Thực trạng quản lý ĐTĐ2 tại bệnh viện đa khoa huyện Tứ Kỳ

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý và điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa khoa tứ kỳ, hải dương, năm 2013 (Trang 73)

- Sữa và các loại sản phẩm từ sữa:

4.2.Thực trạng quản lý ĐTĐ2 tại bệnh viện đa khoa huyện Tứ Kỳ

4.2.1. Quản lý điều trị bệnh nhân và kiểm soát các chỉ số theo mục tiêu điều tri.

* Kiểm soát đường huyết theo mục tiêu điều trị

Nghiên cứu của chúng tôi trên 250 bệnh nhân sau 9 tháng theo dõi đường huyết đạt mục tiêu tăng dần lên: đường huyết đạt mục tiêu 88,4%, đường huyết cao 11,6%. Có kết quả này vì các bệnh nhân này đã điều trị ĐTĐ2từ trước, bệnh nhân đã phần nào hiểu về bệnh, chấp nhận bệnh và lạc quan hơn, cộng với sự chăm sóc và tư vấn của nhân viên y tế. Phần khác đa số bệnh nhân là nông thôn nên dinh dưỡng kém hơn ở vùng thành thị vì thế họ cũng kiểm soát được năng lượng vào.

* Thay đổi chế độ thể dục

Sau nghiên cứu của chúng tôi số bệnh nhân tham gia thể dục đã tăng từ 36,2% lên đến 86%, số bệnh nhân tập thể dục > 5ngày/ tuần và > 30 phút/ ngày là 98 bệnh nhân chiếm (39,2%), có sự thay đổi này do 2 phòng khám tư vấn ĐTĐ2 đã quan tâm tìm hiểu thói quen sinh hoạt, tâm lý của mỗi bệnh

nhân, mỗi bệnh nhân được xây dựng chế độăn uống và luyện tập riêng, phù hợp với mỗi bệnh nhân, các bệnh nhân tin tưởng.

* Thay đổi chỉ số eo hông và BMI

Sự thay đổi chỉ số eo hông và BMI, nhằm đưa BMI và tỉ số eo hông về chỉ số có lợi là rất quan trong trọng điều trị ĐTĐ. Nhờ chế độ ăn hợp lý và chế độ tập thể dục mà chỉ số eo hông cao và BMI cao giảm xuống sau 6 tháng điều trị.

* Kiểm soát huyết áp

Liên uỷ ban quốc gia lần thứ 7 (JNC VII) đã đưa ra khuyến cáo, đối với những bệnh nhân đái tháo đường có tăng huyết áp trong điều trị phải đạt mục tiêu huyết áp dưới 130/80 mmHg. Có 14,5% bệnh nhân của chúng tôi có huyết áp được phân loại bình thường cao. Theo khuyến cáo của JNC VII, đây đã là mức huyết áp nguy hiểm. Nếu tăng huyết áp được can thiệp, có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển và biến chứng cho cả bệnh mạch máu nhỏ và lớn. Có tác giả còn cho rằng việc kiểm soát huyết áp ở người đái tháo đường thậm chí còn quan trọng hơn cả kiểm soát glucose máu [4]. Do đó, trong điều trị bệnh đái tháo đường cần lưu ý đến vấn đề quản lý tốt huyết áp của bệnh nhân và phải có thái độ điều trị đúng đắn ngay ở mức huyết áp bình thường cao.

* Cách sử dụng thuốc trong kiểm soát đường huyết.

Trong nghiên cứu của chúng tôi , tỉ lệ bệnh nhân kiểm soát đường huyết tốt dùng 1 loại thuốc uống là 100%, tỉ lệ bệnh được kiểm soát đường huyết khi dùng 2 thuốc là 98,14%, cao hơn tỉ lệ đạt kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân dùng insulin. Điều này có thể giải thích bệnh nhân bị mắc bệnh lâu thì tỉ lệ biến chứng cao và phải sử dụng thuốc kết hợp hay insulin tiêm

Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân không có biến chứng dùng 1 loại thuốc chiếm 95,83%, Tỉ lệ bệnh nhân có từ 1 biến chứng dùng 2 loại thuốc uống là 100%, tỉ lệ bệnh nhân có 2 biến chứng dùng 2 loại thuốc là 98,59. Tỉ lệ bệnh nhân có 3 biến chứng dùng insulin là 67,84% (đơn độc insulin là 32,26%, insulin và thuốc uống là 35,48%). Cách sử dụng thuốc như thế phù hợp với khuyến cáo dùng thuốc của Hiệp hội đái tháo đường Hoa kỳ năm 2012.

4.2.2. Công tác khám và chi phí điều trị

* Số bệnh nhân đái tháo đường khám bệnh trong ngày

Bệnh viện đa khoa Tứ Kỳ có 2 phòng khám tư vấn về đái tháo đường và tăng huyết áp, có 2 bác sĩ phụ trách và 6 điều dưỡng phụ trách. Số bệnh nhân đái tháo đường trung bình trong 1 ngày giảm dần sau 9 tháng tiến hành nghiên cứu (mặc dù số bệnh bị đái tháo đường không giảm), trung bình 1 ngày một bác sĩ khám 12,5 bệnh nhân (khám chủ yếu vào buổi sáng). Số bệnh nhân này đông như thế các bác sĩ và điều dưỡng đã lỗ lực trong khám và tư vấn cho bệnh nhân, tạo được sự tin tưởng của bệnh nhân trong quá trình điều trị. Số bệnh nhân trung giảm sau mỗi tháng vì tỉ lệ kiểm soát đường huyết và biến chứng tốt hơn. Nhưng khám 12,5 bệnh nhân đái tháo đường / 1ngày (chủ yếu là buổi sáng)/1 bác sĩ phù hợp với QĐ số 1313/ QĐ- BYT “Hướng dẫn quy trình khám bệnh tại Khoa Khám bệnh của bệnh viện”. Tuy vậy, trong tương lai chúng tôi e rằng đạt được tiêu chí này có có một số các khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là tình trạng thiếu bác sĩ điều trị (có một số các bác sĩ sẽ nghỉ chế độ trong năm 2014). Đây cũng là một tình trạng chung của đa số các bệnh viện tuyến Huyện của tỉnh Hải Dương cũng như của các tỉnh khác trên cả nước. Mặc dù, tỉnh Hải Dương đã có các chính sách hỗ trợ tiền cho bác sĩ về công tác ở bệnh viện huyện và trạm y tế xã song số bác sĩ

về bệnh viện đa khoa huyện Tứ Kỳ làm việc cũngkhông nhiều. Nguyên nhân có thể do chếnh lệch nhiều về thu nhập cũng như điều kiện làm việc, học tập và phát triển. Điều này rất cần có sự quan tâm của uỷ đảng chính quyền các cấp: Bộ Y tế, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương, Sở Y tế Hải Dương, Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Tứ Kỳ.

* Thời gian khám bệnh trung bình của bệnh nhân:

Trong nghiên cứu của chúng tôi: không có bệnh nhân nào có thời gian khám bệnh >4 h, tỉ lệ bệnh nhân khám từ 2-4h là 65,2%, thời gian khám < 2h là 34,8%. Kết quả này phù hợp với quyết định số 1313/ QĐ- BYT “Hướng dẫn quy trình khám bệnh tại Khoa Khám bệnh của bệnh viện”. Có kết quả này là do cách bố trí và phân công công việc các khoa phòng, cải cách hành chính của bệnh viện đa khoa Tứ Kỳ một cách hợp lý và khoa học. Cũng như việc xác định: “Đái tháo đường đang là một đại dịch” và bệnh viện đã đầu tư nhân lực trang thiết bị nhằm kiểm soát tốt nhất có thể bệnh đái tháo đường cho nhân dân trong huyện. Tỉ lệ bệnh nhân khám bệnh có thời gian từ 2-4 giờ cao vì đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có thời gian bị bệnh dài và có tỉ lệ đái tháo đường có biến chứng là 81,6% (202/250 bệnh nhân) là cao hơn tỉ lệ bệnh nhân không có biến chứng 18,45 (48/250 bệnh nhân);Kết quả này mặc dù đã được thực hiện theo quy định của Bộ Y tế tuy nhiên nó cũng phản ánh phần nào tình trạng thiếu trang thiếu bị để hỗ trợ chẩn đoán của bệnh viện đa khoa huyện Tứ Kỳ: các bệnh nhân được khám lâm sàng; Làm xét nghiệm công thức máu; Một số các xét nghiệm sinh hóa máu và nước tiểu chưa có xét nghiệm HbA1c, Troponin T, Pro BNP, Microalbumin để xác định biến chứng thận sớm của ĐTĐ; chụp X-quang chưa có chụp CT- scaner, Siêu âm chưa có siêu âm tim; Điện tim…Để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng của bệnh nhân chúng tôi cần được trang bị nhiều trang thiết bị hơn nữa.

* Chi phí trung bình cho 1 bệnh nhân ĐTĐ/ 1lượt.

Số tiền phải chi trả cho 1 lần khám bệnh tăng lên theo biến chứng kèm theo:

- Số tiền cần chi trả cho 1 bệnh nhân ĐTĐ2 có 1 biến chứng gấp 2,4 lần bệnh nhân ĐTĐ2 chưa có biến chứng.

- Số tiền cần chi trả cho 1 bệnh nhân ĐTĐ2 có 2 biến chứng gấp 2,7 lần bệnh nhân ĐTĐ2 chưa có biến chứng.

- Số tiền cần chi trả cho 1 bệnh nhân ĐTĐ2 có từ 3 biến chứng gấp 4,7 lần bệnh nhân ĐTĐ2 chưa có biến chứng.

Mặc dù trong nghiên cứu của chúng tôi có 250 bệnh nhân, tất cả số bệnh nhân này đều có bảo hiểm y tế chi trả. Nhưng so với bệnh nhân ĐTĐ2 không có biến chứng thì số tiền bệnh nhân ĐTĐ2 đó có nhiều biến chứng phải trả tăng lên nhiều lần. Các bệnh nhân chủ yếu là nông dân thì đây là một vấn đề cần quan tâm. Nếu so với thu nhập bình quân đầu người năm 2012 là 8.000000/ người/ năm (tức là 667.000 VNĐ), thì phần trăm chi trả cho điều trị với thu nhập bình quân là tương ứng là: bệnh nhân ĐTĐ2 không có biến chứng, có 1 biến chứng, có 2 biến chứng, Có từ 3 biến chứng trở lên: 5,0%; 15,9% ;28,5%; 39,4%.

Như vậy, số biến chứng càng nhiều thì chi trả cho quá trình điều trị càng tăng. Theo các báo cáo thì cái giá phải trả cho chăm sóc y tế về bệnh đái tháo đường là rất lớn, đặc biệt là chi phí cho điều trị các biết chứng. Theo báo cáo của Bộ Y tế Phần Lan trong năm 1996 riêng chi phí cho điều trị và quản lý đái tháo đường chiếm từ 6- 14% kinh phí toàn bộ ngành Y tế. Theo số thống kê của Bộ Y tế Mỹ, trong năm 1996: chính phủ Mỹ đã chi trả 90 tỷ USD cho chăm sóc và quản lý bệnh nhân đái tháo đường [35]. Ở Việt Nam,

và tỉnh Hải Dương chưa có thống kê về chi phí điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường. Nhưng chúng ta cũng biết dù phải chi trả nhiều tiền để điều trị các biến chứng của bệnh đái tháo đường thì cơ hội để trả lại cơ thể khỏe mạnh cho bệnh nhân đái tháo đường là rất ít. Bởi vì, các biến chứng mạn tính của bệnh đái tháo đường như: Tăng huyết áp, suy thận phải chạy thận nhân tạo hay thay thận, bệnh lý võng mạc gây mù lòa, tai biến mạch máu não gây liệt, bệnh lý bàn chân dẫn đến cắt cụt chi, các bệnh lý nhiễm trùng khác gây tàn phế cho bệnh nhân; Còn các biến chứng cấp tính như: hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, hôn mê toan lactic, hôn mê hạ đường huyết làm tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân. Tóm lại, việc quản lí đái tháo đường và ngăn chặn các biến chứng tốt; Cũng như việc phát hiện và điều trị sớm các biến chứng là rất quan trọng nhằm góp phần giảm chi phí điều trị cũng như nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân đái tháo đường.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý và điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa khoa tứ kỳ, hải dương, năm 2013 (Trang 73)