Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009
Tổng số dư nợ nước ngoài so với GDP (%) 32.2 31.4 32.5 29.8 39
Nợ nước ngồi khu vực cơng so GDP (%) 27.8 26.7 28.2 25.1 39.3
Nghĩa vụ trả nợ so với xuất khẩu hàng hóa
dịch vụ (%) 4.8 4 3.8 3.3 4.2
Nghĩa vụ trả nợ so với thu NSNN (%) 4.1 3.7 3.6 3.5 5.1
Dự trữ ngoại hối so tổng dự nợ ngắn hạn
(%) 4075 6380 10177 2808 290
Nghĩa vụ nợ dự phịng của chính phủ so
với thu NSNN (%) 5.2 4.5 4.6 4.7 4.3
Nguồn: Bản tin nợ nước ngồi số 5, Bộ Tài Chính
24Dự trữ ngoại hối của Việt Nam đang tăng lên, ngày 16/6/2010 tại http://atpvietnam.com/vn/thongtinnganh/56223/index.aspx 25
Khảo sát tính bền vững của nợ nước ngồi và ý nghĩa đóng góp đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, 6/5/2009, http://www.vneconomist.net/forums/viewtopic.php?f=24&t=222
2.4 Phân tích thực nghiệm ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 1999 - 2010
2.4.1 Mơ hình nghiên cứu
Trong nghiên cứu của mình lần này, tác giả thực hiện mơ hình tương tự như Nusrate Aziz đã thực hiện khi nghiên cứu về các cân thương mại Bangladesh. Theo đó, đầu tiên cán cân thương mại Việt Nam (TB) được giả định chịu ảnh hưởng của 3 yếu tố cơ bản chính là tỷ giá hối đoái thực đa phương (REER), thu nhập quốc gia thực (GDPvn) và thu nhập quốc gia thực của các đối tác thương mại (GDPw). Khi đó, mơ hình nghiên cứu được thể hiện:
LnTBt = β0 + 1LnREERt + 2LnGDPvnt + 3LnGDPwt + εt (*)
Sau đó mơ hình được mở rộng với một số yếu tố vĩ mô khác như lạm phát trong nước (CPIvn), lạm phát thế giới (CPI trung bình của các đối tác thương mại trong rổ tiền tệ xác định REER (CPIw)), quy mơ vốn đầu tư nước ngồi ròng (FDI)
Ln(TB)t = β0+ β1lnREERt+ β2lnGDPvnt + β3lnGDPwt + β4LnCPIwt
+ β5LnCPIvnt + β6LnFDIt + εt (**)
Các đối tác thương mại được lựa chọn trong nghiên cứu này bao gồm: Singapore, Thái Lan, Nhật, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông, Úc và Đức.
Như quan điểm lý thuyết đã trình bày, cán cân thương mại sẽ thâm hụt khi thu nhập quốc dân thực gia tăng và thặng dư khi thu nhập thực tế của các đối tác thương mại
tăng và ngược lại. Trong trường hợp đó, có thể mong đợi β2 <0 và β3> 0. Tuy nhiên,
nhập khẩu có thể giảm vì tăng thu nhập quốc dân thực tế. Nếu thu nhập tăng do tăng sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu, và trong trường hợp đó, tác giả mong đợi β2>0 và β3<0. Ảnh hưởng của các biến tỷ giá thực, CPIvn, CPIw và FDI trong cán cân thương mại là chưa rõ ràng. Đối với β1, β4, β5, β6 thì có thể là tích cực hay tiêu cực.
2.4.2 Dữ liệu nghiên cứu và phương pháp thực nghiệm
Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng dữ liệu hàng quý từ Quý 1 năm 1999 đến Quý 1 năm 2010. Dữ liệu được thu thập chủ yếu từ các nguồn sau:
· Thống kê của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế:
Thống kê tài chính (IFS);
Thống kê thương mại trực tiếp (DOT)
· Tổng cục thống kê Việt Nam (GSO);
· Chỉ số tài chính và phát triển Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).
Để đo lường các nhân tố tác động đến cán cân thương mại trong mơ hình thực nghiệm, tác giả thực hiện theo các bước sau:
· Bước một, tác giả thực hiện việc kiểm định tính dừng và khơng dừng của các
chuỗi thời gian sử dụng trong mơ hình thực nghiệm. Các chuỗi này, đều ở dạng logarit cơ số tự nhiên. Giữa các chuỗi số khơng dừng có thể tồn tại mối quan hệ đồng liên kết (mối quan hệ trong dài hạn).Tương quan đồng liên kết tồn tại khi quan hệ tuyến tính giữa hai chuỗi là một chuỗi có tính dừng (stationary). Kết hợp tuyến tính giữa các cặp chuỗi thời gian là hiệu số giữa chúng. Nếu có quan hệ đồng liên kết, hiệu số đó là một chuỗi ngẫu nhiên có tính chất của nhiễu trắng hay khác biệt giữa chúng chỉ do ngẫu nhiên, các cặp chuỗi thời gian sẽ có biến động tương tự nhau hay cịn gọi là có cân bằng dài hạn.
· Bước hai, tác giả sử dụng phương pháp phân tích đồng tích hợp của Engle –
Granger (1987) và Johansen (1990) để đo lường các mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến (quan hệ đồng liên kết).
· Cuối cùng, tác giả sẽ thực hiện khảo sát mối quan hệ động trong ngắn hạn
giữa cán cân thương mại và các nhân tố xác định nó. Mơ hình điều chỉnh sai số (ECM) được sử dụng nếu tồn tại các mối quan hệ trong dài hạn kể trên.
2.4.3 Kết quả thực nghiệm
2.4.3.1Kiểm định nghiệm đơn vị
Trước khi thực hiện hồi quy đồng liên kết và mơ hình ECM, tác giả đã tiến hành kiểm định nghiệm đơn vị của từng biến riêng biệt để xác định thuộc tính dừng. Tác giả sử dụng hai phương pháp phổ biến để kiểm định nghiệm đơn vị là phương pháp ADF và KPSS.
Kết quả kiểm định ở cả hai phương pháp đều cho thấy các biến LnTB, LnREER, LnGDPw và LnGDPvn, LnCPIvn, LnCPIw và LnFDI là chuỗi thời gian không dừng (không xu hướng) I(0) và chuỗi dừng I(1).