Ảnh hưởng của phát triển huyện Hữu Lũng tới đời sống kinh tế các hộ trực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của phát triển đô thị đến sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân ở huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn, giai đoạn 2016 2020 (Trang 59 - 63)

1.1.1 .Khái niệm, phân loại và chức năng của đô thị

3.3.2. Ảnh hưởng của phát triển huyện Hữu Lũng tới đời sống kinh tế các hộ trực

tiếp sản xuất đất nơng nghiệp

3.3.2.1. Tình hình biến động đất đai của các hộ điều tra

Việc thu hồi đất để phát triển đơ thị có ý nghĩa chính trị to lớn, nó thể hiện được chủ trương phát triển của Đảng và Nhà nước ta, dù mang yếu tố kinh tế nhưng

dự án là phải đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư, thu hút đầu tư và phát triển kinh tế đất nước. Theo như điều tra các hộ, tổng diện tích bị thu hồi là 27.324 m2; trong đó đất trồng lúa bị thu hồi là 12.361 m2, đất trồng cây hàng năm khác 9.357 m2, đất trồng cây lâu năm 563 m2, đất rừng sản xuất 4.951 m2, đất nuôi trồng thuỷ sản 92 m2. Chi tiết được thể hiện qua bảng:

Bảng 3.7. Tình hình biến động đất nơng nghiệp của hộ trước và sau khi thu hồi đất

Chỉ tiêu

Diện tích trước khi thu

hồi

Diện tích sau

khi thu hồi Giảm

Giá trị bồi thường m2 % m2 % m2 (1000đ) Tổng diện tích đất 30135 100 2811 100 27324 1044846 Đất trồng lúa 13085 43,42 724 25,76 12361 593328 Đất trồng cây hàng năm khác 10403 34,52 1046 37,21 9357 392994

Đất trồng cây lâu năm 814 2,70 251 8,93 563 20831

Đất rừng sản xuất 5741 19,05 790 28,10 4951 34657

Đất nuôi trồng thủy sản 92 0,31 0 0,00 92 3036

3.3.2.2. Ảnh hưởng đến nghề nghiệp của hộ

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Hữu Lũng liên tục tăng cao trong

nhiều năm và theo xu hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng dịch vụ, thương mại và công nghiệp trong GDP. Điều này cho thấy, xu thế phát triển đô thị của huyện đang dần chuyển biến theo hướng cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa.

- Nhóm nghề phi nông nghiệp, dịch vụ, thương mại ngày càng xuất hiện nhiều và phát triển mạnh mẽ. Nhiều người dân trên địa bàn đã mạnh dạn thay đổi phương thức sản xuất, ngành nghề. Một số hộ đã chuyển hẳn từ sản xuất nông nghiệp sang kinh doanh dịch vụ như: Kinh doanh hàng ăn, kinh doanh vật liệu xây dựng, buôn

bán tạp phẩm, kinh doanh đồ nội thất, các dịch vụ như sửa chữa xe, nhà nghỉ, điện tử... Cơ hội tiếp xúc với thị trường lớn hơn, để mọi người có cơ hội trao đổi ý kiến, tích lũy kinh nghiệm sản xuất kinh doanh và có nhiều cơ hội tìm việc làm mới sau khi mất mặt bằng sản xuất.

Bảng 3. 8. Biến động nghề nghiệp của hộ trước và sau khi thu hồi đất Nghề nghiệp của hộ Năm 2016 Năm 2020

Tăng (+) giảm (-) Hộ % Hộ % (%) 1. Nông nghiệp 29 72,5 8 20 -52,5 2. Kinh doanh TM-DV 8 20 14 35 15 3. Khác 3 7,5 18 45 37,5

(Nguồn: Phiếu điều tra)

Qua bảng 3.8 ta có thể thấy số hộ làm nơng nghiệp đã giảm tới 52,5%, số hộ chuyển sang kinh doanh thương mại dịch vụ tăng 15%, còn một số hộ làm các ngành nghề khác như tiểu thủ công nghiệp, công nhân,… tăng đến 37,5%. Đa số các hộ dân đều thích ứng kịp thời với sự phát triển đơ thị để thích ứng, học hỏi thêm với nghành nghề khác.

Bảng 3. 9. Kế hoạch đầu tư của các hộ điều tra

TT Nội dung Ý kiến hộ điều tra Số hộ %

1 Đầu tư kinh doanh phi nông nghiệp 6 15 2 Đầu tư sản xuất nông nghiệp 8 20 3 Đầu tư xây dựng 5 12,5

4 Học nghề 14 35

5 Tìm việc làm 7 17,5

(Nguồn: Phiếu điều tra)

Khi tiến hành đơ thị hóa, người dân bị thu hồi đất được đền bù một khoản tiền khá lớn. Nhờ khoản tiền đền bù này nhiều gia đình nơng dân đã thực hiện việc đầu

tư, đổi mới ngành nghề, tạo công ăn việc làm mới để nâng cao thu nhập, ổn định,

cải thiện đời sống. Đầu tư kinh doanh phi nông nghiệp chiếm 15%, đầu tư sản xuất nơng nghiệp chiếm 20%, đầu tư tìm việc làm chiếm 17,5%.

Nhưng tuy nhiên, cũng khơng ít gia đình nơng dân rơi vào tình trạng trước đây nghèo khó, nay được một khoản tiền lớn do đơ thị hố, và thế là họ tìm mọi cách

thỏa mãn những ao ước lâu nay bị dồn nén. Số tiền đó họ khơng dùng tiền vào việc tìm kiếm việc làm, hay đầu tư phát triển một ngành nghề gì đó, họ dùng tiền đền bù

để xây nhà, mua sắm tiện nghi đắt tiền phục vụ cho sinh hoạt gia đình và bản thân

(đầu tư xây dựng chiếm 12,5%).

Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn tới hiện tượng nông dân thiếu việc làm ở các

vùng đơ thị hố đó là do chưa được đào tạo mang tính chun sâu, trình độ của

người lao động nhìn chung cịn thấp, chưa có tác phong cơng nghiệp. Chính vì vậy mà nhiều hộ dân lựa chọn đi học nghề chiếm tới 35% trong tổng số phiếu điều tra.

3.3.2.3. Ảnh hưởng đến thu nhập của hộ

Bảng 3.10. Biến động thu nhập của hộ sau thu hồi đất

Chỉ tiêu Số hộ Cơ cấu %

Tổng 40 100

Nhóm hộ có thu nhập tăng 25 62,50 Nhóm hộ có thu nhập như cũ 12 30,00 Nhóm hộ có thu nhập giảm 3 7,50

Phần lớn sau khi q trình đơ thị hố diễn ra đã tác động rõ rệt đến kinh tế

của các hộ nông dân và thu nhập của người dân ở xã Hồ Sơn và xã Hồ Thắng.

Nhìn vào bảng trên ta thấy mức thu nhập của người dân trên 2 địa bàn nghiên cứu ngày càng tăng lên. Đa số các hộ sau khi thu hồi đất đều nhanh chóng thích ứng và tìm được cơng việc mới. Nhóm hộ có thu nhập tăng chiếm đến 62,50% tổng điều

tra, có 30,00% nhóm hộ thu nhập vẫn giữ như cũ, cịn lại 7,50% nhóm hộ có thu nhập giảm đi.

Những hộ có thu nhập giảm đi nguyên nhân do sau khi bị thu hồi đất, họ

khơng cịn đất để làm canh tác nông nghiệp, cũng do trình độ học vấn cịn hạn chế

nên việc chuyển đổi sang công việc khác là khá khó khăn. Chính vì vậy, đi đơi với

q trình thu hồi đất, Nhà nước phải thực hiện các giải pháp nhằm giải quyết việc

làm cho người lao động bị thu hồi đất, trong đó chú trọng đẩy mạnh đào tạo nghề,

giải quyết việc làm theo nhu cầu thực tế, để bảo đảm cuộc sống cho người lao động.

3.3.2.4. Ảnh hưởng đến văn hóa, lối sống

Theo nghĩa rộng nhất, đơ thị hóa được hiểu là sự thay đổi cách sống hay cách sống của con người. Nó khơng chỉ có nghĩa là sự thay đổi phương thức sản xuất để thực hiện các hoạt động kinh tế, mà còn là sự thay đổi cơ bản của nền kinh tế. Tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và cá nhân trong đó có các mối quan hệ xã hội, các khuôn mẫu và hành vi ứng xử tương ứng với điều kiện sống của thời kỳ cơng

nghiệp hóa, đơ thị hóa, hiện đại hóa. Khi kinh tế gia đình phát triển, mức sống của

người dân sẽ nâng lên, đời sống của họ được cải thiện, họ sẽ có điều kiện để hưởng thụ cuộc sống và chu cấp cho bản thân và gia đình.

Bảng 3. 11. Ý kiến các hộ điều tra về mức độ tác động của sự phát triển huyện Hữu Lũng trong những năm qua

Lĩnh vực Tác động Tốt Như cũ Xấu Hộ % Hộ % Hộ % 1. Cơ sở hạ tầng 40 100,00 0 0,00 0 0,00 2. Tiếp cận thị trường 31 77,50 9 22,50 0 0,00 3. Cơ hội học tập 36 90,00 4 10,00 0 0,00 4. Nhà ở 27 67,50 4 10,00 9 22,50 5. Sức khỏe 26 65,00 0 0,00 14 35,00 6. Môi trường 7 17,50 0 0,00 33 82,50

Q trình đơ thị hoá diễn ra sẽ tạo nên những tác động tích cực đến cuộc sống của người dân, theo như thông tin được điều tra tại bảng trên, 100% hộ gia đình có ý kiến cho rằng đơ thị hố có tác động tốt đến cơ sở hạ tầng, khả năng tiếp cận thị

trường cũng được đánh giá tốt đến 77,50%, có 90% ý kiến cho rằng cơ hội học tập thêm kiến thức cũng như kinh nghiệm sẽ được nâng cao trong q trình đơ thị hố. Ngồi ra, q trình đơ thị hóa cũng là một trong những ngun nhân chính gây ra ơ nhiễm mơi trường, vấn đề môi trường ở các đô thị là vấn đề cịn q ít được quan

tâm trong những năm gần đây. Chiếm lĩnh khu vực nông nghiệp; sản xuất công

nghiệp phát triển mạnh và phát sinh một lượng lớn chất thải, trong đó chất thải nguy hại tăng lên; sự bùng nổ của giao thông cơ giới dẫn đến ơ nhiễm khơng khí và tiếng

ồn đáng kể; Đơ thị hóa làm gia tăng dịng người di cư từ nông thôn ra thành thị gây

áp lực không nhỏ đến vấn đề nhà ở và vệ sinh môi trường. 82,5% những người được khảo sát cho rằng đơ thị hóa có tác động tiêu cực đến mơi trường. Có 65% ý kiến

cho rằng càng phát triển, hệ thống máy móc y tế càng hiện đại thì sức khoẻ người dân sẽ có tác động tốt, tuy nhiên cũng có 35% ý kiến cho rằng môi trường bị ô

nhiễm cũng dẫn tới sức khoẻ của người dân sẽ bị ảnh hưởng xấu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của phát triển đô thị đến sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân ở huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn, giai đoạn 2016 2020 (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)