Tăng cường kiểm tra, thanh tra và kiểm toán các DA về việc chấp hành trình tự XDCB nói chung, tập trung vào những khâu yếu kém, dễ xảy ra tiêu cực, phát hiện và làm rõ, xử lý nhanh, dứt điểm, nghiêm minh các sai trái, vi phạm.
Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan thanh tra, kiểm tra tài chính cần tăng cường cơng tác chun môn nghiệp vụ để thẩm định, đối chiếu, so sánh, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.
Gắn trách nhiệm cá nhân trong cơng tác quyết tốn vốn đầu tư và có chế độ khen chê rõ ràng. Kiến nghị Bộ tài chính xây dựng định mức thưởng cho các cá nhân có các biện pháp giảm chi phí cho các DA cơng, mức thưởng có thể quy định dựa trên một tỷ lệ nhất định với khoản tiền tiết kiệm được cho ngân sách khi thực hiện DA công. Tương ứng với việc thưởng là việc cho phép trích quỹ tiền phạt các
vi phạm trong xây dựng cơ bản để làm tiền thưởng và nâng mức phạt lên tỉ lệ với mức độ thiệt hại, lãng phí, thất thốt NSNN thay vì mức phạt cố định như hiện nay. - Chính phủ cần sớm hồn chỉnh và trình Quốc hội thơng qua Luật Đầu tư công
và các văn bản hướng dẫn cần thiết để đưa vào áp dụng.
- Trong nghị định của Bộ xây dựng nên soạn thảo mẫu hợp đồng xây dựng có quy định lại thời điểm thu hồi vốn tạm ứng và tỷ lệ thu hồi tạm ứng theo từng loại hợp đồng thống nhất cho tất cả các gói thầu, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thanh toán dễ nhớ, dễ kiểm soát, dễ xác định vốn thu hồi, giảm bớt được các động tác nghiệp vụ, tiết kiệm được thời gian, giảm bớt phiền hà cho chủ đầu tư, song vẫn đảm bảo các chế độ, quy định của Nhà nước. Đặc biệt, khi triển khai DA hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) thì việc quy định lại mức thu hồi tạm ứng sẽ tạo điều kiện cho cơng tác lập trình và dễ triển khai ứng dụng tiết kiệm được các chi phí in ấn đồng nghĩa với tiết kiệm chi ngân sách.
Nhằm để đơn đốc cơng tác quyết tốn vốn đầu tư, Bộ xây dựng nên quy định trong mẫu hợp đồng xây dựng chỉ được cấp vốn khoảng 85% giá trị hợp đồng, tức là trong đó giữ lại 10% và chuyển bảo hành 5% vào tài khoản bảo hành của chủ đầu tư khi DA hoàn thành được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán mới được KBNN cấp hết nhất là trong tình hình quyết tốn DA chậm trễ như hiện nay.
- KBNN Đồng Nai phải thường xuyên phối hợp với các chủ đầu tư, các sở, ban, ngành có liên quan để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, kiểm tra thực tế ở hiện trường, nắm chắc tiến độ thực hiện DA để chủ động trong việc duyệt thanh tốn vốn. Đồng thời, thơng qua kiểm sốt thanh tốn vốn đầu tư KBNN Đồng Nai nên tham mưu cho Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh, Sở tài chính, xử lý điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư hàng năm được giao kịp thời, sát với tiến độ thực hiện các DA khắc phục hiện tượng DA thừa vốn, DA thiếu vốn.
Cố gắng làm tốt công tác tham mưu quản lý, điều hành vốn linh hoạt, kịp thời, chủ động nắm tiến độ thực hiện của các DA nên KBNN Đồng Nai cùng người quyết định đầu tư luôn đảm bảo nguồn vốn đầu tư sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu về vốn đầu tư cho các DA. Tạm ứng vốn, thanh toán vốn đầy đủ kịp thời cho các chủ đầu
tư để thanh toán cho các nhà thầu xây dựng, tập trung, ưu tiên vốn cho những mục tiêu quan trọng, cấp bách cần triển khai, các cơng trình đê điều, thuỷ lợi vượt lũ, thoát lũ, đảm bảo giao thơng, các cơng trình trường học, v.v. Bên cạnh đó luôn đảm bảo tồn quỹ ngân sách ở mức hợp lý giúp cho cơ quan Tài chính điều hành ngân sách có hiệu quả.
Q trình thanh tốn vốn và giám sát việc sử dụng vốn phải thực hiện theo những nguyên tắc chặt chẽ, đảm bảo tiết kiệm, đẩy mạnh tiến độ thi cơng, đưa cơng trình vào sản xuất, sử dụng đúng thời hạn.
Tập hợp được vướng mắc trong thực tế, hàng loạt vấn đề mới được đặt ra, được giải quyết và được kiểm nghiệm qua thực tế. Dành thời gian tổ chức kiểm tra, tổ chức rút kinh nghiệm để thay đổi nhận thức, xuống cơ sở tìm hiểu thực tế về lĩnh vực mình đang phụ trách, như vậy cơng chức thực sự mới đủ năng lực để nâng cao hiệu suất công tác họ đang đảm nhận trong lĩnh vực đầu tư góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
Thủ tục để thanh toán vốn đầu tư quá nhiều như: kế hoạch đấu thầu, kết quả trúng thầu được cấp có thẩm quyền duyệt, biên bản nghiệm thu, bảng kê thanh toán khối lượng v.v. Các hồ sơ này phải gởi nhiều nơi, nhưng số lượng bản gốc thì hạn chế vì vậy lại phải cơng chứng hồ sơ theo yêu cầu của các cơ quan cấp phát thanh toán vốn. Khắc phục tồn tại còn phổ biến trong tất cả các sở, ngành, các địa phương cần quy định rõ chế độ trách nhiệm từng khâu, từng mắc xích và có chế độ xử lý vi phạm cụ thể đối với từng cấp, từng cá nhân có liên quan. Đồng thời, cần tinh giản giấy tờ và thủ tục hành chính. Thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, cơng khai hố thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ.
KBNN nên thành lập bộ phận chun trách về an tồn thơng tin tại cơ quan KBNN; xây dựng quy định về an tồn thơng tin cho người sử dụng trong hệ thống; xây dựng và hồn thiện các quy trình hướng dẫn về phịng chống virus; xây dựng quy định và triển khai an tồn thơng tin cho các vấn đề nhân sự (trước khi tuyển dụng, khi có cán bộ mới...); xây dựng quy định về ATTT trong thanh lý và tái sử
dụng thiết bị; KBNN sẽ xây dựng các quy định, quy trình cho các nội dung ATTT về sao lưu dự phòng dữ liệu, kiểm soát truy cập mạng, ATTT cho quá trình phát triển ứng dụng, bảo trì thiết bị. Đồng thời, đề xuất phương án nhân sự chuyên trách về ATTT tại KBNN cấp tỉnh... Tổ chức quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ quản lý, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến vào hoạt động của Kho bạc Nhà nước.
DA Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) là cấu phần lớn nhất, quan trọng nhất của DA cải cách quản lý tài chính cơng về phạm vi, thời gian triển khai cũng như tỷ trọng đầu tư. TABMIS là một hệ thống thơng tin quản lý tích hợp, thể hiện tính cải cách cao, được thiết kế theo Mơ hình kho bạc tham chiếu của Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế với mục tiêu hướng đến các thông lệ tốt nhất về quản lý tài chính cơng, đặc biệt là quản lý chi ngân sách và tiến dần đến kế tốn dồn tích nhưng vẫn mang tính kế thừa và phù hợp với bối cảnh, điều kiện cụ thể của Việt Nam. Trong giai đoạn đầu, các mục tiêu cụ thể của TABMIS là triển khai một hệ thống thông tin quản lý–kế tốn kết nối tồn bộ các cơ quan tài chính, kho bạc nhà nước từ Trung ương đến địa phương và các Bộ chi tiêu lớn, có khả năng giao diện với các phần mềm quản lý tài chính khác và phản ánh đầy đủ, ngay lập tức tồn bộ thơng tin thu, chi của ngân sách Nhà nước trên toàn quốc. Trong giai đoạn tiếp theo, dự kiến TABMIS sẽ được kết nối đến tất cả các Bộ, ngành và các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước nhằm tạo lập các quy trình thu, chi, báo cáo, quyết tốn ngân sách khép kín và giao diện với các hệ thống quản lý khác tạo thành hệ thống thơng tin tài chính tích hợp đầy đủ (IFMIS) của Chính phủ, hỗ trợ xây dựng các chương trình cải cách quản lý tài chính cơng trong tương lai.
Vào thời điểm cuối năm, gần hết thời hạn thanh toán vốn, mà các chủ đầu tư tập trung gởi hồ sơ đến KBNN. Trong khoảng thời gian ngắn KBNN không thể kiểm tra kịp, nên phải chấp nhận tạm thanh toán để kịp lấy vốn, mức tạm thanh tốn thường 65% giá trị khối lượng hồn thành được nghiệm thu và không vượt kế hoạch vốn. Phương thức tạm thanh tốn này có nhiều ưu điểm, đảm bảo cho việc thanh
toán của KBNN được kịp thời đúng thời gian quy định, đảm bảo chặt chẽ, hạn chế những thất thốt khơng đáng có.
Sửa đổi giấy rút vốn đầu tư: Trong trường hợp số chấp nhận thanh toán khác mức đề nghị thanh tốn, KBNN khơng phải lập thông báo gởi chủ đầu tư để yêu cầu chủ đầu tư lập lại giấy rút vốn đầu tư, mà đề nghị nên sửa đổi mẫu trong giấy rút vốn đầu tư, nếu chủ đầu tư chưa theo dõi kịp thời số đã giải ngân của DA so với kế hoạch vốn năm hiện hành, giấy rút vốn khơng đúng số tiền cịn lại có thể giải ngân. Đồng thời do kế toán KBNN chỉ lưu giấy rút vốn và giấy đề nghị thanh tốn tạm ứng vốn đầu tư (trường hợp có thanh tốn vốn tạm ứng).