Cơ cấu phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN theo khoản mục chi phí

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quản sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 43)

2.2. Thực trạng sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN trên địa bàn

2.2.2.2. Cơ cấu phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN theo khoản mục chi phí

Bảng 2.3: Vốn NSNN trong đầu tư XDCB phân theo khoản mục chi phí

Năm Tổng vốn (kế hoạch) Trong đó Xây lắp Thiết bị Khác Vốn (tr.đồng) Cơ cấu (%) Vốn (tr.đồng) Cơ cấu (%) Vốn (tr.đồng) Cơ cấu (%) Vốn (tr.đồng) Cơ cấu (%) 2005 1.493.210 100 1.033.327 69,20 227.822 15,26 232.061 15,54 2006 1.658.481 100 1.101.935 66,44 295.754 17,83 260.792 15,73 2007 1.796.009 100 1.077.714 60,01 375.101 20,89 343.194 19,11 2008 2.101.863 100 1.163.097 55,33 451.448 21,48 487.338 23,19 2009 2.431.087 100 1.264.634 52,02 580.075 23,86 586.378 24,12 Tổng 9.480.650 100 5.640.707 59,50 1.930.200 20,36 1.909.763 20,14

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai

Từ bảng 2.3 ta thấy trong giai đoạn 2005-2009, có sự chênh lệch khá cao giữa các khoản mục chi phí. Vốn xây lắp chiếm tỷ lệ quá lớn 59,50%, năm 2005 chiếm tới 69,2%; năm 2006 là 66,44%; năm 2007 là 60,01%; năm 2008 là 55,33% và năm 2009 là 52,02%. Tỷ trọng vốn xây lắp trong tổng vốn đầu tư có xu hướng giảm dần, đây là điều cần thiết vì nó sẽ giảm bớt thất thốt, lãng phí mà chủ yếu hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản thường mắc phải.

Tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn này đã bố trí ngày càng tương đối hợp lý vốn đầu tư cho khâu mua sắm thiết bị. Vốn mua sắm thiết bị trung bình giai đoạn từ 2005-2009 chiếm 20,36%. Vốn mua sắm thiết bị là nhân tố chính, chủ yếu làm tăng thêm giá trị sản xuất cho nền kinh tế. Theo xu hướng tích cực thì tỷ trọng thiết bị

trong tổng vốn đầu tư ngày càng tăng, tỷ trọng vốn xây lắp, chi phí khác ngày càng giảm. Đó là xu thế có tính quy luật vì sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Ở một số ngành giao thông vận tải, giáo dục thì khối lượng đầu tư xây lắp chiếm tỷ lệ đầu tư cơ sở hạ tầng lớn là cần thiết nhưng các ngành khác thì khâu mua sắm thiết bị là chủ yếu.

Trung bình giai đoạn 2005-2009, tỷ lệ chi phí khác phân bổ trong vốn cấu thành là vốn chi phí khác có xu hướng tăng dần lên ở các năm.

2.2.3. Thực trạng sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN trong các khâu thực hiện đầu tư DA

2.2.3.1.Trong công tác lập dự án đầu tư xây dựng

Trong bố trí và điều chỉnh, điều hành kế hoạch hàng năm ưu tiên bố trí vốn cho các DA thực hiện chuyển tiếp và thanh toán khối lượng hoàn thành, đảm bảo đủ 20% vốn cho giáo dục-đào tạo, cịn lại được bố trí cho các cơng trình khác chuyển tiếp. Ưu tiên bố trí vốn cho cơng tác quy hoạch. Bố trí vốn cho các DA khởi cơng mới, có đủ các điều kiện sau: Có tổng dự tốn được phê duyệt trước ngày 31/10 trước năm kế hoạch và đảm bảo công tác giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện DA ngay sau khi đấu thầu. Đối với các DA đã có đủ hồ sơ được duyệt nhưng chưa thực hiện cơng tác giải phóng mặt bằng thì ưu tiên bố trí vốn giải phóng mặt bằng.

Để đảm bảo tính thống nhất của quy hoạch từ Tỉnh đến Huyện, quy hoạch phải do Tỉnh quản lý, điều phối chung, không được mạnh ai nấy làm. Quy hoạch phải được hiệu chỉnh kịp thời, đáp ứng sự thay đổi nhu cầu của thị trường. Phải công khai gắn quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị. Chuyển mạnh từ lối quy hoạch hành chính, áp đặt và thiếu khả thi, khơng tính đến nhu cầu của thị trường sang quy hoạch xuất phát từ yêu cầu của thị trường, từ đó có bước đi và lộ trình đầu tư có hiệu quả hơn. Tổng mức đầu tư được phân tích, tính tốn và xác định trong giai đoạn báo cáo nghiên cứu khả thi (hoặc báo cáo đầu tư) của DA, TMĐT là cơ sở để XDCT. Trong quá trình thẩm định TMĐT, cơ quan thẩm định và cơ quan quyết định đầu tư không chỉ xem xét sự

phù hợp của DA đối với quy hoạch phát triển ngành, lãnh thổ, quy hoạch đô thị, nông thôn; chế độ khai thác, sử dụng tài nguyên quốc gia, phương án cơng nghệ, đặc điểm tính chất kỹ thuật... mà cịn thẩm định các điều kiện về tài chính, giá cả có yếu tố trượt giá, hiệu quả đầu tư của DAĐTXDCT.

Trong 5 năm (2005-2009), tỉnh Đồng Nai đã thực hiện điều chỉnh TMĐT như sau:

Bảng 2.4: Tổng hợp số dự án phải điều chỉnh qua các năm 2005-2009

Năm Số dự án phải điều chỉnh Phân theo nhóm Tổng mức đầu tư (trước điều chỉnh) (tỷ đồng) Tổng mức đầu tư (sau điều chỉnh) (tỷ đồng) Chênh lệch sau khi điều chỉnh (tỷ đồng) A B C 2005 49 18 31 617,110 732,313 115,203 2006 77 29 48 786,334 1.287,552 501,218 2007 45 7 38 450,604 570,505 119,901 2008 107 47 60 1.156,807 2.113,636 956,829 2009 110 45 65 1.238,094 1.871,458 633,364 Tổng 388 0 146 242 4.248,949 6.575,464 2.326,515

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai

Ta thấy bảng 2.4, qua 5 năm số DA phải điều chỉnh tổng mức đầu tư lên tới 388 DA, với tổng số vốn phải điều chỉnh tăng thêm là 2.326,515 tỷ đồng.

Các tổ chức tư vấn thiếu nguồn tài chính để đầu tư chiều sâu về trang thiết bị, về tài liệu, về đào tạo, làm ảnh hưởng đến chất lượng đồ án thiết kế; tài liệu khảo sát điều tra cơ bản có trường hợp khơng đảm bảo chất lượng, đã gây nhiều sai sót trong thiết kế xây dựng; trình độ và năng lực chun mơn của một số cán bộ tư vấn chưa cao, thiếu kinh nghiệm thực tế, cũng như trách nhiệm tư vấn chưa cao...

Số lượng DA phải điều chỉnh tổng mức đầu tư tăng cao thể hiện trong khâu duyệt DA. Cán bộ làm công tác thẩm định, quản lý nhà nước vẫn chưa tính tốn sát với thực tế, phải điều chỉnh dẫn đến hiệu quả đầu tư DA không đạt được mục tiêu lúc phê duyệt, thậm chí cịn gây nên lãng phí, thiệt hại.

Cơng tác chuẩn bị đầu tư, chất lượng lập, thẩm định, phê duyệt DA tại một số huyện chưa tốt, công tác khảo sát, thiết kế, lập dự toán của hầu hết các đơn vị đã

thẩm tra chưa đáp ứng được yêu cầu nên phải thay đổi, bổ sung, điều chỉnh, kéo dài thời gian đầu tư...

Trường trung cấp nghề 26/3 được duyệt DA đầu tư xây dựng từ năm 2003, năm 2004 cơng trình khởi cơng, ban đầu do thiết kế đã khơng khảo sát kỹ thực tế địa hình xây dựng, do đó trong q trình thi cơng phần móng đã gặp khó khăn, vướng mắc, do năng lực nhà thầu khơng thể thực hiện được dẫn đến cơng trình phải tạm hỗn thi cơng, đến năm 2009 cơng trình vẫn chưa hồn thành đi vào sử dụng hoàn chỉnh, làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo cũng như nơi làm việc của ban giám hiệu phải mượn tạm khối nhà ký túc xá của sinh viên để làm khu hành chính, xưởng thực tập của sinh viên vừa là nơi thầy và trò học lý thuyết và thực hành.... Hơn nữa, khối xưởng thực hành đã được hoàn chỉnh đưa vào sử dụng từ tháng 8/2008, nhưng đến tháng 10/2008 khi đi kiểm tra cơng trình đã phát hiện nhiều bong vữa trát tường, hoặc thấm dột khu vệ sinh. Một số cơng trình khác cũng đã xảy ra một số sự cố cơng trình ở những hạng mục phụ trợ như hàng rào, tường kè của cơng trình chính. Tuy không gây thiệt hại lớn về vật chất và sinh mạng nhưng những biểu hiện kém chất lượng đã gây hậu quả xấu trong xã hội.

Năm 2008, số lượng DA phải điều chỉnh tổng mức đầu tư tăng cao (107 DA), chênh lệch sau điều chỉnh lên tới 656,829 tỷ đồng là do trong năm tình hình biến động giá vật tư mạnh ở thời điểm đầu năm đến hết tháng 9 năm 2008, tình hình lạm phát chung cả nước dẫn tới giá vật tư nguyên liệu, nhiên liệu tăng mạnh, do đó giá sau khi điều chỉnh tăng cao.

Năm 2009, lạm phát kiểm sốt được nên số DA có tổng mức đầu tư phải điều chỉnh tăng 633,364 tỷ đồng, tăng ít hơn năm 2008.

Sự biến động tăng lên của giá vật liệu xây dựng đã tác động tăng giá trị dự tốn xây dựng cơng trình. Đặc biệt sự tăng giá thép đột biến như thời điểm năm 2008, 2009 làm cho nhiều cơng trình phải dãn tiến độ thi cơng, một số nhà thầu sau khi trúng thầu nhưng không thực hiện và các chủ đầu tư DAĐTXD sử dụng vốn Nhà nước thường chờ chủ trương chung của Nhà nước điều chỉnh dự tốn, dự tốn

của cơng trình phải điều chỉnh làm ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu của kế hoạch đầu tư xây dựng đã đề ra và gây khó khăn cho các tổ chức xây dựng.

Nguyên nhân do có nhiều lần phải thay đổi về chính sách giá nhân cơng, ca máy và chi phí khác nên nhiều DA phải điều chỉnh dự toán, tổng dự toán, tổng mức đầu tư. Hơn nữa, có những trường hợp DA do bên tư vấn thiết kế đã khơng khảo sát thật cụ thể địa hình dẫn đến trong q trình thi cơng gặp khó khăn vướng mắc, từ đó phải điều chỉnh lại thiết kế ban đầu và điều chỉnh tổng mức đầu tư. Năng lực thi công của nhà thầu còn hạn chế, nhất là ở các huyện, do tình hình khan hiếm nguồn cơng nhân ngành xây dựng, các nhà thầu cùng một lúc thi cơng nhiều cơng trình thuộc khu vực nhà nước ở mỗi địa phương khác nhau và ngoài khu vực nhà nước nên khơng thể kiểm sốt lẫn nhau. Do đó, dẫn đến lãng phí vốn đầu tư xây dựng và cơng trình chậm đưa vào sử dụng cũng làm mất đi hiệu quả kinh tế xã hội của cơng trình.

2.2.3.2.Trong cơng tác lựa chọn nhà thầu

Công tác đấu thầu của tỉnh Đồng Nai trong các năm qua đã tạo được sự cạnh tranh mạnh cho các nhà thầu tham dự đấu thầu. Thông qua việc đấu thầu đã nâng cao được trách nhiệm của nhà thầu, hạn chế được những phát sinh chủ quan của chủ đầu tư. Hơn nữa, từ năm 2005, tỉnh Đồng Nai đã cho phát hành bản tin Thông tin đấu thầu của Sở Kế hoạch và Đầu tư, định kỳ phát hành đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức triển khai đấu thầu cho các gói thầu và đảm bảo cơng khai, minh bạch trong đấu thầu, tiết kiệm NSNN.

Bảng 2.5: Kết quả thực hiện công tác đấu thầu giai đoạn 2005-2009

Năm

Tổng số Hình thức đấu thầu

Gói

thầu Đấu thầu rộng rãi Đấu thầu hạn chế

Chào hàng cạnh tranh Chỉ định thầu gói thầu % gói thầu % gói thầu % gói thầu % 2005 336 119 35,41 0 0 158 47,04 59 17,55 2006 312 143 45,83 1 0,32 133 42,63 35 11,22 2007 254 129 50,79 0 0 106 41,73 19 7,48 2008 229 160 69,87 0 0 42 18,34 27 11,79 2009 204 172 84,31 0 0 22 10,78 10 4,91 2005- 2009 1.335 723 54,16 1 0,07 461 34,53 150 11,24

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai

Công tác đấu thầu được thực hiện đảm bảo tuân thủ theo quy định của Luật đấu thầu trong đó từ năm 2006 đến năm 2009 áp dụng nghị định số 111/2006/NĐ- CP ngày 29/9/2006 và nghị định 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật xây dựng; từ giữa cuối năm 2009 đến nay, áp dụng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 và nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng; từ năm 2005 đến năm 2009, tổng số có 1.335 gói thầu, trong đó đấu thầu rộng rãi 723 gói thầu (54,16%), chào hàng cạnh tranh 461 gói thầu (34,53%), đấu thầu hạn chế 1 gói thầu (0,07%) và chỉ định thầu 150 gói thầu (11,24%). Đặc biệt qua 5 năm, các gói thầu được đấu thầu theo hình thức đấu thầu hạn chế chiếm tỷ lệ rất nhỏ 0,07%, hình thức đấu thầu rộng rãi của các gói thầu chiếm tỷ lệ cao.

Cơng tác đấu thầu của Tỉnh trong thời gian qua vẫn tồn tại những hạn chế

Công tác phê duyệt kế hoạch đấu thầu và hồ sơ mời thầu còn lúng túng, chất lượng chưa cao, còn nhiều hồ sơ mời thầu chưa rõ ràng hoặc các nội dung trong hồ sơ mời thầu không thống nhất với nhau làm ảnh hưởng nhiều đến việc đánh giá,

thẩm định hồ sơ đấu thầu. Một số đơn vị chủ đầu tư, đơn vị tư vấn đấu thầu đánh giá hồ sơ dự thầu không tuân thủ theo hồ sơ mời thầu được duyệt, làm cho quá trình đánh giá, thẩm định hồ sơ kéo dài, hoặc phải huỷ kết quả đấu thầu. Nhà thầu thi cơng nhiều cơng trình cùng một thời điểm nên nguồn vốn của nhà thầu khơng đáp ứng nhu cầu thi cơng các cơng trình làm kéo dài thời gian thi cơng cơng trình xây dựng. Tình trạng nhà thầu sau khi trúng thầu, thiếu máy móc thiết bị thi cơng phục vụ cơng trình, khơng bố trí cán bộ chỉ huy cơng trường và giám sát cơng trình đúng như hồ sơ dự thầu, ít nhiều làm ảnh hưởng đến thời gian, chất lượng cơng trình. Một số đơn vị xây dựng không đủ năng lực thi công, thiết bị phục vụ cơng trình ở các huyện trong tỉnh còn thiếu, chủ đầu tư năng lực tổ chức thực hiện yếu.

2.2.3.3.Trong công tác giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Việc quy định thời hạn cho phép chủ đầu tư gửi hồ sơ thanh tốn khối lượng hồn thành đến KBNN chậm nhất là ngày 31/12 hàng năm mà khơng có một biện pháp chế tài nào để buộc các chủ đầu tư phải dàn đều khối lượng thanh toán các tháng trong năm đã dễ dẫn đến thực tế là phần lớn các DA cơng trình thường tập trung thi cơng đẩy nhanh tiến độ vào thời điểm cuối năm để chạy vốn.

Bảng 2.6: Cấp phát vốn kho bạc thực hiện trong các tháng cuối năm

Năm Kế hoạch vốn (Triệu đồng) Vốn cấp phát trong năm Vốn cấp phát tháng 10 Vốn cấp phát tháng 12 Đã cấp phát % so kế hoạch Tổng số So tỷ lệ cấp phát trong năm (%) Tổng số So tỷ lệ cấp phát trong năm (%) 2005 1.493.210 1.042.028 69,78 307.398 29,5 795.067 76,3 2006 1.658.481 1.331.550 80,29 395.470 29,7 1.047.930 78,7 2007 1.796.009 1.353.970 75,39 410.253 30,3 1.087.238 80,3 2008 2.101.863 1.706.072 81,17 520.352 30,5 1.438.219 84,3 2009 2.431.087 2.245.067 92,35 765.792 34,11 2.068.855 92,15 Tổng số 9.480.650 7.678.687 80,99 2.399.265 31,24 6.437.309 83,83

Tiếp nhận kế hoạch và kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB cho các cơng trình khơng ngừng tăng lên. Trong giai đoạn 2005-2009, tổng số KBNN Đồng Nai đã kiểm soát thanh toán với tổng số là 7.678.687 triệu đồng (năm 2005 là 1.042.028 triệu đồng, năm 2006 là 1.331.550 triệu đồng, năm 2007 là 1.353.970 triệu đồng, năm 2008 là 1.706.072 triệu đồng, năm 2009 là 2.245.067 triệu đồng). Cơ chế kiểm sốt thanh tốn, chính sách quản lý đầu tư được sửa đổi, bổ sung theo hướng tích cực, hệ thống pháp luật trong lĩnh vực đầu tư XDCB được tiếp tục hoàn thiện, khắc phục về cơ bản những tồn tại, vướng mắc; việc phân giao kế hoạch, sự phân cấp triệt để và thơng thống giúp việc triển khai kế hoạch được sớm, tuân thủ thời gian, chất lượng đã thể hiện trong cơng tác giải ngân nhanh chóng, kịp thời. Bên cạnh đó, sự tác động từ gói kích cầu theo nghị quyết 30/NĐ-CP của Chính phủ năm 2009 nên vốn cấp phát tăng 92,35% so với kế hoạch năm, cao nhất trong giai đoạn này, đã đóng góp quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh, qua đó ngăn chặn suy giảm kinh tế của đất nước nói chung.

Trên địa bàn tỉnh, trong giai đoạn này, tình trạng tập trung giải ngân thanh tốn vốn vào tháng 10 đạt 31,24% vốn cấp phát, khoảng tháng 12 đạt 83,83% vốn cấp phát. Khối lượng kiểm soát thanh toán của cơ quan KBNN tập trung cao độ vào thời điểm cuối năm gây nên tình trạng bị quá tải, như vậy dẫn đến chất lượng kiểm soát thanh toán bị ảnh hưởng.

Cơ quan kiểm soát thanh toán tạo điều kiện tạm ứng vốn cho nhà thầu giúp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quản sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w