Các giải pháp bổ trợ

Một phần của tài liệu Thâm hụt thương mại và hướng đến cân bằng cán cân thương mại của việt nam (Trang 98)

3.2 Các biện pháp cải thiện nhập siêu thông qua thương mại quốc tế

3.2.1.4 Các giải pháp bổ trợ

 Phát triển mạnh cơ sở hạ tầng, thực hiện đồng bộ các giải pháp hệ thống giao

thông đường bộ, đường sông, đường biển và nâng cao năng lực bốc xếp các cảng biển;

 Nâng cấp các câu lạc bộ thương hiệu thành công ty chuyên nghiệp chuyên

kinh doanh dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và quảng bá thương hiệu ra thị trường thế giới, hỗ trợ đăng ký thương hiệu trong và ngồi nước;

 Hồn thiện chương trình thơng quan điện tử ở mọi loại hình xuất khẩu. Cải

thiện quy trình hồn thuế xuất nhập khẩu nhanh chóng và thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.

3.2.2 Cải thiện nhập siêu với Trung Quốc

Theo tác giả, để cải thiện nhập siêu từ Trung Quốc không thể thực hiện trong ngắn hạn mà phải thực hiện trong lộ trình trung và dài hạn, nguyên nhân sâu xa dẫn đến gia tăng nhập siêu từ Trung Quốc trong thời gian qua xuất phát từ mất cân đối trong cơ cấu trong sản xuất trong nước và cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu trong thương mại song phương với Trung Quốc. Chỉ khi nào doanh nghiệp trong nước có thể sản xuất các mặt hàng nguyên phụ liệu cung ứng cho doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thay thế hàng nhập khẩu như hiện nay thì khi đó vấn đề nhập siêu từ Trung Quốc mới có biến chuyển. Tỷ giá đồng Nhân dân tệ có tác động đến thương mại hai nước nhưng nếu chỉ dựa vào nó để cải thiện thâm hụt thương mại thì khó đạt mục tiêu đề ra, gần đây khi CNY tăng giá nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nhưng vì mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc chủ yếu là máy móc thiết bị, nguyên vật liệu sản xuất nên nhập khẩu sẽ vẫn diễn ra. Để hạn chế ảnh hưởng của tăng giá của đồng nhân dân tệ các doanh nghiệp nhập khẩu nên lựa chọn đồng tiền thanh toán là đồng USD và kết hợp với sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Mặt khác, hiện tại Việt Nam mức nhập siêu tăng cao và kéo dài đối với Trung Quốc sẽ khiến nguồn cung CNY rất hạn chế, về lâu dài phải tính đến việc Trung Quốc đang đẩy mạnh việc sử dụng đồng CNY làm đồng tiền thanh toán ngoại thương với tất cả các quốc gia trên thế giới, đồng thời với việc ký một loạt hợp đồng hoán đổi ngoại tệ với ngân hàng trung ương của nhiều quốc gia và cơ quan quản lý tiền tệ các nước, điều này sẽ giúp cho việc thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ sẽ thuận lợi hơn.

Bên cạnh đó, cũng phải chú ý đến vấn đề gia tăng đầu tư từ Trung Quốc do lợi thế đồng CNY tăng giá. Vì khi đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam gia tăng thì kéo theo nhu cầu nhập khẩu hàng hoá từ Trung Quốc cũng gia tăng. Để hạn chế tác động không tốt này, Việt Nam nên xem xét lựa chọn các dự án đầu tư hướng đến sản xuất hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, kỹ thuật và công nghệ thân thiện với môi trường.

3.3 Các biện pháp hướng đến đầu tư và tiết kiệm để cải thiện cán cân thươngmại mại

3.3.1 Cải thiện hiệu quả đầu tư

Theo tác giả cải thiện hiệu quả đầu tư được xem là giải pháp quan trọng để góp phần cải thiện cán cân thương mại, trong đó tập trung vào khu vực đầu tư vốn nhà nước vì đây là khu vực có vốn đầu tư chiếm tỷ trọng cao không chỉ ở hiện tại mà cịn duy trì tỷ lệ cao trong nhiều năm tới. Để cải thiện hiệu quả đầu tư khu vực công cần chú ý đến những vấn đề sau:

· Lập kế hoạch đầu tư tổng thể phải chú trọng đầy đủ tới lợi thế cạnh tranh của

từng vùng;

· Không nên cho phép đơn vị đầu tư đồng thời sở hữu công ty xây dựng dân

dụng vì dẫn đến việc cơng ty xây dựng và đơn vị đầu tư lách luật, câu kết với nhau;

· Hoàn thiện khung pháp lý cho đầu tư cơng như lời Ơng Nguyễn Xn Tự, Vụ

trưởng Vụ Thẩm định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, Việt Nam thiếu một văn bản pháp luật nhất quán điều chỉnh toàn bộ q trình đầu tư cơng. Nhiều khâu trong quá trình đầu tư cơng cịn chưa có quy định trong các luật, những nội dung có quy định về đầu tư công rải rác trong các luật, đôi khi không thống nhất40;

· Đấu thầu và mua sắm minh bạch là một việc cần làm từ trước khi quyết định

đầu tư tới lúc chọn dự án, thực hiện và giám sát, duy trì hiệu quả của dự án đầu tư. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý hơn tới việc xác định tiêu chí rõ ràng để tất cả cùng hiểu lý do tại sao dự án này được chọn chứ không phải dự án kia;

· Cần thiết cải thiện việc phối hợp giữa trung ương và địa phương. Các địa

phương cần ngồi lại với nhau và dùng phương pháp tiếp cận ở quy mô vùng để đưa ra quyết định lựa chọn đầu tư nhằm tránh chồng chéo và lãng phí;

40 Cần tăng cường hiệu quả của đầu tư công, ngày 8/9/10 tại

· Đổi mới quản trị và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước; bãi bỏ các đặc quyền và độc quyền có thể tạo ra sức ỳ và mang lại lợi ích cục bộ cho doanh nghiệp nhà nước; thực thi có hiệu quả và hiệu lực quyền chủ sở hữu nhà nước; thiết lập thể chế thường xuyên giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước.

3.3.2 Thu hút có chọn lọc các dự án FDI

Qua phân tích, chúng ta thấy rằng FDI có đóng góp quan trọng vào xuất khẩu của cả nước nhưng kèm theo đó nhập khẩu của khu vực này cũng ở mức cao. Do vậy, để FDI thực sự là nhân tố tích cực trong cải thiện cán cân thương mại góp phần cân bằng cán cân thanh toán và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam nên xem xét chọn lọc các dự án FDI đầu tư vào Việt Nam. Nên ưu tiên những dự án đầu tư vào khu vực sản xuất hàng xuất khẩu hơn là những dự án đầu tư vào khu vực bất động sản, du lịch và nhà hàng khách sạn, đặc biệt phải lấy tiêu chí cơng nghệ làm đầu, việc phân cấp quản lý cũng cần chú trong nhiều hơn như lời Viện phó viện Nghiên

cứu quản lý kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung “Thẩm định các dự án FDI

phải lấy tiêu chí cơng nghệ làm đầu, khơng phải mọi vùng đều ưu tiên FDI mà phải có vùng trọng điểm. Các khu công nghiệp, khu kinh tế và rộng hơn là kinh tế địa phương phải phát triển liên vùng, liên kết chứ không phải chia cắt như bây giờ, thu hút FDI phải được đặt trong khơng gian phát triển, có quy hoạch tốt, lựa chọn tốt, chiến lược tốt mới làm được điều đó. Như thế chính sách của Trung ương phải tập trung hơn, rõ ràng hơn, phân quyền phân cấp sẽ ít hơn và giám sát của Trung ương mạnh hơn, phải thay đổi để nâng cao chất lượng và đóng góp của FDI để tạo ra động lực mới cho phát triển kinh tế nó địi hỏi năng lực, trách nhiệm của bộ máy là rất cao” 41. Về tiêu chí đánh giá lựa chọn theo T.S. Nguyễn Thị Tuệ Anh42 có thể

41

FDI: phải lấy tiêu chí công nghệ làm đầu, ngày 15/8/2010 tại http://www.tuanvietnam.net/2010-08-14-fdi- phai-lay-tieu-chi-cong-nghe-lam-dau

42 T.S. Nguyễn Thị Tuệ Anh, Trưởng ban, Ban môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, “Đánh giá hiệu quả điều chỉnh chính sách đầu tư trực tiếp nước ngồi ở Việt

Nam”, www.vnep.org.vn/.../Danh%20gia%20hieu%20qua%20dieu%20chinh%20_Tue%20Anh_TTTL.pdf .

Báo cáo viết cho Đề tài “Hiệu quả điều chỉnh chính sách đầu tư trực tiếp nước ngồi ở ViệtNam” do Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì thực hiện.

xem xét ba nhóm tiêu chí dưới đây để lựa chọn cấp phép dự dán FDI:

(1) Nhóm tiêu chí đánh giá tác động kinh tế, bao gồm:

 Đóng góp của FDI vào tăng trưởng kinh tế;

 Đóng góp của FDI trong tổng đầu tư xã hội;

 Vai trò của FDI trong cân đối cán cân thanh tốn quốc tế.

(2) Nhóm tiêu chí đánh giá tác động xã hội và mơi trường của điều chỉnh chính sách::

 Hiệu quả tạo việc làm trong khu vực có vốn nước ngồi;

 Hiệu quả thu nhập của lao động trong khu vực có vốn nước ngồi;

 Tác động môi trường của điều chỉnh đến khu vực có vốn đầu tư nước

ngồi.

(3) Nhóm tiêu chí đánh giá tác động lan tỏa của FDI:

Đây là tác động rất khó đánh giá, cho nên ở đây chỉ đánh giá qua các tiêu chí sau:

 Chuyển giao công nghệ giữa doanh nghiệp có vốn nước ngồi và doanh

nghiệp trong nước;

 Liên kết giữa doanh nghiệp có vốn nước ngồi và các doanh nghiệp trong

nước;

 Nâng cao kỹ năng cho người lao động.

3.3.3 Khuyến khích tiết kiệm

Như đã trình bày phần trên, tiết kiệm (cụ thể là tiết kiệm khu vực tư nhân) là một yếu tố quan trọng trong các yếu tố tác động đến cán cân thương mại. Khuyến khích gia tăng tiết kiệm sẽ góp phần cải thiện cán cân thương mại nói riêng và tài khoản vãng lai nói chung. Để khuyến khích tiết kiệm khu vực tư nhân nên sử dụng nguyên lý kinh tế học về hành vi phản ứng với các kích thích. Theo tác giả, cơng cụ hữu hiệu để chính phủ khuyến khích tiết tiệm khu vực tư nhân là chính sách thuế. Với sự điều chỉnh mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân và ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp chính phủ có khuyến khích gia tăng tiết kiệm nhiều hơn đối với khu vực tư. Ví dụ

khuyến khích tiết kiệm thơng qua điều chỉnh thuế suất thuế thu nhập cá nhân, chẵn hạn: chúng ta hãy xét một người 45 tuổi tiết kiệm 1000 đô la và mua một trái phiếu 10 năm với lãi suất 9%, nếu khơng có thuế, anh ta sẽ nhận được khoản tiền là

236743 đơ la vào tuổi 55. Song, nếu chính phủ đánh thuế thu nhập từ tiền lãi với tỷ

lệ 20%, thì lãi suất sau thuế chỉ cịn 7.2%, trong trường hợp này người đó chỉ nhận được 2004 đơ la sau 10 năm. Việc đánh thuế vào thu nhập từ tiền lãi làm giảm đáng kể thu nhập tương lai từ các khoản tiết kiệm hiện tại và do đó, làm giảm động cơ tiết kiệm của mọi người.

Để thấy rõ tác động của chính sách thuế đến mức tiết kiệm chúng ta có thể xem xét qua hai đồ thị dưới đây:

Hình 3.1 Khuyến khích tiết kiệm thơng qua thuế thu nhập cá nhân

Trước hết, sự thay đổi thuế ảnh hưởng đến động cơ tiết kiệm của các hộ gia đình tại mức lãi suất bất kỳ cho trước nên nó tác động tới lượng cung về vốn vay tại mỗi mức lãi suất. Như vậy, đường cung về vốn vay dịch chuyển, đường cầu về vốn vay khơng thay đổi vị trí vì sự thay đổi của thuế khơng ảnh hưởng trực tiếp đến lượng cầu về vốn vay của các nhà đầu tư tại bất kỳ mức lãi suất nào. Vì tiết kiệm bị đánh thuế ít hơn so với luật thuế hiện tại, các hộ gia đình tăng tiết kiệm của họ bằng cách

43

tiêu dùng phần nhỏ hơn trong thu nhập của mình. Họ dùng phần tiết kiệm tăng thêm để gửi vào ngân hàng hay mua thêm trái phiếu. Cung về vốn vay tăng và đường

cung dịch chuyển sang phải, từ S1 tới S2 như trong Hình 3.1.

Cuối cùng, chúng ta có thể so sánh các trạng thái cân bằng cũ và mới. Trong Hình 3.1, sự gia tăng cung về vốn vay làm giảm lãi suất từ 5% xuống 4%, lãi suất thấp hơn làm tăng lượng cầu về vốn vay từ 1.200 tỷ đô la lên 1.600 tỷ đô la. Nghĩa là, sự dịch chuyển của đường cung làm cho điểm cân bằng thị trường di chuyển dọc theo đường cầu. Với chi phí vay tiền thấp hơn các hộ gia đình và doanh nghiệp có động

cơ vay nhiều hơn để tài trợ cho mức đầu tư lớn hơn. Như vậy, nếu sự thay đổi của

luật thuế nhằm khuyến khích mọi người tiết kiệm nhiều hơn, kết quả sẽ là lãi suất thấp hơn và mức đầu tư cao hơn.

Hình 3.2 Khuyến khích tiết kiệm thơng qua thuế ưu đãi đầu tư

Biện pháp miễn thuế có tác dụng khuyến khích doanh nghiệp vay tiền và đầu tư nhiều hơn vào tư bản mới, nên nó làm thay đổi đầu tư tại mọi mức lãi suất và do vậy làm thay đổi cầu về vốn vay. Ngược lại, vì biện pháp giảm thuế không ảnh hưởng đến mức tiết kiệm của hộ gia đình tại mọi mức lãi suất nên nó khơng ảnh hưởng đến cung về vốn vay bởi vì các doanh nghiệp có động cơ đầu tư nhiều hơn tại mọi mức lãi suất, nên lượng cầu về vốn vay cao hơn tại mọi mức lãi suất. Như

vậy, đường cầu về vốn vay dịch chuyển sang phải, từ D1 đến D2 như trong Hình 3.2.

lượt nó, lãi suất cao hơn làm tăng lượng cung về vốn vay từ 1.200 tỷ lên 1.400 tỷ đô la, khi hộ gia đình phản ứng lại mức lãi suất cao hơn bằng cách tăng tiết kiệm. Sự thay đổi này trong hành vi của hộ gia đình được biểu thị bằng sự di chuyển dọc theo

đường cung. Như vậy, nếu sự thay đổi luật thuế có tác dụng khuyến khích đầu tư,

lãi suất sẽ tăng và tiết kiệm cũng tăng.

3.3.4 Khuyến khích kiều hối

Theo tác giả, phần lớn kiều hối là phần tiền của người Việt ở nước ngoài gửi về cho người thân với ý nghĩa trợ cấp tiêu dùng, kiều hối sẽ làm gia tăng thu nhập của các cá nhân trong nước góp phần gia tăng nguồn tiết kiệm để phục vụ đầu tư. Kiều hối là nguồn vốn tăng tương đối ổn định và không tạo gánh nặng nợ nước ngồi cho nền kinh tế. Để khuyến khích kiều hối nên duy trì các quy định như số lượng kiều hối chuyển về được khuyến khích, khơng hạn chế, thân nhân Việt Nam nhận tiền kiều hối được miễn thuế thu nhập, được phép lưu trữ và sử dụng ngoại tệ dễ dàng, không bắt buộc phải bán ngay cho ngân hàng, bên cạnh đó phí dịch vụ chuyển tiền qua ngân hàng cũng thấp. Một hình thức khác để thu hút kiều hối là khuyến khích những kiều bào cùng quê quán thiết lập và tài trợ cho các dự án phát triển quê hương như xây dựng trường học, cầu, đường, giếng nước, bệnh xá, cứu trợ thiên tai,...

Hạn chế của gia tăng kiều hối

Vì tồn bộ lượng kiều hối chuyển về chưa nằm hết trong tầm quản lý của nhà nước nên vẫn có một số hạn chế mà chủ yếu là:

 Gia tăng tình trạng đơ la hóa: vì cho phép người nhận kiều hối không cần

chuyển đổi USD sang VND nên những đồng USD này có thể được sử dụng làm phương tiện trao đổi, dự trữ giá trị và phương tiện thanh toán trong khi đồng nội tệ vẫn tồn tại và lưu thông;

 Trở ngại cho việc tính toán lượng tiền cung ứng: Để tính tốn lượng tiền

cung ứng cho nền kinh tế trong từng thời kỳ phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế, NHNN phải sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ (lãi suất, thị

trường mở, dự trữ bắt buộc,...) để điều tiết mức độ tăng giảm lượng tiền trong lưu thơng. Trong điều kiện đơ la hố, đồng nội tệ và USD được song song lưu hành (USD được thực hiện đầy đủ các chức năng là phương tiện trao đổi, phương tiện thanh tốn, phương tiện cất trữ). Trong khi đó, NHNN VN khơng đủ quyền lực và khả năng kiểm sốt sự hoạt động của USD. Do đó việc tính tốn và kiểm soát lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế khó chính xác.

3.3.5 Nâng cao hiệu quả và hồn thiện thị trường tài chính

Việt Nam cần phải nâng cao hiệu quả của khu vực tài chính bằng những cải cách cơ

Một phần của tài liệu Thâm hụt thương mại và hướng đến cân bằng cán cân thương mại của việt nam (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w