Đặc điểm của bệnh nhân ĐTĐ2đang điều trị tại bệnh viện đa khoa Tứ Kỳ năm

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý và điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa khoa tứ kỳ, hải dương, năm 2013 (Trang 64)

- Sữa và các loại sản phẩm từ sữa:

4.1.Đặc điểm của bệnh nhân ĐTĐ2đang điều trị tại bệnh viện đa khoa Tứ Kỳ năm

Tứ Kỳ năm 2013

4.1.1. Phân bố bệnh nhân theo nhân khẩu học

Tuổi có liên quan đến sự phát triển của bệnh ĐTĐ2. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy độ tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc ĐTĐ2càng tăng, tỷ lệ này gia tăng nhiều nhất ở các nhóm tuổi từ 50 trở lên.

Trong nghiên cứu của chúng tôi: tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là: 61, 9 ± 9,9, tuổi cao nhất là 84 thấp nhất là 32. Đối tượng trên 50 tuổi chiếm 90,4%, nhóm tuổi chiếm cao nhất là 60- 69 tuổi chiếm 40,8%.

Theo nghiên cứu tại bệnh viện Nội tiết Trung ương (2007), tác giả Trần Văn Hiên [53] tuổi trung bình là 54,1±8,8; nhóm tuổi 50- 59 chiếm tỉ lệ 33,3%

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, tuổi thọ của con người ngày càng cao và bệnh tật song hành với tuổi già, nhất là ĐTĐ. Khi cơ thể già chức năng tụy bị suy giảm; đồng thời với sự thay đổi về chuyển hóa glucose cũng tiến triển song song với tuổi. Quá trình lão hóa là nguyên nhân quan trong nhất của sự đề kháng insulin, cơ chế làm gia tăng tỷ lệ ĐTĐ2. Đồng thời thay đổi về lối sống do tuổi tác là yếu tố đóng góp quan trọng.

Tuy nhiên, hiện nay ĐTĐ2 xuất hiện ở trẻ nhỏ và người trẻ đang là thực tại đáng lo ngại. Nghiên cứu của chúng tôi có 3,6% tuổi dưới 40, tuổi nhỏ nhất là 32. Tác giả Bế Thu Hà (2009)[54], có 10,1% tuổi dưới 40. Như vậy, cần phải tuyên truyền sâu rộng các kiến thức phổ thông về ĐTĐ2trong cộng đồng nhằm phát hiện sớm, và giảm tỷ lệ mắc bệnh cũng như các biến chứng của ĐTĐ.

Tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ là khác nhau trong nghiên cứu. Tại Lào, bệnh viện Viêng Chăn, Pheng Phun Ma Keo (2006)[56], tỷ lệ nam là 46,9%, nữ là 53,1%

Bảng 4.1. So sánh tỷ lệ ĐTĐ2theo giới với một số tác giả

Tác giả Năm Địa điểm nghiên cứu Nam

%

Nữ %

Tô Văn Hải 56 2005 Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội

30.3 69.7

Lý Thị Thơ 57 2005 Bệnh Viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang

45.3 54.7

Triệu Quang Phú 58

2006 Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn

62.0 38.0

Võ Bảo Dũng 59 2008 Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định

48.9 51.1

Phạm Thị Lan 60 2009 Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

48.9 51.1

Phạm Văn Sang 2013 Bệnh viện Đa khoa Tứ Kỳ, Hải Dương

56.8 43.2

Sự khác nhau này là hoàn toàn phù hợp vì đây là số liệu phản ánh thực trạng người bệnh điều trị tại bệnh viện. Còn sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ giữa các quốc gia, giữa các khu vực, giữa các vùng miền phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thói quen ăn uống, sự vận động, điều kiện sống, chủng tộc… và gen ảnh hưởng đến ĐTĐ2.

Nghề nghiệp: các nghiên cứu đều chứng minh tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ2có sự khác nhau ở đối tượng có nghề nghiệp khác nhau. Theo tác giả Hoàng Thị Đợi (2007) tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, tỉ lệ mắc bệnh ở nhóm cán bộ hưu trí chiếm 65.3%, làm ruộng chiếm 15.7%, cán bộ công chức 14.3%(61). Theo Lý Thị Thơ nghiên cứu tại Tuyên Quang, nhóm cán bộ hưu trí chiếm 52.7%, làm ruộng chiếm 31%(57)

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ bệnh nhân là nông dân chiếm 54%; cán bộ hưu và thương binh chiếm 42.4%. Theo chúng tôi có thể do huyện Tứ Kỳ là huyện thuần nông phần lớn bệnh nhân ĐTĐ2 là nông dân. Thời gian phát hiện bệnh: Qua nghiên cứu 250 bệnh nhân chúng tôi thấy, số bệnh nhân có thời gian phát hiện từ 1- 5 năm tỉ lệ 69,2%, thời gian trên 5 năm là 26,8%.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu trước đây. Nghiên cứu Khăm Pheng Phun Ma Keo(55) cho thấy thời gian phát hiện bệnh từ 1-5 năm là 63,8%, dưới 1 năm là 29,2%. Nghiên cứu của Triệu Quang Phú (2006) cũng cho kết quả thời gian phát hiện từ 1- 5 năm chiếm đa số thời gian là 53,9%

Tỷ lệ bệnh nhân có thời gian phát hiện dưới 1 năm là 4%, tỉ lệ này có vẻ thấp nhất. Phải chăng có những bệnh nhân chưa được phát hiện do chưa có biểu hiện dấu hiểu lâm sàng???. Vì vậy, phải có kế hoạch tuyên truyền, vận động cung cấp các kiến thức để bệnh nhân phát hiện sớm ĐTĐ2 đái tháo đường hoặc tổ chức khám sàng lọc trong cộng đồng để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm của bệnh.

Bệnh nhân có thời gian mắc ĐTĐ2lâu nhất là 18 năm, thời gian mắc bệnh trung bình là 4.18 năm. Ngày nay, có lẽ do công tác quản lý ĐTĐ2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tương đối tốt, và bệnh viện cần có chiến lược quản lý bệnh nhân ĐTĐ2để kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.

4.1.2. Phân bố bệnh nhân theo đặc điểm lâm sàng

Triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân ĐTĐ2rất đa dạng. Các triệu chứng cổ điển ăn nhiều, gầy nhiều, đái nhiều, uống nhiều có thể gặp đầy đủ hoặc không đầy đủ trên một bệnh nhân. Tần xuất xuất hiện các triệu chứng lần lượt là uống nhiều 71.6%, đái nhiều 72.0%, ăn nhiều 67.2%, gầy sút cân 69.2%. Bệnh nhân có đủ bốn triệu chứng cổ điển là 60/250 (24.0%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có một số khác biệt với các tác giả khác. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Minh có 98,6% bệnh nhân gầy sút cân, uống nhiều 87,8%, đái nhiều 83,7% [33]. Tác giả Hoàng Thị Đợi cho thấy gầy sút cân 81,7%, uống nhiều 84%, đái nhiều 86,7% [17].

Theo một số tác giả trên, các dấu hiệu gặp chủ yếu là đái nhiều, uống nhiều, gầy sút cân, trong đó dấu hiệu gầy sút cân chiếm tỷ lệ rất cao . Kết quả của chúng tôi cũng tương tự nhưng tỉ lệ gặp các triệu chứng lâm sàngít hơn. Như vậy, có thể thấy cách khởi phát bệnh ĐTĐ2ở bệnh viện Tứ Kỳ vẫn theo bệnh cảnh lâm sàng kinh điển.

Ngoài các triệu chứng chính của bệnh, 64.4% bệnh nhân có triệu chứng kèm theo như mệt mỏi. Có 20/250 (8%) bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng gợi ý mà do tình cờ phát hiện ra khi đi khám bệnh khác. Trong bệnh ĐTĐ, đặc biệt ĐTĐ2, tiến triển bệnh thường âm thầm, khi có biểu hiện trên lâm sàng bệnh thường đã ở giai đoạn muộn. Như vậy, không thể chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán phát hiện bệnh. Đối với bệnh ĐTĐ, xét nghiệm glucose máu lúcđóiđược xem là một xét nghiệm cơ bản, nhất là

với đối tượng có yếu tố nguy cơ để hạn chế tối thiểu những trường hợp bỏ sót chẩn đoán không đáng có.

* Một số biến chứng

Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ2 có ít nhất một biến chứng trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm 80.8%(202/ 48). Nhóm dưới 1 năm có tỉ lệ thấp nhất, nhóm từ 1- 5 năm có tỉ lệ cao nhất- có thể do tỷ lệ bệnh nhân ở nhóm này chiếm 69.2% tổng số bệnh nhân (173/250). Trong đó, biến chứng tim mạch là 52.40%, biến chứng răng là 40.8%, biến chứng thần kinh 14.0%, biến chứng mắt 16.4%, biến chứng thận chiếm 10.4%. Tỷ lệ các biến chứng tăng theo tuổi và tăng theo thời gian mắc bệnh của bệnh nhân.

ĐTĐ2là yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch. Người ta cho rằng đây là một quá trình xảy ra lâu dài và liên tục với hai yếu tố xơ vữa mạch và THA. Chúng vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của nhau, thúc đẩy nhau tiến triển. Nghiên cứu của chúng tôi thấy, trong 131 bệnh nhân biến chứng tim mạch có 11 bệnh nhân suy tim và 17 bệnh nhân có cơn đau thắt ngực,3 bệnh nhân tắc mạch, 5 bệnh nhân xơ cứng động mạch, 131 bệnh nhân THA.

THA ở người mắc bệnh ĐTĐ2do rất nhiều yếu tố phối hợp với nhau. Người bệnh ĐTĐ2ở các týp khác nhau khi có THA đều làm tiên lượng bệnh xấu đi rõ rệt [4].

Nghiên cứu của Đào Thị Dừa cho thấy tỷ lệ THA ở bệnh nhân ĐTĐ2là 50% [14]. Trương Văn Sáu cho kết quả tỷ lệ THA 38,3% và tỷ lệ này tăng lên theo thời gian phát hiện bệnh [44]. Theo nghiên cứu của Tạ Văn Bình 27,6% bệnh nhân ĐTĐ2có tăng huyết áp [5]. Theo Phạm Thị Lan tỷ lệ này là 37,4% [29]. Tỉ lệ của chúng tôi cao có lẽ là thời điểm trước chúng tôi không quản lí tốt ĐTĐ2, đây cũng là một thách thức lớn trong quá trình kiểm soát ĐTĐ2

Một biến chứng khác gặp tương đối nhiều trong nghiên cứu của chúng tôi đó là biến chứng thận. Biến chứng thận là do glucose máu tăng cao kéo dài cũng như các yếu tố ảnh hưởng khác như THA, nhiễm trùng tiểu… làm các mạch máu nhỏ ở thận bị dày lên, chức năng thận dần dần bị ảnh hưởng. Khi xuất hiện protein trong nước tiểu (đạm niệu) chứng tỏ có các tổn thương tại thận. Bệnh thận do ĐTĐ2càng phát hiện muộn, màng đáy cầu thận tổn thương càng nặng, sau 7 năm khi bắt đầu phát hiện protein niệu thì 50% số bệnh nhân đã tiến tới suy thận giai đoạn cuối. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 26/250 bệnh nhân (10.4%) có biến chứng thận (sỏi thận 18, suy thận 3, viêm đường tiết niệu 3). Tỉ lệ thấp vì một số bệnh nhân có biến chứng suy thận đã được kiểm soát tại tuyến trên, và thực tế chúng tôi chưa làm được xét nghiệm Microalbumin niệu nên chưa phát hiện được tổn thương thận sớm. Nếu có xét nghiệm Microalbumin niệu thì chắc chắn tỉ lệ bệnh nhân ĐTĐ2có biến chứng thận của chúng tôi sẽ cao hơn.

Bệnh lý thần kinh ĐTĐ2cũng là biến chứng thường gặp, với tổn thương đặc hiệu nhất là tổn thương thần kinh ngoại vi. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân có biến chứng thần kinh là 14%. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Minh, biến chứng thần kinh là 10,8% [33]. Nghiên cứu của Trương Văn Sáu cho thấy biến chứng thần kinh chiếm 9% [44]. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại thấy biến chứng thần kinh cao hơn như nghiên cứu của Khăm Pheng Phun Ma Keo 43,07% [29]. Nghiên cứu của Hoàng Trung Vinh ở bệnh nhân dưới 60 tuổi thấy biến chứng thần kinh là 39% và tăng lên 60% ở bệnh nhân trên 60 tuổi [53]. Sự khác nhau này là tuỳ thuộc vào độ tuổi và thời gian mắc bệnh của bệnh nhân. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tuổi càng cao, thời gian mắc bệnh càng lâu thì càng tăng nguy cơ biến chứng thần kinh.

Biến chứng răng chiếm 40,8%; Biến chứng này tăng có thấy thói quen chăm sóc răng miệng không tốt và bệnh viện cần có kế hoạch tỉ mỉ để giảm tỉ lệ nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Ngoài các biến chứng trên, bệnh nhân ĐTĐ2 còn gặp rất nhiều biến chứng khác như biến chứng mắt, hô hấp, da … Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi tần suất xuất hiện các biến chứng này không nhiều. Nếu có điều kiện chúng tôi sẽ phân tích kỹ hơn trong các nghiên cứu tiếp theo.

- Đường huyết: thời điểm bắt đầu nghiên cứu đường huyết kiểm soát 58,40% không được kiểm soát là 41,60%. Tỉ lệ này được giảm qua quá trình nghiên cứu, điều đó chứng tỏ khi có sự can thiệp tỉ lệ đường huyết được kiểm soát của bệnh nhân tăng dần lên.

* Chỉ số khối cơ thể và chỉ số bụng hông

Nhiều tác giả nghiên cứu trong và ngoài nước đều kết luận: béo phì, đặc biệt béo phì trung tâm là yếu tố nguy cơ cao của bệnh ĐTĐ2. Tỷ lệ bệnh ĐTĐ2 cao ở những người bị béo, ở những người béo trung bình, tỷ lệ mắc bệnh tăng lên 4 lần, nếu béo mức độ nặng thì tỷ lệ mắc bệnh tăng gấp 30 lần so với người bình thường.

Thừa cân, béo phì có liên quan chặt chẽ với hiện tượng kháng insulin. Do tính kháng insulin cộng với sự giảm tiết insulin dẫn tới giảm tính thấm của màng tế bào với glucose ở tổ chức cơ và mỡ, ức chế quá trình phosphoryl hoá và oxy hoá glucose, làm chậm quá trình chuyển carbonhydrat thành mỡ, giảm tổng hợp glycogen ở gan, tăng tân tạo đường mới và bệnh ĐTĐ2xuất hiện [6], [37].

Nghiên cứu của chúng tôi thấy đa số bệnh nhân ĐTĐ2có thể trạng thừa cân và béo phì (BMI > 23), chiếm tỷ lệ 28,00%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác với một số nghiên cứu khác. Theo nghiên cứu của Trần Hữu

Dàng, tỷ lệ bệnh nhân thừa cân và béo phì chiếm 63,7% [13]. Nghiên cứu của Phạm Thị Lan thấy số bệnh nhân thừa cân và béo phì cao nhất, chiếm tỷ lệ 46,8% [31]. Vì thế, các kết quả này thấp hơn nhiều so với các nước phương Tây, có thể do sự khác biệt về thể trạng của người châu Á, về điều kiện kinh tế cũng như về thói quen ăn uống, hoạt động thể lực.

Trong 250 bệnh nhân có 21 người có thể trạng gầy chiếm tỷ lệ 8,4%. Các bệnh nhân này chủ yếu là làm ruộng, có lẽ ý thức bảo vệ sức khoẻ chưa cao nên phát hiện bệnh thường muộn.

Tỷ lệ E/M bệnh lý (béo dạng nam) chiếm 56,8%, trong đó béo dạng nam ở nữ là 50,7% nhiều hơn nam 49,3% (p < 0,05). Theo nghiên cứu của Bùi Thế Bừng tỷ lệ béo dạng nam là 65,8% [8]. Nghiên cứu của Hoàng Thị Đợi cho thấy tỷ lệ béo dạng nam ở nữ chiếm 71,2% cao hơn nam 28,8% [17]. Có thể do nữ giới ít hoạt động hơn nam giới, đồng thời chế độ ăn cũng phong phú hơn nên nữ giới có khuynh hướng béo phì dạng nam cao hơn nam giới. Béo phì phát triển song hành với tốc độ tăng trưởng, tình trạng kinh tế xã hội thay đổi nhanh chóng, kéo theo sự thay đổi về lối sống hiện đại hoá, công nghiệp hoá. Tỷ lệ bệnh nhân có BMI ≥ 23 và chỉ số B/M bệnh lý không kiểm soát được thì nguy cơ xuất hiện biến chứng ở người bệnh càng cao. Sau 9 tháng nghiên cứu, tỉ lệ eo hông và BMI giảm xuống, cho thấy việc tư vấn trong điều trị là rất quan trọng.

* Thói quen tập thể dục thể thao

Hoạt động thể lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong bệnh sinh của ĐTĐ2. Nhiều nghiên cứu khác nhau trên thế giới, đặc biệt là những nghiên cứu UKPDS đã cho thấy việc luyện tập thể lực thường xuyên có tác dụng làm giảm nhanh nồng độ đường máu, đồng thời giúp duy trì sự ổn định của lipid máu, huyết áp và giúp cải thiện tâm lý. Sự phối hợp hoạt động thể lực thường xuyên và điều chỉnh chế độ ăn có thể giúp làm giảm 58% tỷ lệ mắc mới

ĐTĐ2 [64]. Theo nghiên cứu của Tạ Văn Bình, nhóm đối tượng ít vận động (dưới 30 phút/ngày) có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ2 gấp 2,4 lần so với nhóm chứng [4].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tỉ lệ bệnh nhân tập thể dục là 35,2%, tỷ lệ bệnh nhân không tập thể dục thể thao chiếm 64,8%. Tỉ lệ nam tập thể dục cao hơn nữ. Những người làm ruộng hầu như không có thói quen này. Vì vậy bệnh nhân cần được tư vấn cụ thể về chế độ sinh hoạt và hoạt động thể lực phù hợp.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý và điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa khoa tứ kỳ, hải dương, năm 2013 (Trang 64)