Khuyến khích tiết kiệm thơng qua thuế ưu đãi đầu tư

Một phần của tài liệu Thâm hụt thương mại và hướng đến cân bằng cán cân thương mại của việt nam (Trang 104 - 149)

Biện pháp miễn thuế có tác dụng khuyến khích doanh nghiệp vay tiền và đầu tư nhiều hơn vào tư bản mới, nên nó làm thay đổi đầu tư tại mọi mức lãi suất và do vậy làm thay đổi cầu về vốn vay. Ngược lại, vì biện pháp giảm thuế không ảnh hưởng đến mức tiết kiệm của hộ gia đình tại mọi mức lãi suất nên nó không ảnh hưởng đến cung về vốn vay bởi vì các doanh nghiệp có động cơ đầu tư nhiều hơn tại mọi mức lãi suất, nên lượng cầu về vốn vay cao hơn tại mọi mức lãi suất. Như

vậy, đường cầu về vốn vay dịch chuyển sang phải, từ D1 đến D2 như trong Hình 3.2.

lượt nó, lãi suất cao hơn làm tăng lượng cung về vốn vay từ 1.200 tỷ lên 1.400 tỷ đơ la, khi hộ gia đình phản ứng lại mức lãi suất cao hơn bằng cách tăng tiết kiệm. Sự thay đổi này trong hành vi của hộ gia đình được biểu thị bằng sự di chuyển dọc theo

đường cung. Như vậy, nếu sự thay đổi luật thuế có tác dụng khuyến khích đầu tư,

lãi suất sẽ tăng và tiết kiệm cũng tăng.

3.3.4 Khuyến khích kiều hối

Theo tác giả, phần lớn kiều hối là phần tiền của người Việt ở nước ngoài gửi về cho người thân với ý nghĩa trợ cấp tiêu dùng, kiều hối sẽ làm gia tăng thu nhập của các cá nhân trong nước góp phần gia tăng nguồn tiết kiệm để phục vụ đầu tư. Kiều hối là nguồn vốn tăng tương đối ổn định và không tạo gánh nặng nợ nước ngoài cho nền kinh tế. Để khuyến khích kiều hối nên duy trì các quy định như số lượng kiều hối chuyển về được khuyến khích, khơng hạn chế, thân nhân Việt Nam nhận tiền kiều hối được miễn thuế thu nhập, được phép lưu trữ và sử dụng ngoại tệ dễ dàng, không bắt buộc phải bán ngay cho ngân hàng, bên cạnh đó phí dịch vụ chuyển tiền qua ngân hàng cũng thấp. Một hình thức khác để thu hút kiều hối là khuyến khích những kiều bào cùng quê quán thiết lập và tài trợ cho các dự án phát triển quê hương như xây dựng trường học, cầu, đường, giếng nước, bệnh xá, cứu trợ thiên tai,...

Hạn chế của gia tăng kiều hối

Vì tồn bộ lượng kiều hối chuyển về chưa nằm hết trong tầm quản lý của nhà nước nên vẫn có một số hạn chế mà chủ yếu là:

 Gia tăng tình trạng đơ la hóa: vì cho phép người nhận kiều hối không cần

chuyển đổi USD sang VND nên những đồng USD này có thể được sử dụng làm phương tiện trao đổi, dự trữ giá trị và phương tiện thanh toán trong khi đồng nội tệ vẫn tồn tại và lưu thông;

 Trở ngại cho việc tính tốn lượng tiền cung ứng: Để tính tốn lượng tiền

cung ứng cho nền kinh tế trong từng thời kỳ phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế, NHNN phải sử dụng các cơng cụ chính sách tiền tệ (lãi suất, thị

trường mở, dự trữ bắt buộc,...) để điều tiết mức độ tăng giảm lượng tiền trong lưu thơng. Trong điều kiện đơ la hố, đồng nội tệ và USD được song song lưu hành (USD được thực hiện đầy đủ các chức năng là phương tiện trao đổi, phương tiện thanh toán, phương tiện cất trữ). Trong khi đó, NHNN VN khơng đủ quyền lực và khả năng kiểm sốt sự hoạt động của USD. Do đó việc tính tốn và kiểm soát lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế khó chính xác.

3.3.5 Nâng cao hiệu quả và hồn thiện thị trường tài chính

Việt Nam cần phải nâng cao hiệu quả của khu vực tài chính bằng những cải cách cơ cấu mạnh mẽ hơn để đảm bảo được nguồn vốn cho đầu tư của khu vực công và khu vực tư nhân nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao trong giai đoạn 2010 – 2015, khu vực tài chính khơng chỉ mở rộng mà cịn phải sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực tài chính. Chính phủ Việt Nam cần thúc đẩy, khuyến khích cải tổ sâu rộng hơn nữa hệ thống ngân hàng và tiếp tục thúc đẩy phát triển thị các trường vốn như thị trường chứng khoán, thị trường nợ để hỗ trợ cải tổ hệ thống ngân hàng. Có thể nhận thấy phát triển thị trường chứng khốn để hồn thiện thị trường tài chính là một biện pháp trọng yếu, bởi vì cấu trúc tài chính có thể ảnh hưởng đến năng lực hoạt động của doanh nghiệp. Các cơng ty thường có các hành vi khác nhau tùy thuộc vào việc họ huy động vốn thơng qua tín dụng ngân hàng hay các thị trường chứng khoán đồng thời cần chú trọng kiểm sốt rủi ro của thị trường tài chính. Như chúng ta đã biết các thị trường tài chính thường huy động nguồn lực và phân phối rủi ro. Thị trường tài chính Việt Nam vẫn cịn tiềm ẩn những điểm yếu, khiến chúng dễ bị tổn thương trước sự tháo chạy đột ngột của các dòng vốn xảy ra do sự thay đổi tâm lý hoặc những biến động về tình hình tài chính quốc tế. Tuy nhiên, việc phịng vệ rủi ro thái quá có thể làm chậm sự hội nhập khu vực tài chính của Việt Nam.

3.4 Giảm thâm hụt ngân sách nhà nước và quản lý nợ nước ngoài 3.4.1 Giảm thâm hụt ngân sách nhà nước

Như đã phân tích, đối với Việt Nam thâm hụt ngân sách có liên quan đến thâm hụt thương mại vì vậy để cải thiện thâm hụt thương mại cần có biện pháp giảm thâm hụt ngân sách. Theo tác giả để giảm thâm hụt ngân sách thì song song với việc giảm chi tiêu, Chính phủ cũng cần hướng đến các biện pháp tăng thu ngân sách..

3.4.1.1 Nhóm biện pháp hướng đến tăng thu ngân sách.

· Cải thiện các nguồn thu ngân sách từ thuế, phí lệ phí bao gồm nâng cao hiệu

quả thu, tránh tình trạng ngân sách phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn thu không bền vững từ dầu mỏ và thuế nhập khẩu như hiện nay. Cải cách thuế, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân (hiện chiếm 2.2% tổng ngân sách của Việt Nam trong khi con số này ở các nền kinh tế hiện đại đều lớn hơn 20%) và thuế bất động sản, thực hiện các biện pháp chống thất thu thuế;

· Hoàn thiện các hình thức thu từ hoạt động kinh tế và hoạt động khác trong

nước vào NSNN bao gồm: thu từ hoạt động góp vốn của NSNN vào các doanh nghiệp trong và ngồi nước, thu từ nguồn tài sản cơng;

· Hoàn thiện hình thức thu từ vay nợ và viện trợ của nước ngồi.

3.4.1.2 Nhóm biện pháp hướng đến kiểm sốt chi tiêu công

Theo tác giả để kiểm sốt chi tiêu cơng hiệu quả cần thực hiện một số biện pháp sau:

· Hồn thiện khn khổ pháp lý cho chi tiêu công;

· Tăng cường tính minh bạch chi NSNN: Tính minh bạch chi NSNN có tầm

quan trọng trong việc giải trình trước cơng dân về việc phân bổ nguồn lực tài chính của nhà nước và giải trình về chất lượng chi tiêu NSNN tổng thể. Tính minh bạch chi NSNN cũng rất quan trọng đối với các nhà tài trợ – những người tất nhiên sẽ khơng hài lịng khi họ hỗ trợ nguồn lực tài chính nhưng lại khơng có đầy đủ thơng tin cậy để đánh giá được số tiền tài trợ được sử dụng vào việc gì và sử dụng tốt như thế nào;

những cơng trình đầu tư chưa thật bức bách, kém hiệu quả. Rà soát để chuyển vốn từ các cơng trình chưa khởi cơng, khởi cơng chậm, hoặc thủ tục khơng đầy đủ sang cho các cơng trình chuyển tiếp, cơng trình cấp bách, cơng trình có hiệu quả kinh tế cao;

· Về chi tiêu thường xuyên, cũng nên rà soát lại tất cả các khâu hoạt động để

tổ chức lại bộ máy cho hợp lý hơn, đồng thời cắt giảm các khoản chi chưa thật cần thiết để tập trung nguồn lực cho các công tác khác quan trọng và cấp thiết hơn;

· Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra của cơ quan nhà nước như Kiểm toán

nhà nước, Kho bạc nhà nước để xử lý các tiêu cực trong chi NSNN.

3.4.2 Quản lý nợ nước ngoài

Nợ nước ngoài là một trong các nguồn để bù đắp thâm hụt thương mại nên cần phải đảm bảo an toàn của nợ nước ngoài, ngoài việc đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay bên ngồi này thì cũng cần có cơ quan chuyên trách trực thuộc chính phủ để quản lý nợ nước ngồi.

Hiện nay các cơ quan quản lý nợ nước ngoài như: Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Các cơ quan này đang từng bước hồn chỉnh chương trình quản lý nợ nước ngồi hiện đại, tn thủ pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, cũng chỉ mới dừng lại ở mức quản lý hành chính và nghiệp vụ. Do đó, theo tác giả cần phải thành lập một cơ quan về quản lý nợ nước ngoài, cơ quan này có chức năng về quản lý nợ quốc gia sao cho vừa đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý Nhà nước, vừa đảm bảo nguyên tắc chỉ đạo tập trung và gắn kết giữa quản lý nợ nước ngồi với cân đối kinh tế vĩ mơ. Nhiệm vụ của tổ chức này là theo dõi, tổng hợp báo cáo tình hình huy động và sử dụng vốn vay nước ngồi, tình hình nợ quốc gia tồn đọng để báo cáo với Thủ tướng Chính phủ.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu “Thâm hụt thương mại và hướng đến cân bằng cán cân thương mại Việt Nam hiện nay”, tác giả rút ra một số kết luận sau:

i. Xét ở quan hệ xuất nhập khẩu thì nguyên nhân dẫn đến thâm hụt thương mại

là do mất cân đối trong cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu. Sự phụ thuộc của xuất khẩu vào nhập khẩu ở mức quá cao (khoảng 97%) nên những chính sách khuyến khích xuất khẩu cũng sẽ làm gia tăng nhập khẩu;

ii. Thâm hụt thương mại với Trung quốc ngày càng tăng, nguyên nhân cũng do

mất cân đối trong cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu. Việt Nam nhập khẩu quá nhiều nguyên phụ liệu, mái móc thiết bị từ Trung Quốc và xuất khẩu khống sản thơ sang Trung Quốc là chính nên khi tỷ giá đồng Nhân dân tệ tăng xuất khẩu cũng có lợi chút ít nhưng vẫn chưa thể giảm nhập khẩu nên Việt Nam cần thận trong khi đồng Nhân dân tệ tăng giá;

iii. Nghiên cứu định lượng cho thấy tỷ giá hối đoái thực đa phương có ảnh

hưởng đến cán cân thương mại nhưng nếu dùng biện pháp phá giá mạnh VND để cải thiện cán cân thương mại thì khơng đạt hiệu quả trong hoàn cảnh hiện nay;

iv. Xét ở quan hệ đầu tư và tiết kiệm thì thâm hụt thương mại do mức đầu tư cao

nhưng hiệu quả thấp trong khi tỷ lệ tiết kiệm cũng thấp. Ngoài ra, nghiên cứu cịn cho thấy có thâm hụt kép (thâm hụt NSNN và thâm hụt thương mại) trong nền kinh tế Việt Nam;.

v. Nghiên cứu cũng cho thấy, mặc dù thâm hụt thương mại diễn ra trong nhiều

năm và có thể đạt mức 11.68% - 14.61%GDP nhưng hiện tại Việt Nam chưa gặp phải “khó khăn về cán cân thanh tốn” hay “tình trạng nghiêm trọng về cán cân thanh toán” theo nghĩa của Điều XVIII: B GATT 1994 và “Cách hiểu về Quy định BOP của GATT 1994”. Vì vậy, trong điều kiện BOP hiện này, chưa cần thiết phải áp dụng hạn chế nhập khẩu nhằm đảm bảo điều kiện kinh tế đối ngoại của đất nước và đảm bảo mức dự trữ đủ để thực hiện chương trình phát triển kinh tế;

100

vi. Nghiên cứu có đề ra ba nhóm giải pháp để hướng đến cân bằng cán cân

thương mại Việt Nam là:

 Các biện cải thiện nhập siêu thông qua thương mại quốc tế;

 Các biện pháp hướng đến đầu tư và tiết kiệm để cải thiện cán cân thương mại

 Giảm thâm hụt ngân sách và quản lý nợ nước ngoài.

Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo

Mặc dù đã cố gắng hết mức nhưng nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế nhất định như:

 Nguồn số liệu: Vì số liệu cơng bố trong nước chủ yếu là GSO nhưng số liệu

theo quý gần như không đầy đủ và liên tục nên nghiên cứu phải tồng hợp số liệu từ nhiều nguồn khác nhau nên có nhiều chỉ tiêu tính tốn chưa thống nhất suốt phạm vi nghiên cứu;

 Việc đo lường tỷ giá thực đa phương chỉ thực hiện với 9 đồng tiền của 9 đối

tác thương mại lớn của Việt Nam trong khi số lượng đối tác thương mại của Việt Nam thì lơn hơn rất nhiều lần;

 Nghiên cứu chưa phân tích quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam

với các đối tác thương mại lớn ngoài Trung Quốc;

 Trong nghiên cứu số liệu thống kê về xuất nhập khẩu là số liệu chính thức

chưa có thống kê về số liệu về xuất nhập khẩu khơng qua đường chính ngạch. Xuất khẩu lậu khống sản và nhập lậu hàng hóa từ Trung Quốc là khá phức tạp, rất khó kiểm sốt vì vậy chưa có số liệu thống kê đầy đủ.

Để bổ sung vào nghiên cứu này tác giả nhận thấy cần thực hiện một số nghiên cứu mở rộng về:

 Tỷ giá thực song phương và đường cong chữ J giữa Việt Nam và các đối tác

thương mại lớn hiện nay;

 Xây dựng “rổ tiền tệ” cho Việt Nam;

 Giải pháp hình thành và phát triển khu cơng nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

Sách, Cơng trình nghiên cứu và tạp chí:

 David Begg - Stanley Fischer - Rudiger Dornbusch, Lý thuyết kinh tế học,

NXB Thống Kê năm 2008, trang 406, 529.

 Nguyễn Hồng Phúc (2009), Tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại của

Việt Nam, Luận văn cao học Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM.

 Nguyễn Ngọc Sơn, Trần Thị Thanh Tú (2007), Nguồn tài chính trong nước

và nước ngoài cho tăng trưởng ở Việt Nam, Diễn đàn phát triển Việt Nam.

 Nguyễn Thị Quý (2008), Biến động tỷ giá ngoại tệ (đồng USD, EUR) và hoạt

động xuất khẩu, Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

 Nguyễn Trọng Hồi (2009), Dự báo và phân tích dữ liệu trong kinh tế và tài

chính, NXB Thống Kê.

 Phạm Trí Cao, Vũ Minh Châu (2009), Kinh tế lượng ứng dụng, NXB Thống

Kê.

 Phan Thanh Hoàn, Nguyễn Đăng Hào (2007), “Mối quan hệ giữa tỷ giá hối

đoái và cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 1995-2004”, Tạp chí khoa học số 43 năm 2007.

 Trần Ngọc Thơ (2006), Phương pháp tiếp cận cơ chế điều hành tỷ giá ở Việt

Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM

 Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Ngọc Định (2008), Tài chính Quốc Tế, NXB Thống

Kê, trang 125 - 160.

 Trần Văn Thọ (2010), “Kinh tế Việt Nam trước sự trổi dậy của Trung

Quốc”, Tạp Chí Thời Đại Mới số 19 tháng 7 năm 2010.

Tiếng Anh

 Nusrate Aziz (2008), “The Role of Exchange Rate in Trade Balance:

Empirics from Bangladesh”, University of Birmingham, UK.

 Ng Yuen-Ling, Har Wai-Mun (Corresponding author), Tan Geoi-Mei (2008),

“Real Exchange Rate and Trade Balance Relationship: An Empirical Study on Malaysia”, Faculty of Accountancy and Management, Universiti Tunku Abdul Rahman, Bander Sungai Long, 43000 Selangor, MALAYSIA.

 Olugbenga Onafowora (2003), “Exchange rate and trade balance in east asia:

is there a J−curve?” Susquehanna University, Economics Bulletin, Vol. 5, Issue

 Sandeep Ramesh, Deepak Garg (2005), “Income and Exchange Rate

Elasticity of Imports and Export”,, Indian Institute of Management,

Lucknow.

 Sulaiman D. Mohammad, Adnan Hussain (2010), “The Role of Exchange

Rate on Trade Balance: Empirical from Pakistan”, European Journal of

Social Sciences, Vol. 14, No. 1, p. 150, 2010.

 Tarlok Singh (2002), “India’s trade balance: the role of income and exchange

rates”, School of Economics, The University of New South Wales, Sydney 2052, Australia.

 What's Behind the Low U.S. Personal Saving Rate?

PHỤ LỤC 1:

Tỷ giá thực đa phương hay tỷ giá thực hiệu lực (REER)44

1. Tỷ giá thực đa phương (REER) là gì?

Tỷ giá thực song phương chỉ cho chúng ta biết được sự lên giá hay xuống giá của đồng nội tệ so với một đồng ngoại tệ. Ngày nay, quan hệ thương mại là đa

Một phần của tài liệu Thâm hụt thương mại và hướng đến cân bằng cán cân thương mại của việt nam (Trang 104 - 149)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w