cùng sôi động. Sự tăng quá nóng của thị trường khiến NHNN phải vào cuộc thông qua việc ban hành Chỉ thị 03 yêu cầu các NHTM phải khống chế dư nợ cho vay đầu tư chứng khốn dưới mức 3% tổng dư nợ tín dụng, hạn chót là ngày 31/12/2007. Cung hàng hóa tăng mạnh trong khi chính sách hạn chế dịng tiền vào chứng khoán được NHNN thực hiện rất quyết liệt, áp lực đảo chiều đè nặng lên TTCK.
Kỳ vọng của NĐT và nhu cầu đầu tư: Sau thời gian dài đi ngang, nay có thêm
cú hích từ tình hình vĩ mơ, sự kiện gia nhập WTO khiến kỳ vọng vào sự bùng nổ của thị trường của các NĐT tăng lên và họ mạnh dạn gia nhập thị trường.
NIndex M2, tn dụng
Nhu cầu đầu tư tăng cao thể hiện qua số lượng tài khoản chứng khoán năm 2006 tăng gấp 3,8 lần năm 2005 đạt 111 ngàn tài khoản, hết năm 2007 con số này tăng lên 312 ngàn tài khoản (gấp 11 lần năm 2005), trong đó số tài khoản của NĐTNN chiếm gần 3%. Giá trị mua ròng cổ phiếu trên HSX của NĐTNN tăng rất mạnh trong giai đoạn này, đạt 6,4 ngàn tỷ vào năm 2006 và 22,9 ngàn tỷ trong năm 2007, lần lượt gấp 7,7 lần và 27,4 lần tổng giá trị của 5 năm trước đó. NĐT trong nước bắt đầu có thói quen coi giao dịch của khối ngoại là một yếu tố khá quan trọng trong quyết định đầu tư của mình. Sự tích cực của khối ngoại khiến tâm lý NĐT trong nước càng thêm hưng phấn và đẩy thị trường lên cao. Tuy nhiên, sự nhạy cảm với các biến động vĩ mô, đặc biệt là lạm phát và tỷ giá đã khiến giá trị mua ròng của NĐTNN bắt đầu sụt giảm vào cuối giai đoạn này, ảnh hưởng đến tâm lý lưỡng lự của các NĐT trong nước.
V 250% 200% 150% 100% 50% 0% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% VNInde x 250% 200% 150% 100% 50% 0% GTSXCN, xuất khẩu 50% 40% 30% 20% 10% 0% -10% 12/05 04/06 08/06 12/06 04/07 08/07 12/07
VNIndex (yoy) Cung tiền M2 (yoy)
Tín dụng (yoy)
12/05 04/06 08/06 12/06 04/07 08/07 12/07
VNIndex (yoy) GTSXCN (yoy)
Xuất khẩu (yoy)
Hình 2.6: TĂNG TRƯỞNG VNINDEX VÀ CÁC BIẾN SỐ VĨ MƠ (2006 – 2007)
Nguồn: SBV, GSO, HSX
Mặc dù có sự điều chỉnh giảm ở thời gian cuối nhưng giai đoạn này vẫn được xem là bùng nổ nhất, thành công và ấn tượng nhất trong lịch sử phát triển của TTCK Việt Nam. Tổng số lượng các DNNY đạt 252 đơn vị (HSX 138 cổ phiếu, 3 chứng chỉ quỹ, HNX 111 cổ phiếu) với tổng giá trị niêm yết đạt 411 ngàn tỷ đồng (~ 25 tỷ USD, cuối năm 2005 chỉ khoảng gần 38 ngàn tỷ đồng ~2,4 tỷ USD), , tổng giá trị vốn hóa đạt 495 ngàn tỷ đồng, chiếm 43,24%GDP vào cuối năm 2007, giá trị giao
dịch toàn thị trường trong năm 2007 gấp 4,6 lần so với năm 2006 và gấp 37,4 lần tổng giao dịch trong 5 năm trước nữa; Tổng lượng vốn huy động qua TTCK năm 2007 đạt 90.000 tỷ đồng. Với những phân tích ở trên, rõ ràng nguồn gốc hình thành TSSL trên TTCK Việt Nam đã bắt đầu hiện diện rõ nét hơn và sẽ còn được thể hiện rõ hơn nữa trong những giai đoạn tiếp theo.
2.1.2.3 Giai đoạn 2008 – tháng 3/2009: Khủng hoảng nặng nề
Bất ổn trong vĩ mơ khơng cịn là nguy cơ mà chính thức trở thành hiện thực, áp lực thu hồi nợ của các NHTM để đảm bảo tuân thủ Chỉ thị 03 của NHNN khiến làn sóng bán tháo cổ phiếu lan tràn trong khắp giới đầu tư, hậu quả của việc sử dụng địn bẩy tài chính quá đà khiến lượng cổ phiếu bị giải chấp gia tăng không ngừng, cùng với việc phát hành cổ phiếu ồ ạt cuối năm 2007 và nhiều DNNY mới đã gây sức ép nặng nề đến nguồn cung, trong khi tâm lý NĐT bi quan cùng cực khiến sức cầu bị co cụm, và thị trường rơi tự do từ 1103,88 điểm (ngày 16/10/2007) xuống còn 382,07 điểm (ngày 18/6/2008), chỉ trong 8 tháng VNIndex đã mất đi 65,4% giá trị. Giá nhiều cổ phiếu đã trở nên rất hấp dẫn nhà đầu tư, cộng với chính sách hỗ trợ thị trường (thay đổi biên độ giao dịch, chỉ đạo SCIC bơm tiền mua cổ phiếu) đã giúp tâm lý NĐT ổn định và thị trường có đợt sóng phục hồi chóng vánh từ 382,07 điểm lên 532,71 điểm vào ngày 8/9/2008. Tưởng như cuộc khủng hoảng trong nước đã qua đi và bước vào giai đoạn phục hồi; tuy nhiên, cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn Mỹ mặc dù bắt đầu nhen nhóm từ cuối năm 2007 nhưng mãi đến cuối năm 2008 đầu năm 2009 mới là giai đoạn đỉnh điểm và tàn phá thảm khốc TTCK cũng như nền kinh tế Mỹ và lan rộng khắp toàn cầu. Chưa kịp “định thần” sau cuộc khủng hoảng trong nước đã phải chịu thêm cú sốc khủng hoảng tài chính tồn cầu kéo theo hàng loạt các quốc gia rơi vào suy thối, thậm chí đứng bên bờ vực phá sản cấp quốc gia, chứng khốn thế giới sụt giảm “khơng phanh” khiến NĐT tại Việt Nam hoảng loạn tột độ. NĐTNN thì bán để rút vốn về nước, NĐT trong nước cũng bán bằng mọi giá, trong 6 tháng kinh hồng cịn lại của giai đoạn này, VNIndex tiếp tục lao thẳng từ 532,71 điểm xuống đáy 235,5 điểm vào ngày 24/2/2009, mất đi
28.2%
57.5%
50.5%
9.5%
55,8% giá trị. Như vậy, so với mức đỉnh cao nhất đã thiết lập (1170,67 điểm) thì sau gần 2 năm tiếp theo, TTCK Việt Nam đã mất đi gần 80% giá trị, trở thành một trong những thị trường sụt giảm mạnh nhất thế giới. Tác giả xin điểm lại một số nhân tố tác động nổi bật đến TTCK giai đoạn này như sau:
Cú sốc trong nước mang tên “bất ổn vĩ mô”: Sau khi tăng trưởng cung tiền và
tín dụng đạt cực đại, lạm phát bắt đầu tăng phi mã. Do vậy, ngồi việc siết tín dụng vào chứng khốn thơng qua Chỉ thị 03, NHNN liên tiếp ban hành các quyết định tăng mạnh lãi suất. Tuy nhiên, sau khi lạm phát bắt đầu được khống chế bởi chính sách thắt chặt tiền tệ thì giá cả hàng hóa thế giới lao dốc (giá dầu từ đỉnh 140USD/thùng xuống đáy dưới 30 USD/thùng) do nỗi lo suy thối tồn cầu khiến nỗi lo lạm phát bỗng trở thành nỗi lo giảm phát và lãi suất lại được điều chỉnh giảm nhanh (Bảng 2.4 và Bảng 2.5).
30% 25% 20% 15% 10% 5% 0% 12/05 06/06 12/06 06/07 12/07 06/08 12/08
CPI (yoy) Cung tiền M2 (yoy) Tín dụng
(yoy)
100%
50%
0%
HÌNH 2.7: BIẾN ĐỘNG CUNG TIỀN, TÍN DỤNG VÀ LẠM PHÁT
Nguồn: SBV, GSO, IMF, ADB
Sự bất ổn trong tỷ giá giai đoạn này diễn ra căng thẳng, nếu đầu năm 2008 tỷ giá VND/USD liên tục giảm (VND tăng giá, trên thị trường phi chính thức (chợ đen) có lúc chỉ cịn khoảng 13.500 đổi 1 USD, từ mức hơn 16.000 VND/USD) do hệ quả của dịng vốn nước ngồi chảy vào ồ ạt giai đoạn trước đó. NHNN phải can thiệp bằng cách mua ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối.