.Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 33)

2.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình sử dụng đất trên địa bàn thành phố Phúc Yên

- Điều kiện tự nhiên, - Điều kiện kinh tế - xã hội

2.2.2. Tình hình sử dụng đất tại thành phố Phúc Yên giai đoạn 2018-2021

Đánh giá thực trạng sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc

2.2.3. Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn thành phố Phúc Yên giai đoạn 2018-2021 thành phố Phúc Yên giai đoạn 2018-2021

Thực trạng sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố Phúc Yên,

Cơ cấu sử dụng đất của các tổ chức kinh tế phân loại theo mục đích sử dụng đất giai đoạn từ năm 2018-2021,

Tình hình giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố Phúc Yên.

Tình hình quản lý, sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn thành phố Phúc Yên.

Tình hình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố Phúc Yên

2.2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các tổ chức kinh tế

Phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng đất đã giao, đã cho các tổ chức kinh tế thuê trên địa bàn thành phố Phúc Yên.

- Đánh giá sử dụng đất theo mục đích sử dụng - Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường.

2.2.5. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố Phúc Yên các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố Phúc Yên

- Giải pháp về chính sách. - Giải pháp về kinh tế.

- Giải pháp về khoa học công nghệ.

- Giải pháp tăng cường quản lý, sử dụng đất trong tương lai. - Giải pháp khác

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập nghiên cứu các văn bản pháp lý của Trung ương, địa phương liên quan tới vấn đề này.

- Thu thập các loại số liệu thứ cấp:

+ Thu thập số liệu, tài liệu về giao đất, cho thuê đất của các tổ chức kinh tế (theo loại hình tổ chức kinh tế, diện tích, vị trí địa điểm, tổng mức đầu tư...) các chính sách của Nhà nước và cơ chế của tỉnh đối với các tổ chức kinh tế được giao đất, thuê đất để thực hiện dự án đầu tư.

+ Thu thập số liệu về tài chính: Các khoản tài chính tổ chức kinh tế đã đóng góp cho ngân sách nhà nước (tiền thuê đất trả hàng năm, tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ); thuế thu nhập doanh nghiệp thơng qua báo cáo tài chính hàng năm và các khoản đóng góp ủng hộ cộng đồng... của các tổ chức kinh tế.

+ Thu thập số liệu về giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động qua các năm hoạt động của doanh nghiệp.

+ Thu thập số liệu về giá đất ở, các hoạt động dịch vụ (nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, cửa hàng bách hóa tổng hợp... các khu vực có hoạt động của các tổ chức kinh tế: khu công nghiệp, khu du lịch...để đánh giá mức độ ảnh hưởng và những đóng góp tích cực của các tổ chức kinh tế này trong việc cải thiện và nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư và phát triển đô thị trong khu vực.

- Nguồn số liệu và phương pháp thu thập:

+ Khai thác số liệu tại các cơ quan nhà nước như Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phịng Tài ngun và Mơi trường, Ủy ban nhân dân thành phố Phúc Yên.

2.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp Chọn mẫu điều tra Chọn mẫu điều tra

Đề tài đã chọn 11 tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn thành phố Phúc Yên để điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.

- Phương pháp phát phiếu điều tra trực tiếp

Để thu thập số liệu cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã điều tra các tổ chức kinh tế được nhà nước cho thuê đất bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 1 thành viên hiểu biết về công tác quản lý, sử dụng đất đai của đơn vị, ngồi ra có sự đóng góp ý kiến của các thành viên khác trong đơn vị. Điều này đảm bảo lượng thơng tin có tính đại diện và chính xác. Chúng tơi phỏng vấn thử một số đơn vị theo một mẫu câu hỏi đã được soạn thảo trước. Sau đó xem xét bổ sung phần còn thiếu và loại bỏ phần không phù hợp trong bảng câu hỏi. Câu hỏi được soạn thảo bao gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Nội dung các câu hỏi phục vụ cho đề tài nghiên cứu theo các nhóm thơng tin sau:

+ Nhóm thơng tin về điều kiện đất đai và sử dụng đất đai của đơn vị. + Nhóm thơng tin về tình hình quản lý, sử dụng đất.

+ Nhóm thơng tin về nhu cầu sử dụng đất của đơn vị trong tình hình hiện nay. + Các câu hỏi mở về những khó khăn, thuận lợi của đơn vị trong quá trình quản lý sử dụng đất đai, kinh doanh sản xuất của đơn vị, những kiến nghị đề xuất của đơn vị.

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp:

Để lấy thông tin theo chiều rộng, tránh cho người bị phỏng vấn cảm thấy bị nhàm chán, bị ép buộc phải trả lời câu hỏi có sẵn, chúng tôi đã dùng các câu hỏi khơng có trong phiếu điều tra để hỏi đối tượng, những câu hỏi phát sinh trong quá trình phỏng vấn.

Phương pháp này nhằm mục đích lấy thơng tin rộng hơn, gợi mở hơn nhiều vấn đề mới quan trọng và thú vị.

Mục đích của điều tra: Nắm bắt một cách tương đối chi tiết về tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được nhà nước cho thuê đất trên địa bàn thành phố Phúc Yên.

- Phương pháp quan sát trực tiếp: Đây là phương pháp rất sinh động và thực

tế, vì qua phương pháp này tất cả các giác quan của người phỏng vấn đều được sử dụng: mắt nhìn, tai nghe... qua đó các thơng tin được ghi lại trong trí nhớ, qua ghi chép, chụp lại một cách cụ thể, thực tế, phong phú và khách quan.

2.3.2. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu thống kê

Trên cơ sở số liệu tài liệu thu thập được tiến hành tổng hợp trình bày kết quả: các số liệu được thu thập, tính tốn, phân tích theo các bảng, biểu kết hợp với phần thuyết minh. Các số liệu đầu vào thu thập được phân tích, xử lý bằng phần mềm Excel để xử lý và tổng hợp dữ liệu phục vụ cho xây dựng báo cáo tổng hợp.

2.3.3. Phương pháp phân tích, so sánh.

Sau khi dùng phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, tiến hành thống kê, xử lý số liệu, cuối cùng tiến hành phân tích, so sánh đánh giá các tiêu chí đã được xử lý từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá và đề xuất kiến nghị cho phù hợp

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc Vĩnh Phúc

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Phúc n nằm ở phía Đơng của tỉnh Vĩnh Phúc, có tổng diện tích tự nhiên 12.013,05 ha; chiếm 9,72% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Thành phố có vị trí địa lý từ 105022’ đến 105041’ vĩ độ Bắc, từ 21022’ đến 21035’ độ kinh Đơng và có ranh giới hành chính như sau:

- Phía Bắc giáp thành phố Phổ n, tỉnh Thái Ngun; - Phía Đơng giáp huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội; - Phía Nam giáp huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội; - Phía Tây giáp huyện Bình Xun, tỉnh Vĩnh Phúc.

Thành phố có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 8 phường (Xuân Hòa, Đồng Xuân, Trưng Trắc, Trưng Nhị, Hùng Vương, Phúc Thắng, Tiền Châu, Nam Viêm) và 02 xã (Cao Minh, Ngọc Thanh).

Thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng đồng bằng sông Hồng, là một trong những đô thị vệ tinh của thủ đô Hà Nội, là trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, thể dục thể thao, là trung tâm kinh tế công nghiệp - dịch vụ quan trọng của tỉnh và là một đầu mối giao thơng của vùng phía Bắc và quốc gia. Trong xu thế phát triển hiện nay, thì vị trí của Thành phố có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập.

3.1.1.2. Địa hình

Thành phố Phúc Yên thuộc vùng trung du, tiếp giáp núi cao của tỉnh Vĩnh Phúc, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và mang tính đa dạng, được chia làm 2 vùng chính:

- Vùng đồi núi bán sơn địa: Gồm có các xã Ngọc Thanh, Cao Minh và phường

- Vùng đồng bằng: Vùng này gồm các phường Nam Viêm, Tiền Châu, Phúc Thắng, Hùng Vương, Trưng Trắc, Trưng Nhị, với diện tích khoảng 2.700 ha (chiếm 22,50% diện tích tự nhiên).

3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

Thành phố Phúc n nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

- Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23oC - 23,5oC; nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là 39oC và tháng lạnh nhất là 10oC.

- Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1.646 giờ, tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 7 với 195 giờ.

- Tổng lượng mưa trung bình năm là 1.650 mm; lượng mưa không đồng đều trong năm, thường tập trung từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm, tháng 8 có lượng mưa trung bình lớn nhất là 310 mm.

- Độ ẩm khơng khí trung bình năm từ 84-86%, cao nhất 86-87% (tháng 4), thấp nhất 79 - 80% (tháng 2).

3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên a) Tài nguyên đất

Theo báo cáo đánh giá tiềm năng đất đai tỉnh Vĩnh Phúc (năm 2018), tổng diện tích điều tra của thành phố Phúc Yên là 8.370,19 ha. Thành phố Phúc Yên có 38 đơn vị đất đai và có 03 nhóm đất chính, cụ thể như sau:

* Nhóm đất phù sa: diện tích 1.665,69 ha, chiếm 19,90% diện tích điều tra và gồm có 04 loại đất:

+ Đất phù sa không được bồi trung tính, ít chua: diện tích 809,06ha, chiếm 9,67% diện tích điều tra. Phân bố ở: Phúc Thắng, Tiền Châu, Nam Viêm, Trưng Nhị; nhiều nhất ở Tiền Châu với diện tích 393,36 ha.

+ Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng: diện tích 43,36, chiếm 0,52% diện tích điều tra và chỉ có ở Nam Viêm.

+ Đất phù sa glây: diện tích 748,32 ha, chiếm 8,94% diện tích điều tra. Phân bố ở Đồng Xuân, Xuân Hòa, Cao Minh, Nam Viêm, Ngọc Thanh; nhiều nhất ở Cao Minh với diện tích 452,32 ha.

+ Đất phù sa ngịi suối: diện tích 64,95 ha, chiếm 0,78% diện tích điều tra và chỉ có ở Cao Minh.

* Nhóm đất xám: diện tích 589,58 ha, chiếm 7,04% diện tích điều tra với 01 loại đất là đất xám bạc màu trên phù sa cổ. Phân bố ở Hùng Vương, Phúc Thắng, Đồng Xuân, Ngọc Thanh; nhiều nhất ở Ngọc Thanh với diện tích 408,95 ha.

* Nhóm đất đỏ vàng: diện tích 6.114,92 ha, chiếm 73,06% diện tích điều tra và gồm có 03 loại đất:

+ Đất vàng đỏ trên đá macma axit: diện tích 228,23 ha, chiếm 2,73% diện tích điều tra. Phân bố ở: Ngọc Thanh, Xuân Hòa, Đồng Xuân, Cao Minh; nhiều nhất ở Xuân Hòa với diện tích 138,89 ha.

+ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước: diện tích 748,14 ha, chiếm 8,94% diện tích điều tra. Phân bố ở: Xn Hịa, Cao Minh, Ngọc Thanh; nhiều nhất ở Ngọc Thanh với diện tích 618,62 ha.

+ Đất đỏ vàng trên đá phiến sét: diện tích 5.138,55 ha, chiếm 61,39% diện tích điều tra và chỉ phân bố ở Ngọc Thanh.

b) Tài nguyên nước

* Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt của thành phố rất dồi dào không chỉ do

lượng nước mưa mà còn do trên địa bàn có các con sơng, hồ đập có trữ lượng nước lớn, trong đó:

- Sông Bá Hanh chạy dọc theo địa phận của xã Ngọc Thanh, Cao Minh và phường Tiền Châu, Nam Viêm đổ về sông Cà Lồ.

- Sông Cà Lồ là một nhánh của sông Diệp Du (sông Nguyệt Đức). Sông Cà Lồ chảy từ xã Vạn Yên (huyện Mê Linh) theo hướng Tây Nam – Đông Bắc qua thành phố Phúc Yên sau đó đổ vào sơng Cầu thuộc huyện Sóc Sơn (Tp. Hà Nội).

- Hồ Đại Lải là hồ nhân tạo lớn nhất tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích 525 ha, chứa 26,4 triệu m3 nước; có tác dụng như đầm tích thủy phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và là nơi du lịch lý tưởng.

- Ngồi ra cịn có các đầm hồ khác như hồ Lập Đinh, hồ Trại Trâu, đầm Láng, đầm Rượu,... có thể phát triển các loại hình du lịch vui chơi giải trí, du lịch thắng cảnh, du lịch sinh thái, kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản.

* Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm của thành phố tuy đã được thăm dò

nhưng việc đánh giá chưa được đầy đủ. Qua một số cơng trình nghiên cứu cho thấy trữ lượng tương đối phong phú và phân bố rộng. Độ sâu khai thác không chênh lệch lớn giữa các vùng, chất lượng nước ngầm tương đối tốt, phù hợp với sản xuất, công nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.

c) Tài nguyên rừng

Năm 2021, tồn thành phố Phúc n có 4.526,59 ha đất lâm nghiệp, trong đó: Diện tích đất rừng đặc dụng là 630,81 ha, đất rừng phòng hộ là 1.532,69 ha, đất rừng sản xuất là 2.363,09 ha, chiếm 38,88% diện tích đất tự nhiên của thành phố. Độ che phủ hiện tại 31,1%. Diện tích rừng phần lớn phân bố trên địa bàn xã Ngọc Thanh (4.310,20 ha, chiếm 95,22% cả thành phố).

Đa dạng hệ sinh thái rừng của thành phố kể cả động thực vật đều nghèo; chủ yếu rừng phục vụ phòng hộ và kết hợp tạo cảnh quan môi trường, du lịch sinh thái, chống xói mịn đất.

d) Tài ngun khống sản

Khống sản trên địa bàn thành phố không nhiều, trữ lượng và chất lượng các khống sản khơng cao. Nhìn chung thành phố ít có điều kiện để phát triển ngành cơng nghiệp khai khống.

e) Tài ngun Du lịch

Thành phố Phúc Yên giàu tiềm năng để phát triển du lịch. Thành phố nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng sông Hồng với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Địa hình như vậy tạo cho Phúc Yên nhiều cảnh quan đẹp, đặc biệt là Hồ Đại Lải với rất nhiều khu du lịch nghỉ dưỡng xung quanh hồ Đại Lải.

g) Tài nguyên nhân văn

Quy mô dân số đến năm 2021 đạt khoảng 110 ngàn người (kể cả dân số cơ học); tỷ lệ đô thị hóa 80%. Phúc Yên có tỷ lệ dân tộc ít người tập trung chủ yếu ở xã Ngọc Thanh khoảng 4.790 người, chiếm 36% dân số xã Ngọc Thanh và chiếm 80% số người dân tộc trên địa bàn thành phố.

Người dân tộc Sán Dìu đã tạo nên một nét văn hóa có nhiều đặc trưng riêng của thành phố Phúc Yên với các tập tục thờ cúng riêng, hát Sọong Cơ… đây là nét

văn hóa đặc trưng cần được gìn giữ và bảo tồn. trong những năm gần đây UBND xã Ngọc Thanh đã và đang khôi phục bằng việc mở các lớp hát Sọong Cô do một số nghệ nhân truyền dạy.

Ngoài ra, trên địa bàn thành phố Phúc n có 32 di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng (trong đó: 06 di tích cấp Quốc gia, 26 di tích cấp tỉnh). Thành phố đã chỉ đạo tôn tạo các di tích lịch sử được cơng nhận cấp quốc gia như: Chiến khu Ngọc Thanh, Chùa Bảo Sơn, Đình Khả Do, Đình Cao Quang, Đền Ngơ Tướng Cơng, Đình Đạm Xun…

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bảng 3.1: Cơ cấu các ngành kinh tế trên địa bàn thành phố Phúc Yên 2018 – 2021 2018 – 2021 ĐVT: % TT Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 1 Nông nghiệp 0,47 0,51 0,53 0,52 2 Công nghiệp, TTCN 90,18 95,26 95,01 95,02 3 Thương mại, dịch vụ 9,35 4,23 4,46 4,46

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)