Để lựa chọn được chiến lược khả thi, theo Fred R. David, người ta sử dụng ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM).
Ma trận QSPM sử dụng các thông tin đầu vào từ các ma trận IFE, EFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh và ma trận SWOT.
Có 6 bước để phát triển ma trận QSPM
- Bước 1: Liệt kê các cơ hội, mối đe dọa bên ngoài và các điểm mạnh, điểm
yếu quan trọng bên trong. Các thông tin này nên được lấy trực tiếp từ ma trận EFE và IFE. Ma trận QSPM nên bao gồm tối thiểu 10 yếu tố thành công quan trọng bên ngồi và 10 yếu tố thành cơng quan trọng bên trong.
- Bước 2: Phân loại cho mỗi yếu tố thành công quan trọng bên trong và bên
ngoài. Sự phân loại này giống như trong ma trận EFE và IFE.
- Bước 3: Xác định các chiến lược có thể thay thế mà tổ chức nên xem xét để
thực hiện.
- Bước 4: Xác định số điểm hấp dẫn (AS). Số điểm hấp dẫn được phân từ 1 =
khơng hấp dẫn, 2 = có hấp dẫn đơi chút, 3 = khá hấp dẫn, 4 = rất hấp dẫn. Yếu tố thành công quan trọng nào khơng ảnh hưởng đối với sự lựa chọn thì khơng chấm điểm hấp dẫn các chiến lược trong nhóm chiến lược này.
- Bước 5: Tính tổng số điểm hấp dẫn (TAS) bằng cách nhân số điểm phân loại với số điểm hấp dẫn trong mỗi hàng. Tổng số điểm hấp dẫn càng cao thì chiến lược càng hấp dẫn.
- Bước 6: Tính cộng các tổng số điểm hấp dẫn trong cột chiến lược. Mức độ
chênh lệch giữa cộng tổng số điểm hấp dẫn trong một nhóm chiến lược nào đó cho thấy tính hấp dẫn tương đối của chiến lược này so với chiến lược khác.
Bảng 1.5 : Ma trận QSPM
Các yếu tố quan trọng Phân loại
Các chiến lược có thể thay thế Chiến lược 1 Chiến lược 2
AS TAS AS TAS
- Liệt kê các yếu tố bên trong
- Liệt kê các yếu tố bên ngoài
Tổng cộng
Chiến lược kinh doanh là một yếu tố có ý nghĩa sống cịn đối với tổ chức kinh doanh, nhưng việc xây dựng chiến lược kinh doanh khơng hề đơn giản vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố cả trong quá khứ, hiện tại và những dự báo trong tương lai cũng như đặc thù của lãnh vực kinh doanh để có cách tiếp cận phù hợp.
Trong q trình phân tích và tìm hiểu tài liệu về xây dựng chiến lược kinh doanh, chúng ta có thể rút ra các kinh nghiệm cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp như sau:
Trước hết cần phải có qui trình xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp
Mục tiêu đề ra phải phù hợp với tình hình của đơn vị và những yếu tố môi trường bên ngồi, tránh đặt ra những mục tiêu khơng có tính hiện thực, hoặc mục tiêu khơng tương xứng.
Thu thập và phân tích các thơng tin tìm ra những lợi thế cốt lõi của đơn vị để khai thác cũng như những điểm yếu cần khắc phục.
Đánh giá chính xác những cơ hội và những nguy cơ trên thị trường. Vì nguồn lực của doanh nghiệp là có hạn nên chỉ tập trung vào những chiến lược đem lại hiệu quả cao nhất và phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa các chiến lược và các giải pháp thực hiện.