Tình hình bệnhĐTĐ trên thế giới và Việt Nam 1 Trên thế giớ

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý và điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa khoa tứ kỳ, hải dương, năm 2013 (Trang 25)

- Sữa và các loại sản phẩm từ sữa:

1.7. Tình hình bệnhĐTĐ trên thế giới và Việt Nam 1 Trên thế giớ

1.7.1. Trên thế giới

Trong những năm gần đây, tỷ lệ ĐTĐ2 gia tăng mạnh mẽ trên toàn cầu, WHO đã lên tiếng báo động vấn đề nghiêm trọng này trên toàn thế giới.

Ở Mỹ, theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật CDC, bệnh ĐTĐ2 tăng 14% trong hai năm từ 18,2 triệu người (2003) lên 20,8 triệu người (2005) [5].

Theo một thông báo của Hiệp hội ĐTĐ2 quốc tế, năm 2006 ước tính khoảng 246 triệu người mắc bệnh, trong đó bệnh ĐTĐ2 chiếm khoảng 85 - 95 % tổng số bệnh nhân ĐTĐ2 ở các nước phát triển và thậm chí còn cao hơn ở các nước đang phát triển [25].

Tỷ lệ bệnh ĐTĐ2 thay đổi theo từng nước có nền công nghiệp phát triển hay đang phát triển và thay đổi theo từng vùng địa lý khác nhau. Trong đó, nơi có tỷ lệ ĐTĐ2 cao nhất là khu vực Bắc Mỹ (7,8%), khu vực Địa

Trung Hải và khu vực Trung Đông (7,7%), châu Âu (4,9%) và châu Phi (1,2%) [4]. Ở Châu Âu - Mỹ: Đan Mạch: 1,6%, Pháp: 1,4%, Mỹ: 6,6%. Ở Châu Phi: 3,8%. Ở châu Á: Trung Quốc 1994: 2,5%, Hồng Kông 1999: 2,8%, Singapore 1992: 8,6%, Philippines 1998: 4,28%, Thái Lan 1999: 3,58%, Malaysia 1999: 3,01% [35], [12].

Các nước châu Á hiện nay có khoảng 62 triệu người bị ĐTĐ, khu vực Tây Thái Bình Dương, theo ước tính hiện nay có ít nhất 30 triệu người bị ĐTĐ2 [33], [44], tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ2 ở người lớn chiếm khoảng 4% vào năm 1995, dự kiến tăng đến 5,4% vào năm 2025, nghĩa là 135 triệu bệnh nhân ĐTĐ2vào năm 1995, sẽ đạt 300 triệu bệnh nhân vào năm 2025. Tỷ lệ ĐTĐ2ở châu Á cũng gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt ở khu vực Đông Nam Á (5,3%) [4], [57]. Nguyên nhân của sự gia tăng bệnh nhanh chóng do mức độ đô thị hóa nhanh, sự di dân từ khu vực nông thôn ra thành thị nhiều, sự thay đổi nhanh chóng về lối sống công nghiệp, giảm hoạt động chân tay, sự tăng trưởng kinh tế nhanh và chế độ ăn không cân đối, nhiều mỡ.

ĐTĐ2 đang thực sự là vấn đề lớn của ngành y tế toàn cầu. ĐTĐ2 gây ra nhiều biến chứng, các biến chứng tim mạch có tỷ lệ tử vong và tàn phế rất cao. ĐTĐ2 biến chứng nổi bật là tổn thương các mạch máu, liên quan tỷ lệ tử vong của bệnh nhân ĐTĐ2nguyên nhân chủ yếu gây suy thận phải chạy thận nhân tạo, ngoài ra 5 – 15% bệnh nhân phải cắt cục chi dưới mà trên 50% không phải do chấn thương [35], [12]. Hội nghị ĐTĐ tại Singapore tháng 12 năm 1997 công bố số bệnh nhân bị ĐTĐ2 ở 10 nước điển hình như sau:

Bệnh ĐTĐ2 nếu được phát hiện sớm và quản lý tốt có thể tránh được các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Cái giá phải trả cho chăm sóc y tế về bệnhĐTĐ2 là rất lớn, đặc biệt là chi phí cho điều trị biến chứng. Theo báo cáo của Bộ Y tế Phần Lan trong năm 1996 riêng chi phí cho

điều trị và quản lý ĐTĐ2 chiếm 14% ngân sách của ngành y tế. Đối với các nước phát triển chi phí cho điều trị và chăm sóc bệnh ĐTĐ2 chiếm 6 – 14% kinh phí toàn bộ ngành y tế. Năm 1996 tại Mỹ, Bộ Y tế và Chính phủ Mỹ đã chi trên 90 tỷ USD cho chăm sóc và quản lý bệnh nhân ĐTĐ2 [35].

Tỷ lệ ĐTĐ2 ở châu Á cũng gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt ở khu vực Đông Nam Á (5,3%) [4], [49]. Nguyên nhân của sự gia tăng bệnh nhanh chóng do mức độ đô thị hóa nhanh, sự di dân từ khu vực nông thôn ra thành thị nhiều, sự thay đổi nhanh chóng về lối sống công nghiệp, giảm hoạt động chân tay, sự tăng trưởng kinh tế nhanh và chế độ ăn không cân đối, nhiều mỡ.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý và điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa khoa tứ kỳ, hải dương, năm 2013 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w