của sự thỏa mãn công việc và tận tâm tổ chức
Kiểm định một phía
Giá trị kiểm định = 4
t df t0.05 = 1.648971
Thu nhập -7.765 371
Đào tạo - phát triển 1.640 371
Cấp trên 1.335 371
Đồng nghiệp 11.363 371 t > t0.05
Đặc điểm công việc 30.742 371 t > t0.05
Điều kiện làm việc .346 371
Phúc lợi 7.892 371 t > t0.05
Tận tâm tình cảm 8.550 371 t > t0.05
Tận tâm lâu dài 6.722 371 t > t0.05
Tận tâm chuẩn tắc -1.589 371
(Nguồn: Kết quả thống kê mô tả bằng phần mềm SPSS)
Với kết quả kiểm định trên cho thấy giả thuyết H0 bị bác bỏ đối với các biến quan sát đồng nghiệp, Điều kiện làm việc, Phúc lợi, Tận tâm tình cảm, Tận tâm lâu dài nghĩa là chỉ có các mức độ thỏa mãn về đồng nghiệp, công việc, phúc lợi v à hai yếu tố tận tâm tình cảm và tận tâm lâu dài là có mức độ thỏa mãn và tận tâm trên mức trung bình (>4) với mức ý nghĩa 0,05. Các tr ường hợp cịn lại thì giả thuyết H0 được chấp nhận.
4.3Đánh giá độ tin cậy của thang đo
4.3.1Thang đo từng nhân tố của sự thỏa mãn cơng việc
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha đối với các nhân tố của sự thỏa mãn cơng việc được tóm tắt như sau:
Thang đo nhân tố sự thỏa mãn đối với thu nhập có hệ số Cronbach’s alpha rất cao là 0.929; nếu bỏ đi bất cứ biến nào trong nhân tố này thì hệ số alpha đều giảm. Ngoài ra, các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.7. Điều này cho thấy các biến trong thang đo khá gắn kết với nhau v à là các biến đo lường tốt cho nhân tố sự
thỏa mãn đối với thu nhập.
Thang đo nhân tố sự thỏa mãn đối với đào tạo-phát triển có hệ số Cronbach’s alpha cao, ở mức 0.900 và các hệ số tương quan biến tổng cũng đều lớn hơn 0.7. Điều này cho thấy các biến trong thang đo khá gắn kết với nhau v à là các biến đo lường tốt cho nhân tố sự thỏa mãn này, tương tự như thang đo biến thu nhập ở trên.
Thang đo nhân tố sự thỏa mãn đối với thăng tiến có hệ số Cronbach’s alpha rất cao, đạt mức 0.927 và các hệ số tương quan biến tổng cũng đều lớn hơn 0.7. Điều này cho thấy thang đo này đo lường tốt cho nhân tố sự thỏa mãn đối với thăng tiến, tương tự như thang đo biến thu nhập và đào tạo-phát triển ở trên.
Thang đo nhân tố sự thỏa mãn đối với cấp trên có nhiều biến nhất so với các nhân tố khác và cũng là nhân tố có hệ số Cronbach’s alpha cao nhất đạt 0.938 với các hệ số tương quan biến tổng khá cao, với biến cuối cùng ‘Sự ủy quyền của cấp trên’ có mức tương quan thấp nhất cũng đạt mức 0.644. Biến n ày cũng là biến mà nếu ta bỏ biến này đi thì hệ số Cronbach’s alpha vẫn giữ ngun. Tuy nhiên vì nó cũng khơng làm giảm hệ số Cronbach’s alpha nên vẫn tiếp tục được giữ lại.
Thang đo nhân tố sự thỏa mãn đối với đồng nghiệp có hệ số Cronbach’s alpha cao, đạt 0.834 và các hệ số tương quan biến tổng của từng biến tuy không cao nh ư các thang đo ở trên nhưng đều đạt trên 0.5. Vì vậy, tất cả các biến đều được giữ lại.
Thang đo nhân tố sự thỏa mãn đối với đặc điểm cơng việc có hệ số Cronbach’s Alpha ở mức 0.785, với các hệ số tương quan biến tổng khá thấp nhưng đều lớn hơn 0.4. Nếu loại bỏ bất kỳ biến nào ra khỏi nhân tố thì hệ số alpha đều sẽ giảm nên khơng có biến nào bị loại ở nhân tố này.
Thang đo nhân tố sự thỏa mãn đối với điều kiện làm việc là nhân tố có hệ số alpha đạt mức 0.804 và có hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đều lớn hơn 0.4. Do vậy, thang đo này đo lường tốt cho nhân tố sự thỏa m ãn đối với điều kiện làm việc và tất cả các biến đều được giữ lại.
Thang đo nhân tố cuối cùng là sự thỏa mãn đối với phúc lợi có hệ số Cronbach’s alpha là 0.837. Ta cũng nhận ra có một biến ‘ tham gia BHXH, BHYT, BHTN’ có hệ số tương quan biến tổng khá thấp chỉ đạt 0.388 nh ưng vẫn lớn hơn
mức cơ sở chấp nhận được trong nghiên cứu này là 0.3. Tuy nhiên, nếu loại bỏ biến này thì hệ số Cronbach’s alpha sẽ cao h ơn hiện tại một chút, đạt ở mức 0.842. V ì vậy, để xem xét biến này có phù hợp để lại hay khơng thì sẽ thực hiện việc kiểm tra lại ở phần phân tích nhân tố.
Tóm lại, thơng qua cơng cụ phân tích hệ số Cronbach’s alpha cho thấy , các thang đo từng khía cạnh của sự thỏa mãn cơng việc đều rất tốt, đạt độ tin cậy khá cao: có đến 4 thang đo có hệ số Cronbach’s alpha đạt từ 0.9 trở l ên, có 3 thang đo có hệ số Cronbach’s alpha đạt trên 0.8 và thang đo đặc điểm cơng việc có hệ số Cronbach’s alpha thấp nhất cũng đạt được 0.785. Do đó, tất cả các biến của tám nhân tố đo lường sự thỏa mãn với công việc đều được giữ lại ... Riêng đối với nhân tố phúc lợi, đúng ra biến ‘tham gia BHXH, BHYT, BHTN’ sẽ bị loại khỏi nhân tố này nhưng việc loại nó cũng chỉ cải thiện đ ược một ít hệ số alpha của nhân tố n ày nên việc loại nó hay khơng sẽ được quyết định ở phần phân tích nhân tố tiếp theo.
4.3.2Thang đo sự tận tâm với tổ chức
Hệ số Cronbach’s alpha của thang đo tận tâm tình cảm đạt mức cao nhất trong ba thành phần đo lường sự tận tâm đối với tổ chức, đạt đến 0.919 c ùng với hệ số tương quan biến tổng rất cao, đều lớn hơn 0.7 cho thấy các nhân tố có liên hệ khá chặt chẽ và phản ánh được cùng một khái niệm, đó là sự tận tâm về mặt tình cảm, nghĩa tình đối với Trung tâm.
Thang đo nhân tố tận tâm lâu dài có hệ số Cronbach’s alpha đạt mức thấp nhất trong 3 thành phần tận tâm, đạt 0.740. Ta cũng nhận ra có một biến ‘nếu khơng cống hiến, sẽ cân nhắc việc ra đi’ có hệ số tương quan biến tổng rất thấp, chỉ đạt có 0.124 - nhỏ hơn nhiều so với mức cơ sở chấp nhận là 0.3. Vì vậy, biến này sẽ được loại bỏ khỏi thành phần thang đo và khi đó hệ số Cronbach’s alpha sẽ được cải thiện đáng kể, đạt mức 0.795 với hệ số tương quan biến tổng của các biến khác đều lớn hơn 0.4.
Thang đo nhân tố cuối cùng là sự tận tâm chuẩn tắc có hệ số Cronbach’s alpha tương đối cao là 0.8376 và các hệ số tương quan biến tổng đều trên mức 0.6. Vì vậy, 6 biến đo lường trong thang đo này đều được giữ lại vì đạt được độ tin cậy của
thang đo.
Như vậy, các thang đo từng khía cạnh của sự tận tâm với tổ chức đều rất tốt, đạt độ tin cậy khá cao. Đối với nhân tố ‘tận tâm tình cảm’ và ‘tậm tâm chuẩn tắc’, tất cả các biến đo lường đều được giữ lại, riêng đối với nhân tố tận tâm lâu dài thì bị loại bớt một biến là ‘nếu không cống hiến, sẽ cân nhắc việc ra đi ’, cịn lại năm biến quan sát.
4.4. Phân tích nhân tố
Phân tích nhân tố sẽ giúp ta rút gọn tập hợp nhiều biến th ành một số biến tương đối ít đồng thời kiểm tra độ kết dính hay độ tin cậy của các biến trong c ùng một thang đo.
4.4.1 Các khía cạnh của sự thỏa mãn công việc
Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo, từ 42 biến quan sát ban đầu, ta mong đợi trước khi tiến hành phân tích nhân tố này là 42 biến trên sẽ được rút gọn thành 8 nhân tố là sự thỏa mãn đối với thu nhập, đào tạo-phát triển, thăng tiến, cấp trên, đồng nghiệp, đặc điểm công việc, điều kiện làm việc và phúc lợi như mơ hình nghiên cứu ban đầu.
Cũng như các phương pháp phân tích thống kê khác, trước khi tiến hành phân tích nhân tố, việc kiểm tra xem liệu dùng phương pháp này có phù h ợp hay không là cần thiết. Việc kiểm tra này sẽ được thực hiện bằng việc tính hệ số KMO v à kiểm định Bartlett. Kiểm định Bartlett dùng để kiểm định giả thuyết Ho là các biến khơng có tương quan với nhau trong tổng thể cịn KMO dùng để kiểm tra xem với kích thước mẫu ta có được có phù hợp với phân tích nhân tố hay khơng. Theo Hồng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), giá trị KMO nằm giữa 0.5 đến 1 có nghĩa là phân tích nhân tố là thích hợp.
Với phương pháp xoay Varimax procedure - xoay nguyên góc các nhân t ố, các biến có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại. Chỉ những biến có hệ số tải lớn hơn 0.5 mới được sử dụng để giải thích một nhân tố n ào đó.
Q trình phân tích nhân tố để loại các biến trong nghi ên cứu này được thực hiện qua 3 bước:
Bước 1: 42 thành phần được đưa vào phân tích nhân tố theo tiêu chuẩn Eigenvalues lớn hơn 1 đã có 9 nhân tố được tạo ra. Tổng phương sai trích là 71.38% cho biết 9 nhân tố này giải thích được 71.38% biến thiên của dữ liệu (phần trăm của phương sai). Hệ số KMO = 0.928 (>0.5) do đó đ ã đạt yêu cầu và Sig. của kiểm định Bartlett nhỏ hơn 1/1000 cho thấy 42 biến này có tương quan với nhau và hồn tồn phù hợp với phân tích nhân tố. Tuy nhiên, nhìn vào ma trận xoay nhân tố (Rotated Component Matrixa) có ba biến ‘Sự phản hồi và góp ý của cấp trên’ (Work5), ‘Nghỉ phép, nghỉ bệnh’ (Ben2) và ‘Công việc sử dụng nhiều kỹ năng’ (Work1) đều có hệ số truyền tải nhỏ hơn 0.5 (<0.5) nên cả ba biến này đều bị loại.
Bước 2: Sau khi loại bỏ ba biến ở b ước một, 39 biến còn lại được tiếp tục đưa vào phân tích một lần nữa vẫn theo tiêu chí như trên. Kết quả có 7 nhân tố được rút trích ra. Tổng phương sai trích = 67.734% cho bi ết 7 nhân tố này giải thích được 67.734% biến thiên của dữ liệu. Hệ số KMO = 0.925 (>0.5) l à đạt yêu cầu, Sig. của kiểm định Bartlett nhỏ hơn 1/1000 cho thấy 39 biến này có tương quan với nhau. Tuy nhiên, nhìn vào ma trận xoay nhân tố (Rotated Component Matrixa) có ba biến ‘Quyền quyết định trong công việc’ (Work4), ‘ BHXH, BHYT, BHTN’ (Ben1), ‘Công việc phù hợp với năng lực’ (Work6) đều có hệ số truyền tải nhỏ hơn 0.5 (<0.5) nên ta cũng sẽ loại ba biến này.
Bước 3: Sau khi loại bỏ thêm ba biến ở bước hai, 36 biến còn lại được tiếp tục đưa vào phân tích một lần nữa vẫn theo tiêu chí như trên. Lần phân tích thứ ba này cho kết quả như sau: