3.2 Các biện pháp cải thiện nhập siêu thông qua thương mại quốc tế
3.2.1.2 Chuyển đổi cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu
Để chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu trong những năm sắp tới Việt Nam cần tập trung đầu tư cho các ngành xuất khẩu chủ lực với các dự án đổi mới công nghệ, nâng cao cấp độ chế biến hàng tinh chế, tạo nguồn nguyên phụ liệu cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, từ đó năng cao năng lực và hiệu quả hoạt động cạnh tranh. Để làm được điều này, theo tác giả cần thực hiện một số giải pháp như sau:
Quy hoạch, phát triển các cụm, khu công nghiệp phụ trợ bên cạnh các khu
công nghiệp chuyên ngành chuyên sản xuất nguyên phụ liệu, vật tư sản xuất để cung ứng cho các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu;
Chuyển hướng sản xuất và hình thành vùng nguyên liệu cho các ngành đang có thế mạnh như dệt may, xuất khẩu gỗ,…Cụ thể:
i. Đối với ngành dệt may, da giày cần chuyển hướng từ sản xuất phục vụ xuất
khẩu sang xây dựng các trung tâm xuất nhập khẩu chuyên cung cấp nguyên phụ liệu cũng như dịch vụ phát triển ngành. Tăng cường đầu tư chiều sâu để có những sản phẩm có hàm lượng sáng tạo và giá trị gia tăng cao. Khuyến khích và thu hút doanh nghiệp nước ngoài đầu tư kinh doanh vào các ngành công nghiệp phụ trợ, góp phần giảm tỷ lệ gia cơng.
ii. Đối với ngành sản xuất gỗ: Để tăng nhanh tỷ trong xuất khẩu nhóm hàng
này trong những năm tới cần khuyến khích đầu tư trồng rừng tạo nguồn nguyên liệu ổn định, tăng cường liên kết chuỗi giữa các doanh nghiệp trong ngành để giảm chi phí đầu vào qua đó tăng sức cạnh tranh hàng xuất khẩu.
iii. Đối với mặt hàng thủy hải sản: Tập trung đầu tư công nghệ bảo quản
nguyên liệu đồng bộ từ đánh bắt, nuôi trồng đến chế biến và kiểm soát chặt chẽ chất lượng hàng xuất khẩu theo các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Từng bước đa dạng hóa danh mục sản phẩm qua chế biến gắn liền với công tác quảng bá thương hiệu và thâm nhập thị trường một cách trực tiếp thơng qua hệ thống các siêu thị nước ngồi.
iv. Các sản phẩm chế biến lương thực - thực phẩm: Khuyến cáo các doanh
nghiệp cần xây dựng lộ trình giảm tỷ lệ xuất thô, tập trung đầu tư vào chiều sâu cho các sản phẩm tinh chế dựa trên ứng dụng công nghệ sinh học nhầm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị xuất khẩu. Đối với mặt hàng lúa –gạo cần chú trọng khai thác các giống lúa đặc sản được thị trường nhập khẩu ưa thích.