Vật liệu sử dụng để sản xuất olygo-chitin là chitin thu được từ quá trình xử lý vỏ tôm sú như sau: Vỏ tôm sú được xử lý qua nước sạch để loại bỏ tạp chất, được xử lý bằng acid clohydric HCl 5% để loại bỏ khoáng và xử lý kiềm NaOH 5% để loại bỏ protein. Vỏ tôm sau khi đã xử lý qua acid và kiềm được rửa lại bằng nước sạch và đem đi phơi khô. Chitin thu được có trạng thái mềm mại, có màu trắng ngà. Do tính chất của chitin không hòa tan trong nước, trong môi trường acid, kiềm loãng vì vậy rất khó sử dụng enzyme chitinase thủy phân chitin trực tiếp. Chitin tiếp tục được xử lý để thu được chitin ở dạng huyền phù chitin [20], [23].
2.2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để tiến hành nghiên cứu đề tài một cách khoa học, từ các nội dung của đề tài cho phép đưa ra quy trình nghiên cứu tổng quát như sau:
Lá khoai lang
Nước cất Xay nhỏ Tỷ lệ dm/nl
Đệm acetat Chiết enzyme
Thời gian DD muối sinh lý Ly tâm Loại bã Xác định hoạt độ Dịch chiết enzyme XĐ các yếu tố ảnh hưởng đến enzyme Aceton Nồng độ
Ethanol Kết tủa enzyme
Amonium Thời gian
sunfat Xác định hoạt độ
Chế phẩm thô (CPE) XĐ Các yếu tố ảnh hưởng đến CPE
Các yếu tố ảnh hưởng Thủy phân chitin Chuẩn bị chitin
đến thủy phân chitin
Thu olygo-chitin và tính hiệu suất thủy phân
2.2.1.Phương pháp thu nhận và bảo quản nguyên liệu thu chitinase:
Lá khoai lang tươi thu hái ngay tại vườn, được mang về phòng thí nghiệm, rửa sạch tạp chất và tiến hành chiết rút ngay enzyme. Trong thời gian chuẩn bị thí nghiệm có thể bảo quản lá khoai lang trong ngăn lạnh của tủ lạnh trước khi tiến hành chiết rút enzyme.