Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.2.1.2 Lợi nhuận (Profitability)
(2.3)
Các biến độc lập khác là các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp và đƣợc trình bày ở các mục tiếp theo sau đây:
2.2.1.2 Lợi nhuận (Profitability)
Các lý thuyết cấu trúc vốn có nhiều quan điểm khác nhau khi xem xét mối tƣơng quan giữa lợi nhuận và đòn bẩy tài chính.
Theo lý thuyết trật tự phân hạng thì các nhà quản lý thích tài trợ cho các dự án bằng nguồn vốn từ nội bộ hơn sau đó mới đến nguồn vốn từ bên ngoài. Ngoài ra, các doanh nghiệp có lời khơng thích huy động thêm vốn chủ sở hữu nhằm tránh việc pha loãng quyền sở hữu. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp có lời sẽ có tỷ lệ nợ vay thấp. Các kết quả nghiên cứu của Kester (1986) tại Mỹ và Nhật; Chang (1987); Titman và Wessels (1988); Friend và Lang (1988); Rajan và Zingales (1995) ở các nƣớc phát triển; Wiwattanakantang (1999) ở Thái Lan; Booth et al (2001); Chen (2004) ở Trung Quốc cũng cho thấy mối quan hệ tỷ lệ nghịch (-) giữa địn bẩy tài chính và lợi nhuận.
Tuy nhiên, theo lý thuyết đánh đổi lại cho rằng các doanh nghiệp đang hoạt động có lời nên vay mƣợn nhiều hơn, khi các yếu tố khác khơng đổi, vì nhƣ vậy họ sẽ tận dụng đƣợc tấm chắn thuế nhiều hơn. Ở khía cạnh khác, lý thuyết về chi phí đại diện cũng cho rằng, đối với các doanh nghiệp có dịng tiền tự do hay lợi nhuận cao, nợ nhiều sẽ hạn chế tính tùy tiện của ban quản lý. Kết quả nghiên cứu của Long và Malitz (1985) cũng cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận (+) giữa địn bẩy tài chính và lợi nhuận
Do vậy, giả thuyết thứ nhất (H1) đƣợc xây dựng nhƣ sau : Lợi nhuận tỷ lệ
thuận (+) hoặc tỷ lệ nghịch (-) với địn bẩy tài chính.
Để đánh giá tác động của nhân tố lợi nhuận lên đòn bẩy tài chính, tác giả sử dụng tỷ suất sinh lợi trên giá trị tài sản của doanh nghiệp (ROA) và đƣợc tính nhƣ sau:
ROA
=
Lợi nhuận rịng sau thuế Tổng tài sản bình quân
(2.4)