Phát huy hiệu quả kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quản sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 59)

2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN

2.3.3. Phát huy hiệu quả kinh tế-xã hội

Các DA sử dụng NSNN: Chủ yếu là cơng trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội sau đầu tư đưa vào sử dụng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất, học tập và vui chơi giải trí cho nhân dân.

Hoạt động xố đói giảm nghèo được triển khai tích cực đến tận cơ sở; triển khai đồng bộ, có hiệu quả các DA xây dựng kết cấu hạ tầng cho các xã nghèo, xã biên giới, xã vùng hạ, DA xây dựng mơ hình xã thốt nghèo.

Những DA trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng y tế, giáo dục, văn hoá, thể thao xã hội tác động đến nguồn nhân lực địa phương nhiều nhất. Sự tồn tại của DA ảnh hưởng nhất định đến tình hình kinh tế, phân bổ lại ngành nghề và trong quá trình hoạt động đã sử dụng nguồn nhân lực của địa phương. Số lao động qua đào tạo hàng năm tăng cao 51,5% (năm 2009).

Đối với DAXD các trung tâm dạy nghề tại các huyện trên địa bàn Tỉnh, có tác động tích cực trong việc dạy nghề và tạo việc làm cho học viên sau khi tham gia khoá học. Đối với các học viên được đào tạo nghề, có thể tạo ra sản phẩm để có thể kiếm được thu nhập, thì TTDN có trách nhiệm liên hệ với các công ty để thu mua các sản phẩm của học viên làm ra. Như vậy, việc đầu tư xây dựng TTDN đã góp phần giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho người lao động.

Sự tồn tại của DA có tác động nhất định đến mơi trường sống nói chung. Các DA có tác động tích cực đến mơi trường nước: hệ thống cấp nước Thiện Tân, hệ thống cấp nước Nhơn Trạch… các DA có tác động đến mơi trường khơng khí (DA bãi chơn chất thải rắn sinh hoạt huyện Định Quán, hệ thống xử lý rác thải y tế…), những DA cải tạo nâng cấp mở rộng cầu, đường đều có tác động tích cực làm cho mơi trường tốt hơn.

Khi chưa có DA, cư dân liên quan sống trong điều kiện thiếu hệ thống đầu tư công và chật chội, ẩm thấp, nhiều điều kiện gây ra bệnh tật (đường Võ Thị Sáu- đường 5 nối dài, đường vào khu xử lý rác thải thành phố Biên Hồ…). Các cơng trình kỹ thuật do DA tạo ra đã cung cấp điều kiện cơ sở cho cư dân chung quanh yên tâm đầu tư cải tạo nhà, hệ thống cấp thoát nước nội bộ, điện, điện thoại, tự nâng cấp đường hẻm… Đây là ngoại tác thấy rõ của DA. Bản thân q trình cải thiện mơi trường sống của người dân là hệ quả đi theo của ngoại tác chỉnh trang đô thị. Cảnh quan hai bên đường Võ Thị Sáu (đường 5 nối dài) sau DA rõ ràng làm khuôn mặt thành phố Biên Hòa trở nên tốt hơn nhiều lần, khi xây dựng những người dân ở hai bên đường đã được bố trí tái định cư và hai bên đường mới đã được đầu tư xây dựng các khu nhà liên kế, cao ốc cho thuê, các công ty, cửa hàng đã được mọc lên… Các DA xử lý rác thải y tế, Bãi chôn chất thải rắn huyện Định Qn khơng thể có lợi ích đơn thuần bằng tiền, mặc dù có thể ước tính được chi phí phải trả khi khơng có DA cho việc đảm bảo sức khoẻ cho người dân, bảo vệ cảnh quan, bảo vệ nguồn nước ngầm vì chúng chính là lợi ích kinh tế khi có DA, mà lợi ích xã hội phải ước lượng của việc chỉnh trang cảnh quan đơ thị là điều cịn lớn hơn.

Đa số các DA có tác động trực tiếp đến tình hình xã hội của vùng phụ cận DA ngồi mục tiêu mà nó hồn thành. Nguyên nhân ngoài sự tác động có tính khách quan cịn do bản thân các DA này là nhằm giải quyết những vấn đề có thực của xã hội. Các DA hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục như: Xây dựng các trung tâm y tế, phòng khám đa khoa các huyện, xây dựng các trung tâm dạy nghề, xây dựng trung tâm giáo dục lao động xã hội cho các đối tượng cai nghiện, bệnh AIDS… trực tiếp xử lý các vấn đề xã hội. DAXD trường dân tộc nội trú Tỉnh và các DA tương tự khác ngoài việc phục vụ mục tiêu của DA, nó tiếp nhận các đối tượng của địa bàn và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội của địa bàn.

Nếu xét theo khía cạnh xã hội đơn thuần, các DA đầu tư từ NSNN như vậy là có hiệu ứng xã hội lớn hơn khơng (0). Cịn xét theo phân tích chính sách cơng, hiệu quả của DA mang lại là có bởi vì những DA mà sản phẩm của nó khơng được người dân mong muốn mới là DA vô nghĩa.

2.3.4. Về hiệu quả quản lý dự án

Thiết bị các trường học được đầu tư xong, phát huy hiệu quả nhưng không được quan tâm bảo dưỡng, bảo trì hoặc hướng dẫn cách sử dụng đúng, khiến cùng với thời gian, nhiều thiết bị nhanh chóng bị xuống cấp nghiêm trọng, không phát huy hiệu quả được lâu dài.

Lề lối tổ chức quản lý không phù hợp, các cấp có thẩm quyền trong việc quyết định cơ cấu quản lý của DA không thực sự hiểu nội dung và nhu cầu quản lý của DA. Một số đơn vị chủ đầu tư chưa nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật dẫn đến việc thực hiện chưa theo quy định. Cách sắp xếp hồ sơ pháp lý của các DA chưa khoa học nên mỗi lần lấy số liệu thống kê làm báo cáo rất khó khăn.

Hệ thống văn bản pháp luật về ĐTXDCB được ban hành ngày càng đầy đủ, hiệu lực pháp lý cao hơn, đồng thời có rà sốt, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hơn với thực tế. Các văn bản luật được ban hành đã góp phần thể chế hố kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng về đầu tư phát triển, phục vụ cơng nghiệp hố- hiện đại hoá và phục vụ tiến trình hội nhập. Cách thức xây dựng, ban hành văn bản pháp luật đã công khai, minh bạch. Tuy nhiên, qua giám sát cũng cho thấy một số luật và văn bản hướng dẫn thi hành luật chưa được ban hành kịp thời, đầy đủ, thiếu đồng bộ, nhiều nội dung chậm được sửa đổi, bổ sung. Nội dung một số văn bản chưa phù hợp thực tế, chưa được quy định cụ thể. Việc phân công các Bộ ban hành văn bản chưa phù hợp với yêu cầu quản lý chun ngành. Bên cạnh đó, có tình trạng khơng thống nhất giữa các văn bản, thường xuyên thay đổi trong thời gian ngắn, tính nhất quán khơng cao, thiếu tính dự báo....

Để quản lý một cách có hiệu quả các khoản chi tiêu của đơn vị, cũng như để chủ động trong việc chi tiêu, hàng năm các Ban QLDA phải lập dự toán chi tiết cho từng khoản chi và quy chế chi tiêu nội bộ theo NĐ 43/2006/NĐ-CP. Các khoản chi ở Ban QLDA được thể hiện theo nguyên tắc là thanh toán theo khối lượng hoàn thành. Đối với chi phí QLDA theo thơng tư 117/2008/TT-BTC ngày 05/12/2008 của Bộ tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng chi phí QLDA đầu tư của các DA sử dụng vốn ngân sách Nhà nước quy định phương pháp lập, thẩm tra phê duyệt dự

tốn và quyết tốn chi phí QLDA, trong đó tập hợp tất cả các nguồn vốn theo các nội dung chi của DA (như chi phí QLDA được tính theo hướng dẫn của Bộ xây dựng). Ngay từ khi phát sinh DA được thẩm tra tổng dự tốn để lập dự tốn chi phí QLDA trong đó Ban QLDA đã phải hoạch định các khoản tư vấn đầu tư xây dựng do chủ đầu tư (Ban QLDA) tự thực hiện hay cần thuê tư vấn để trình UBND duyệt dự tốn QLDA (Mẫu số 01/DT.QLDA), do đó khi kiểm sốt thanh tốn chi phí QLDA sẽ khơng phân biệt rõ từng khoản chi chi tiết được sử dụng cho cơng việc gì của DA. Từ đó các hồ sơ chứng từ chi sẽ không phù hợp và không phản ánh đầy đủ nội dung kinh tế của DA. Cuối mỗi năm, Ban QLDA quyết tốn chi phí QLDA từ cấp quản lý ngân sách, nhất là với những Ban QLDA quản lý nhiều DA đầu tư từ nhiều nguồn vốn khác nhau, nhiều cấp ngân sách khác nhau. Ban QLDA huyện Định Quán đầu tiên đã có trụ sở Ban QLDA riêng được xây dựng từ nguồn vốn QLDA tiết kiệm được và năm 2010 đã được UBND huyện phê duyệt dùng nguồn vốn QLDA để xây dựng trường học, kiên cố hoá trường lớp (giai đoạn 2010-2012) trong địa bàn huyện, đã đóng góp một phần vào việc sử dụng hiệu quả vốn đầu tư XDCB từ Ngân sách Nhà nước.

Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí ĐTXDCT được ban hành và đây là cái mốc quan trọng khởi đầu cho công tác đổi mới việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình. Nghị định này đã hài hoà được 2 mục tiêu: Hiệu quả đầu tư và các yêu cầu khách quan của kinh tế thị trường. Hay nói một cách khác là Nhà nước thừa nhận các cơng trình xây dựng dân dụng hay giao thông cũng chịu sự tác động của các quy luật của thị trường như bất kỳ loại hàng hố bình thường khác. Theo đó, TMĐT, dự tốn xây dựng cơng trình phải được tính đúng, tính đủ và phù hợp với độ dài thời gian xây dựng cơng trình. TMĐT là chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu tư xây dựng cơng trình.

Nghị định 99/CP cho phép chủ đầu tư đưa yếu tố dự phòng trượt giá theo độ dài thời gian xây dựng và chỉ số giá xây dựng hàng năm phù hợp với loại cơng trình, đã giao quyền chủ động cho chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn. Các Bộ, ngành,

UBND cấp tỉnh xây dựng, công bố các định mức xây dựng cơng trình, cơng việc đặc thù của ngành, địa phương. Cách làm này một mặt xã hội hố cơng tác xây dựng định mức, mặt khác phù hợp với việc phát triển nhanh chóng của cơng nghệ xây dựng, tính đa dạng trong xây dựng cơng trình và khắc phục tính cứng nhắc, phức tạp trong việc điều chỉnh các loại định mức trước đây.

2.3.5. Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện của dự án XDCB từ NSNN

Thực hiện đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng, hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của tỉnh Đồng Nai cũng ngày càng được quan tâm thể hiện qua tỷ trọng chi trong tổng chi ngân sách, mức chi năm sau luôn cao hơn năm trước, phần tăng thu ngân sách hàng năm luôn ưu tiên bổ sung chi cho đầu tư, nhiều cơng trình đã hồn thành và phát huy tác dụng…

Trong giai đoạn từ năm 2005-2009, Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện của dự án XDCB từ NSNN đạt trung bình 80,99%, do áp dụng những biện pháp linh hoạt trong quản lý vốn đầu tư nên tình hình giải ngân vốn đầu tư từ NSNN so với Sở Kế hoạch & Đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã có những tiến bộ nhất định, hạn chế bớt tình trạng chờ vốn cơng trình.

Bảng 2.10: Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện của dự án XDCB từ NSNN

Năm

Vốn kế hoạch hay Tổng vốn đầu

tư (tỷ đồng)

Vốn giải ngân hay Vốn đầu tư thực hiện

(tỷ đồng) Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện của dự án XDCB từ NSNN (%) 2005 1.493,210 1.042,028 69,78 2006 1.658,481 1.331,550 80,29 2007 1.796,009 1.353,970 75,39 2008 2.101,863 1.706,072 81,17 2009 2.431,087 2.245.067 92,35 Tổng 9.480,650 7.678,687 80,99

Nguồn: Kho bạc Nhà nước tỉnh Đồng Nai

Tình trạng chậm trễ trong triển khai thực hiện các cơng trình XDCB, tiến độ thực hiện các DA chậm, tình trạng giải ngân vốn chưa đạt 100% so với kế hoạch đã

làm ảnh hưởng đến việc tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội của Tỉnh.

Về mặt kinh tế: Một DA được quyết định đầu tư, bố trí kế hoạch vốn trong năm nhưng chưa được triển khai hoặc tiến độ thi cơng cơng trình chậm trễ, kéo dài làm cho giá thành cơng trình tăng lên, cơng trình chưa đưa vào sử dụng như đúng mục tiêu kế hoạch đề ra có nghĩa là nó chưa phát huy tác dụng phục vụ kinh tế, văn hố, xã hội như các cơng trình xây dựng trường học, đường giao thông, cấp nước, y tế… chậm trễ đưa vào sử dụng không những ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả xã hội của DA. Việc các DA bị kéo dài thời gian sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đời sống người dân. Hiện nay chỉ mới tính tốn các tổn thất tài chính chứ chưa tính tốn các tổn thất xã hội đo đạc thành tiền. Nếu những tốn thất này được lượng hố một cách đầy đủ thì sẽ thành những số tiền rất lớn.

Về mặt xã hội: Việc chậm trễ trong triển khai thực hiện các cơng trình XDCB cịn làm mất uy tín của cơ quan, cán bộ công chức nhà nước công tác trong lĩnh vực XDCB, làm giảm sút niềm tin của nhân dân.

2.3.6. Tình hình bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Đồng Nai qua các năm 2005- 2009

Việc phân bổ vốn đầu tư còn dàn trải, thiếu tính tập trung cho các mục tiêu trọng điểm, chưa tập trung cao theo cơ cấu, chưa gắn công tác quy hoạch với kế hoạch đầu tư phát triển, ghi vốn cho một số DA chưa sát với thực tế dẫn đến điều chỉnh kế hoạch nhiều lần. Trong lựa chọn đầu tư, chưa có phương pháp luận đúng đắn để đánh giá cụ thể và khách quan hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của DA kết cấu hạ tầng để từ đó có cơ sở xác định thứ tự ưu tiên các DA một cách thuyết phục. Đánh giá tác động mơi trường nếu có chỉ là hình thức.

Bảng 2.11: Vốn bố trí / dự án qua các năm 2005-2009Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Kế hoạch vốn (trđ) 1.493.210 1.658.481 1.796.009 2.101.863 2.431.087 Tốc độ tăng (%) 18,83 11,07 8,29 17,03 15,66 Số dự án 1.454 1.754 1.961 1.981 2.041 Tốc độ tăng (%) 37,69 20,63 11,8 1,02 3,02 Vốn/dự án (trđ) 1.027 945,5 915,9 1.061 1.191,125

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai

Từ năm 2005 đến năm 2009, số DA sử dụng vốn đầu tư tăng lên qua các năm không tương xứng với tốc độ tăng của vốn đầu tư. Vốn bố trí cho một DA qua các năm có xu hướng giảm dần. Trong năm 2009, Tỉnh đã thực hiện cơng tác bố trí vốn tương đối hợp lý, vốn bố trí trung bình cho một DA đã tăng hơn so với các năm trước. Tuy nhiên, nếu cứ để tiếp tục tình trạng dàn trải vốn đầu tư xây dựng như các năm trước thì tất yếu sẽ dẫn đến kết quả nợ đọng trong đầu tư xây dựng cơ bản, vì số vốn bố trí cho một DA kéo dài, nếu DA chỉ được bố trí ở mức vốn từ 20-25% tổng mức vốn ghi trong DA đầu tư được duyệt, như vậy bình quân phải mất một thời gian dài mới hoàn thành xong DA kết thúc đưa vào hoạt động, từ đó dẫn đến số vốn đầu tư trong quá trình thực hiện bị ứ đọng khá lớn ở khâu khối lượng xây dựng dở dang. Tình trạng khối lượng dở dang lớn sẽ kéo dài thời gian thi công sẽ làm tăng rủi ro chênh lệch giá (ảnh hưởng của thị trường vật liệu xây dựng), đẩy giá trị cơng trình tăng lên. Mặt khác, do kéo dài thời gian xây dựng làm chậm khả năng thanh toán vốn cho các nhà thầu, các nhà thầu phải vay các ngân hàng thương mại, đưa đến tình trạng nợ, lãng phí vốn và tài sản của xã hội.

2.3.7. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN

Những chỉ tiêu đánh giá đầu tư đúng mục đích, cũng là những chỉ tiêu đánh giá đầu tư có kết quả và hiệu quả, phản ánh việc sử dụng và quản lý vốn đầu tư trong quá trình hoạt động đầu tư ở mọi khâu, mọi nơi đều an toàn, sử dụng đúng nội dung, đúng đối tượng.

Bảng 2.12: Vốn đầu tư thực hiện của một đơn vị tài sản cố định huy

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quản sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w