Vốn đầu tư phát triển tỉnh Đồng Nai

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quản sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 55)

Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng vốn đầu tư phát triển Tỷ đồng 12.959,1 15.515,6 20.463 27.230 28.485

Tốc độ tăng vốn đầu tư % 10,78 19,73 31,89 33,07 4,61

GDP theo giá hiện hành Tỷ đồng 30.897,2 36.558,2 43.036 53.855,5 61.993

Tỷ lệ đầu tư trên GDP % 41,94 42,44 47,55 50,56 45,95

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai

Tỷ lệ vốn đầu tư so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cũng đã tăng rõ rệt qua các năm. Nếu so với GDP thì năm 2005 chỉ chiếm 41,94%, năm 2006 là 42,44%, năm 2007 là 47,55%, năm 2008 là 50,56% và năm 2009 tổng mức đầu tư trên địa bàn Tỉnh đã chiếm đến 45,95%. Điều này đóng góp đáng kể cho sự tăng trưởng và phát triển của Tỉnh trong thời gian qua.

Mức độ đầu tư so với tổng sản phẩm quốc nội thể hiện mức độ tiết kiệm dùng cho đầu tư của nền kinh tế và cho phép đánh giá khả năng huy động thêm vốn đầu tư từ nội tại nền kinh tế hay phải sử dụng đến các nguồn bên ngồi thơng qua kêu gọi đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, vay vốn nước ngoài, nhận các khoản viện trợ đối với quy mô của quốc gia, đối với quy mơ của một địa phương cịn có thể huy động thêm từ nguồn hỗ trợ trực tiếp từ trung ương.

GDP theo giá hiện hành 30.897,200 36.558,200 43.036,000 53.855,500 61.993,000 226.339,900

Vốn kế hoạch (tỷ đồng) hay Tổng vốn đầu tư trong kỳ

Năm ICOR 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng 1.493,210 1.658,481 1.796,009 2.101,863 2.431,087 9.480,650 0,045835625 0,029194665 0,021230665 0,028268774 0,040457634 0,042894408

Bảng 2.9: Suất đầu tư cần thiết để làm tăng thêm một đơn vị tổng sản

phẩm quốc nội (ICOR)

Nghĩa là chỉ tiêu ICOR cho biết 1 đơn vị tổng sản phẩm quốc nội tăng thêm 1 đơn vị giá trị cần bao nhiêu vốn đầu tư. Năm 2005, 2006, 2007 việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản không mang lại hiệu quả cao nhưng đến năm 2008 trở đi thì hiệu quả sử dụng vốn ĐTXDCB cao hơn, cũng đóng góp một phần vào việc phát triển nền kinh tế của Tỉnh Đồng Nai.

2.3.2. Đầu tư XDCB phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội

Trong các năm qua lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản ở địa phương đã có những chuyển biến rõ rệt từ việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, lập quy hoạch, kế hoạch đến quản lý, tổ chức thực hiện xử lý nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Nhiều cơng trình hồn thành đưa vào sử dụng đã phát huy tốt các hiệu quả của nó: nhiều cầu, đường được xây dựng và sửa chữa nâng cấp giúp cho việc giao lưu kinh tế và đi lại của người dân được thuận lợi, hàng ngàn phòng học được xây dựng và sửa chữa đưa vào sử dụng đã góp phần giảm tình trạng học ca 3, giải quyết số lượng học sinh tăng lên hàng năm, nhiều bệnh viện, trung tâm y tế được xây dựng mới ở các huyện, xã, nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị nhằm tạo điều kiện cho người dân được phục vụ một cách tốt nhất... qua đó thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

2.3.2.1 Giao thông vận tải

Trong 5 năm 2005-2009, hạ tầng giao thông tỉnh Đồng Nai được tập trung đầu tư cho các DA đường tỉnh, đường liên huyện và hạ tầng một số khu trung tâm huyện

(huyện Định Quán (như xây dựng khu định canh, định cư xã La Ngà, Nhơn Trạch, Cẩm Mỹ, Thống Nhất), hệ thống đường giao thông nông thôn cũng được chú trọng đầu tư, đảm bảo thuận lợi cho nông dân vận chuyển nông sản. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển công nghiệp như hiện nay và nguồn vốn hàng năm có hạn, khơng đủ để đầu tư các tuyến đường trục có vốn lớn và kết nối hạ tầng ngồi hàng rào khu cơng nghiệp.

Hạ tầng khu trung tâm huyện Nhơn Trạch, đường trung ương cục, hạ tầng khu trung tâm huyện Thống Nhất, đường vào khu xử lý chất thải rắn, cải tạo sửa chữa đường 30/4 Phú Bình, đường nối từ đài truyền hình đến Trung tâm thể thao Tân Phú, đường khu trung tâm huyện Định Quán, mở rộng nâng cấp quốc lộ 56, đường liên huyện Xuân Lộc đi Long Khánh, đường thị tứ xã Túc Trưng, đường liên huyện xã Xuân Thiện đi Thống Nhất.

2.3.2.2.Thuỷ lợi - cấp nước

Trong các năm từ năm 2004 trở về trước ngân sách địa phương đã tập trung đầu tư các đập dâng, kiên cố hoá hệ thống kênh mương và một số hồ chứa nước, đến năm 2008 cơng trình thuỷ lợi đã đảm bảo tưới tiêu cho 24.297 ha vụ mùa, đạt 100% diện tích canh tác theo kế hoạch.

Trên địa bàn huyện gồm các DA: cải tạo mở rộng HTCN thị trấn Xuân Lộc thị xã Long Khánh (16.689 tr.đ), HTCN trung tâm xã Sông Thao-Trảng Bom (3.118 tr.đ), HTCN khu trung tâm huyện Nhơn Trạch (23.565 tr.đ), HTCN phường Tân Hòa-Vĩnh Cửu (12.740 tr.đ), HTCN thị trấn Trảng Bom, Long Thành, Định Quán...

Thành phố Biên Hòa: Các DA Hệ thống cấp nước qua cầu Hoá An (2.017 tr.đ), hệ thống cấp nước Hoá An-Tân Hạnh, tuyến ống D300 đường NVT, tuyến ống cấp nước tỉnh lộ 16 phường Bửu Hoà, hệ thống cấp nước (HTCN) phường Tân Vạn, HTCN phường Hố Nai, HTCN phường Tân Biên,...

2.3.2.3.Giáo dục - đào tạo

Xây dựng mới được 2.190 phòng học, với tổng số vốn bố trí cho chương trình là 592,89 tỷ đồng, đang thực hiện tiếp tục chương trình kiên cố hố trường lớp. Đến nay tồn bộ các xã đều đã có trường mầm non, xố tình trạng học ca ba và lớp học

tranh tre nứa; đến hết năm 2009, tổng số có 762 trường, gồm nhà trẻ: 01 trường, mầm non: 242 trường, tiểu học: 297 trường, THCS: 163 trường, PTCS: 4 trường, THPT: 55 trường; Tổng số phòng được đầu tư trong 5 năm là 2.195 phòng.

Đầu tư xây dựng các trung tâm dạy nghề các huyện: TTDN huyện Thống Nhất, huyện Vĩnh Cửu, huyện Tân Phú, trường dạy nghề 26/3; mua sắm trang thiết bị cho các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề…

2.3.2.4.Hạ tầng y tế

Cơ sở vật chất tồn ngành có 9 bệnh viện tuyến tỉnh, 8 bệnh viện tuyến huyện, 6 trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh và 11 trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện, 171 trạm y tế xã, phường, thị trấn. Trong các năm qua, ngân sách Tỉnh đã đầu tư nâng cấp 8 phòng khám đa khoa khu vực, xây dựng mới 2 bệnh viện của 2 huyện mới thành lập: bệnh viện huyện Thống Nhất và bệnh viện huyện Cẩm Mỹ, xây dựng các trạm y tế, đến nay có 121/171 trạm đạt chuẩn; đầu tư trang thiết bị cho bệnh viện, trung tâm y tế và các trạm y tế…

2.3.2.5.Văn hố, thơng tin liên lạc, thể dục thể thao

Mỗi xã trong tỉnh đều được xây dựng tụ điểm văn hoá phục vụ thanh thiếu niên, trên 50% số xã phường đạt chuẩn văn hố. Xây dựng và trùng tu, tơn tạo một số cơng trình văn hố trọng điểm như nhà văn hoá dân tộc Châu Mạ (huyện Định Quán).

Hiện nay, tất cả các địa phương xã phường trong tỉnh đều có đường dây điện thoại, tạo thuận lợi cho việc thông tin liên lạc của người dân, đặc biệt tại các vùng sâu, vùng xa của tỉnh.

Xây dựng các trung tâm thông tin TDTT các huyện và thành phố Biên Hòa; xây dựng các tụ điểm, câu lạc bộ TDTT các phường, xã, trường học, đơn vị.

2.3.2.6.Khoa học công nghệ và môi trường

Cải thiện môi trường: Đảm bảo nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho 95- 100% dân, 100% hộ nơng thơn có hố xí hợp vệ sinh, 70% chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh. Thu gom xử lý 100% các loại rác thải sinh hoạt, các loại chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y tế.

Bảo tồn đa dạng sinh học. Giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường. Đã từng bước đưa công nghệ sạch, công nghệ cao thay dần công nghệ cũ, lạc hậu, gây ô nhiễm. Chú trọng sử dụng các biện pháp kỹ thuật và công nghệ môi trường để xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn, chất thải độc hại.

2.3.3. Phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội

Các DA sử dụng NSNN: Chủ yếu là cơng trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội sau đầu tư đưa vào sử dụng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất, học tập và vui chơi giải trí cho nhân dân.

Hoạt động xố đói giảm nghèo được triển khai tích cực đến tận cơ sở; triển khai đồng bộ, có hiệu quả các DA xây dựng kết cấu hạ tầng cho các xã nghèo, xã biên giới, xã vùng hạ, DA xây dựng mơ hình xã thốt nghèo.

Những DA trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng y tế, giáo dục, văn hoá, thể thao xã hội tác động đến nguồn nhân lực địa phương nhiều nhất. Sự tồn tại của DA ảnh hưởng nhất định đến tình hình kinh tế, phân bổ lại ngành nghề và trong quá trình hoạt động đã sử dụng nguồn nhân lực của địa phương. Số lao động qua đào tạo hàng năm tăng cao 51,5% (năm 2009).

Đối với DAXD các trung tâm dạy nghề tại các huyện trên địa bàn Tỉnh, có tác động tích cực trong việc dạy nghề và tạo việc làm cho học viên sau khi tham gia khoá học. Đối với các học viên được đào tạo nghề, có thể tạo ra sản phẩm để có thể kiếm được thu nhập, thì TTDN có trách nhiệm liên hệ với các công ty để thu mua các sản phẩm của học viên làm ra. Như vậy, việc đầu tư xây dựng TTDN đã góp phần giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho người lao động.

Sự tồn tại của DA có tác động nhất định đến mơi trường sống nói chung. Các DA có tác động tích cực đến mơi trường nước: hệ thống cấp nước Thiện Tân, hệ thống cấp nước Nhơn Trạch… các DA có tác động đến mơi trường khơng khí (DA bãi chơn chất thải rắn sinh hoạt huyện Định Quán, hệ thống xử lý rác thải y tế…), những DA cải tạo nâng cấp mở rộng cầu, đường đều có tác động tích cực làm cho mơi trường tốt hơn.

Khi chưa có DA, cư dân liên quan sống trong điều kiện thiếu hệ thống đầu tư công và chật chội, ẩm thấp, nhiều điều kiện gây ra bệnh tật (đường Võ Thị Sáu- đường 5 nối dài, đường vào khu xử lý rác thải thành phố Biên Hồ…). Các cơng trình kỹ thuật do DA tạo ra đã cung cấp điều kiện cơ sở cho cư dân chung quanh yên tâm đầu tư cải tạo nhà, hệ thống cấp thoát nước nội bộ, điện, điện thoại, tự nâng cấp đường hẻm… Đây là ngoại tác thấy rõ của DA. Bản thân q trình cải thiện mơi trường sống của người dân là hệ quả đi theo của ngoại tác chỉnh trang đô thị. Cảnh quan hai bên đường Võ Thị Sáu (đường 5 nối dài) sau DA rõ ràng làm khuôn mặt thành phố Biên Hòa trở nên tốt hơn nhiều lần, khi xây dựng những người dân ở hai bên đường đã được bố trí tái định cư và hai bên đường mới đã được đầu tư xây dựng các khu nhà liên kế, cao ốc cho thuê, các công ty, cửa hàng đã được mọc lên… Các DA xử lý rác thải y tế, Bãi chôn chất thải rắn huyện Định Qn khơng thể có lợi ích đơn thuần bằng tiền, mặc dù có thể ước tính được chi phí phải trả khi khơng có DA cho việc đảm bảo sức khoẻ cho người dân, bảo vệ cảnh quan, bảo vệ nguồn nước ngầm vì chúng chính là lợi ích kinh tế khi có DA, mà lợi ích xã hội phải ước lượng của việc chỉnh trang cảnh quan đơ thị là điều cịn lớn hơn.

Đa số các DA có tác động trực tiếp đến tình hình xã hội của vùng phụ cận DA ngồi mục tiêu mà nó hồn thành. Nguyên nhân ngoài sự tác động có tính khách quan cịn do bản thân các DA này là nhằm giải quyết những vấn đề có thực của xã hội. Các DA hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục như: Xây dựng các trung tâm y tế, phòng khám đa khoa các huyện, xây dựng các trung tâm dạy nghề, xây dựng trung tâm giáo dục lao động xã hội cho các đối tượng cai nghiện, bệnh AIDS… trực tiếp xử lý các vấn đề xã hội. DAXD trường dân tộc nội trú Tỉnh và các DA tương tự khác ngoài việc phục vụ mục tiêu của DA, nó tiếp nhận các đối tượng của địa bàn và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội của địa bàn.

Nếu xét theo khía cạnh xã hội đơn thuần, các DA đầu tư từ NSNN như vậy là có hiệu ứng xã hội lớn hơn khơng (0). Cịn xét theo phân tích chính sách cơng, hiệu quả của DA mang lại là có bởi vì những DA mà sản phẩm của nó khơng được người dân mong muốn mới là DA vô nghĩa.

2.3.4. Về hiệu quả quản lý dự án

Thiết bị các trường học được đầu tư xong, phát huy hiệu quả nhưng không được quan tâm bảo dưỡng, bảo trì hoặc hướng dẫn cách sử dụng đúng, khiến cùng với thời gian, nhiều thiết bị nhanh chóng bị xuống cấp nghiêm trọng, không phát huy hiệu quả được lâu dài.

Lề lối tổ chức quản lý không phù hợp, các cấp có thẩm quyền trong việc quyết định cơ cấu quản lý của DA không thực sự hiểu nội dung và nhu cầu quản lý của DA. Một số đơn vị chủ đầu tư chưa nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật dẫn đến việc thực hiện chưa theo quy định. Cách sắp xếp hồ sơ pháp lý của các DA chưa khoa học nên mỗi lần lấy số liệu thống kê làm báo cáo rất khó khăn.

Hệ thống văn bản pháp luật về ĐTXDCB được ban hành ngày càng đầy đủ, hiệu lực pháp lý cao hơn, đồng thời có rà sốt, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hơn với thực tế. Các văn bản luật được ban hành đã góp phần thể chế hố kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng về đầu tư phát triển, phục vụ cơng nghiệp hố- hiện đại hoá và phục vụ tiến trình hội nhập. Cách thức xây dựng, ban hành văn bản pháp luật đã công khai, minh bạch. Tuy nhiên, qua giám sát cũng cho thấy một số luật và văn bản hướng dẫn thi hành luật chưa được ban hành kịp thời, đầy đủ, thiếu đồng bộ, nhiều nội dung chậm được sửa đổi, bổ sung. Nội dung một số văn bản chưa phù hợp thực tế, chưa được quy định cụ thể. Việc phân công các Bộ ban hành văn bản chưa phù hợp với yêu cầu quản lý chun ngành. Bên cạnh đó, có tình trạng khơng thống nhất giữa các văn bản, thường xuyên thay đổi trong thời gian ngắn, tính nhất quán khơng cao, thiếu tính dự báo....

Để quản lý một cách có hiệu quả các khoản chi tiêu của đơn vị, cũng như để chủ động trong việc chi tiêu, hàng năm các Ban QLDA phải lập dự toán chi tiết cho từng khoản chi và quy chế chi tiêu nội bộ theo NĐ 43/2006/NĐ-CP. Các khoản chi ở Ban QLDA được thể hiện theo nguyên tắc là thanh toán theo khối lượng hoàn thành. Đối với chi phí QLDA theo thơng tư 117/2008/TT-BTC ngày 05/12/2008 của Bộ tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng chi phí QLDA đầu tư của các DA sử dụng vốn ngân sách Nhà nước quy định phương pháp lập, thẩm tra phê duyệt dự

tốn và quyết tốn chi phí QLDA, trong đó tập hợp tất cả các nguồn vốn theo các nội dung chi của DA (như chi phí QLDA được tính theo hướng dẫn của Bộ xây dựng). Ngay từ khi phát sinh DA được thẩm tra tổng dự tốn để lập dự tốn chi phí QLDA trong đó Ban QLDA đã phải hoạch định các khoản tư vấn đầu tư xây dựng do chủ đầu tư (Ban QLDA) tự thực hiện hay cần thuê tư vấn để trình UBND duyệt dự tốn QLDA (Mẫu số 01/DT.QLDA), do đó khi kiểm sốt thanh tốn chi phí QLDA sẽ khơng phân biệt rõ từng khoản chi chi tiết được sử dụng cho cơng việc gì của DA. Từ đó các hồ sơ chứng từ chi sẽ không phù hợp và không phản ánh đầy đủ nội dung kinh tế của DA. Cuối mỗi năm, Ban QLDA quyết tốn chi phí QLDA từ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quản sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w