Chương III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.5 Đánh giá kết quả đạt, tồn tại và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
hiệu quả quản lý và sử dụng đất cho các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố
3.5.1. Kết quả và tồn tại
Qua số liệu phân tích cho thấy tình hình quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn thành phố Phúc n cịn một số tồn tại như sau:
Có 01 tổ chức sử dụng đất khơng đúng mục đích được Nhà nước giao đất, cho thuê đất với diện tích 5,35ha chiếm 1,37% tổng diện tích đất được nhà nước giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố Phúc Yên giai đoạn 2018-2021.
Nhìn chung các tổ chức kinh tế sử dụng trên địa bàn thành phố Phúc Yên chấp hành tốt quy định của pháp luật đất đai, sử dụng đất đúng mục đích được giao, được thuê và hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nhà nước đối với diện tích được giao, được thuê đã góp phần khơng nhỏ cho sự phát triển của tỉnh. Tuy nhiên còn một số tổ chức chưa chấp hành nghiêm túc pháp luật đất đai như chưa đưa đất vào sử dụng theo dự án đầu tư đã được phê duyệt do nguyên nhân chủ yếu đến từ khó khăn về tài chính.
Tuy nhiên trên địa bàn thành phố Phúc Yên vẫn còn một số dự án sử dụng đất sai mục đích so với mục đích được giao, cho thuê; chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính; chưa thực hiện giao đất theo quy định; lấn chiếm hoặc bị lấn chiếm diện tích đất đã được giao, cho thuê. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế này là do:
- Văn bản quy phạm pháp luật về đất đai cịn có những điểm chưa phù hợp với thực tiễn cuộc sống nên một số tổ chức kinh lợi dụng chính sách này lập dự án xin đất sau đó sử dụng vào mục đích khác để thu lợi nhuận.
- Theo Luật Đất đai 2013 và các văn bản pháp luật về đất đai hiện hành thì việc định giá đất là sát giá thị trường trong điều kiện bình thường, nhưng tham khảo đối chiếu bảng giá đất của nhiều địa phương bình quân giá đất Nhà nước quy định
chỉ bằng 1/3 giá thị trường, cá biệt có trường hợp chỉ bằng 1/10 giá thị trường. Do đó dẫn đến nếu thuê đất hoặc được giao đất của Nhà nước rồi cho thuê lại sẽ thu được lợi nhuận.
- Chưa quy định người sử dụng đất phải đóng một khoản tiền chênh lệch giữa giá trị QSDĐ trước và sau khi Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mang lại.
- Những năm gần đây các tổ chức kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn và thách thức do ảnh hưởng của dịch Covid- 19, cũng như suy thoái kinh tế. Với nỗ lực điều hành nền kinh tế của Chính phủ đưa ra các biện pháp ngăn chặn suy thoái kinh tế thơng qua các gói kích cầu tín dụng, giảm thuế, giãn thuế... nhưng tình hình khủng hoảng kinh nền tế vẫn chưa đến hồi kết, lạm phát, lãi suất ngân hàng tăng cao,... làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là sức tiêu thụ hàng hoá sẽ giảm đáng kể ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế.
Việc sử dụng quỹ đất này không phù hợp đã gây lãng phí trong việc sử dụng tài nguyên đất, thất thu cho ngân sách Nhà nước, tạo nhiều tiêu cực trong quản lý sử dụng đất và gây khiếu kiện trong nhân dân.
3.5.2. Đề xuất giải pháp
3.5.2.1. Giải pháp về chính sách pháp luật
Qua kết quả nghiên cứu trên cho thấy việc quản lý và sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố Phúc Yên chưa thật chặt chẽ, vẫn cịn có một số tổ chức kinh tế sử dụng đất khơng đúng mục đích. Vì vậy để nâng cao hiệu quả quản lý việc sử dụng đất của các tổ chức thì cần phải:
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được giao, cho thuê trên địa bàn tránh sử dụng lãng phí và đặc biệt có tác động xấu đến mơi trường xung quanh. UBND tỉnh Vĩnh Phúc và các sở ban ngành, đặc biệt là Sở Tài nguyên và Môi trường của tỉnh trong thời tới cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất của các tổ chức, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật đất đai, đồng thời tháo gỡ kịp thời các vướng mắc của các tổ chức trong việc sử dụng đất.
- Xây dựng khung giá đất thực sự sát với giá thị trường, khi xây dựng khung giá đất cần lấy ý kiến cụ thể của người dân và hướng đến sát giá thị trường. Đây là cơng việc vơ cùng khó khăn bởi xác định giá thị trường địi hỏi cơng tác điều tra khảo sát cũng như phân tích thị trường đất đai một cách chính xác và khách quan song như vậy mới đáp ứng được một thị trường đất đai trong sạch và bền vững.
- Có chế tài mạnh hơn, thực hiện xử lý kiên quyết đối với các đơn vị vi phạm luật đất đai, môi trường, kiên quyết thu hồi các diện tích sử dụng khơng hiệu quả, tránh tình trạng các tổ chức kinh tế nhờn luật hoặc cố tình sai phạm vì thà vi phạm để trục lợi rồi nộp phạt hơn làm đúng luật. Kiên quyết xử lý các trường hợp sử dụng đất trái pháp luật, hiệu quả thấp theo hướng sau:
+ Thu hồi diện tích giao đất, cho thuê đất không đúng đối tượng, chuyển nhượng trái phép, không sử dụng hoặc sử dụng khơng đúng mục đích, diện tích dư thừa so với tiêu chuẩn, vi phạm quy hoạch, tiến độ đầu tư chậm, hiệu quả chưa được phát huy gây lãng phí tài ngun đất.
+ Thơng báo cho các tổ chức hiện có diện tích cho th, cho mượn trái phép cần đưa các diện tích đã cho thuê, cho mượn trái phép về sử dụng đúng mục đích. Đối với các tổ chức khơng chấp hành cần kiên quyết thu hồi nhằm tạo quỹ đất cho dự phòng phát triển hoặc giao cho các tổ chức, cá nhân khác có nhu cầu sử dụng.
- Tạo cơ chế tự chủ động cho tổ chức kinh tế trong quá trình sử dụng đất, đồng thời cần tạo cho tổ chức kinh tế một hành lang pháp lý để hoạt động tồn tại cũng như khai thác quản lý đất được giao phù hợp Pháp luật.
- Đẩy nhanh cơng tác đo đạc lập bản đồ địa chính và cấp GCNQSDĐ cho các tổ chức kinh tế sử dụng đất đảm bảo đúng pháp luật. Gắn chặt công tác giao đất, cho thuê đất với công tác cấp giấy chứng nhận, việc giao đất trên thực địa nên được xác định định vị chi tiết, hướng tới đảm bảo quyền lợi cho các tổ chức kinh tế sử dụng đất, hướng tới ổn định và bền vững thị trường đất đai và quá trình sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố.
- Xây dựng quy định cụ thể về trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức đơn vị (Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng phòng Tài nguyên & Môi trường, Ban quản lý
dự án...) nếu để xảy ra tình trạng đất đai bị lấn chiếm, sử dụng trái phép, bỏ hoang hóa, sử dụng khơng có hiệu quả hoặc lấn, chiếm đất.
3.5.2.2. Giải pháp về kinh tế,
Kết quả điều tra cho thấy trên địa bàn thành phố, các tổ chức kinh tế vi phạm về sử dụng đất chủ yếu là do không đủ năng lực tài chính để thực hiện dự án dẫn đến việc đất đã giao chậm hoàn thành để đưa vào hoạt động. Mặt khác việc đầu tư kinh phí cho cơng tác quy hoạch cịn ít do đó chưa lập được quy hoạch chi tiết đến cấp xã để làm căn cứ cho công tác giao đất, cho thuê đất. Do đó cần phải thực hiện các nội dung sau:
- Để hạn chế các trường hợp chủ đầu tư thực hiện dự án dở dang rồi chuyển nhượng thu lợi hoặc thế chấp giao dịch về QSDĐ, khi thẩm định dự án của các tổ chức kinh tế có sử dụng đất cần cân nhắc, điều tra xem xét kỹ về điều kiện và năng lực thực hiện của chủ đầu tư, chỉ chấp nhận những chủ đầu tư có năng lực thật sự để thực hiện dự án đầu tư và thực hiện ký quỹ đầu tư.
- Đầu tư kinh phí để thực hiện quy hoạch chi tiết đến cấp xã, thị trấn cho kịp thời giai đoạn. Vì có quy hoạch chi tiết vừa làm cơ sở pháp lý vừa là chuẩn để kiểm tra đối chiếu trong quá trình quản lý, sử dụng đất.
- Phát huy tốt vai trò của tổ chức phát triển quỹ đất trong việc thu hồi, giải phóng mặt bằng, nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư sớm nhận được mặt bằng để thực hiện dự án. Như đối với các diện tích có vi phạm củng cố cơ sở pháp lý để lập thủ tục thu hồi và giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất, lập kế hoạch khai thác, sử dụng hoặc để giao cho những tổ chức đơn vị có nhu cầu sử dụng; kiên quyết không để các tổ chức tự khắc phục hậu quả.
- Việc tư vấn, giới thiệu, bố trí cho các đơn vị có nhu cầu sử dụng đất phải dựa trên cơ sở ưu tiên phát triển vào các cụm công nghiệp tập trung để dễ quản lý cũng như các vấn đề khác trong q trình sử dụng đất.
- Xây dựng tiêu chí sử dụng đất hiệu quả thông qua tỷ lệ nộp ngân sách Nhà nước mỏ đất được giao. Tiêu chí này làm cơ sở cho việc tiếp tục cho thuê, cho mở rộng quy mô sử dụng của các tổ chức kinh tế, cũng như việc xem xét thu hồi tồn bộ hay một phần diện tích đã giao cho các tổ chức.
3.5.2.3. Giải pháp về khoa học kỹ công nghệ
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy công tác theo dõi việc sử dụng đất của các tổ chức từ lâu nay cịn bằng hình thức thủ công, chưa khoa học, việc theo dõi cập nhật biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính chưa kịp thời. Vì vậy để theo dõi quản lý việc sử dụng đất của các tổ chức một cách thuận lợi, khoa học thì chúng ta cần phải:
- Cần xây dựng hệ thống thông tin đất đai đầy đủ và minh bạch, nhằm cung cấp các thông tin đầy đủ và chính xác cho các nhà đầu tư. Đặc biệt là khu vực có quy hoạch, các khu vực đã được giải phóng mặt bằng chờ đầu tư, thiết lập được hệ thống hồ sơ địa chính hồn chỉnh tạo cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý, điều tra, cập nhật thông tin của thửa đất được nhanh chóng chính xác. Tạo điều kiện trong trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý, giữa cơ quan quản lý với người dân. Giúp cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai được chính xác hiệu quả hơn.
- Đầu tư đủ trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác quản lý đất đai; tổ chức thực hiện về việc lập và hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu về đất tổ chức trên địa bàn huyện để phục vụ tốt cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai cả trước mắt và lâu dài.
3.5.2.4. Các giải pháp khác
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng việc kiểm tra, thanh tra sử dụng đất của các tổ chức chưa thường xuyên. Nhận thức về pháp luật đất đai của một số tổ chức kinh tế còn hạn chế. Tiến độ cấp GCNQSDĐ còn chậm, nhiều tổ chức chưa được cấp GCNQSDĐ. Trình độ chun mơn nghiệp vụ của một số cán bộ cịn hạn chế. Do đó để quản lý sử dụng đất của các tổ chức đúng pháp luật thì ngồi các giải pháp nêu trên thì cần phải có một số giải pháp sau:
- Đối với những tổ chức kinh tế hiện nay sử dụng đất mà chưa có giấy tờ chứng minh QSDĐ (chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ hoặc nhận chuyển nhượng QSDĐ hợp pháp) cần tiến hành rà sốt lại về tính pháp lý, sự phù hợp và quy mô sử dụng đất để hợp thức hoá hoặc thu hồi tránh
- Đẩy mạnh tính kịp thời và hiệu quả của cơng tác quy hoạch sử dụng đất các xã để có cơ sở pháp lý cho công tác giao đất, cho thuê đất.
- Nâng cao vai trò giám sát của các cơ quan đại diện” và các tổ chức xã hội đối với việc quản lý đất đai của UBND các cấp và các cơ quan Nhà nước khác. Thực hiện việc xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát huy hiệu quả sử dụng đối với đất thu hồi, tránh tình trạng thu hồi rồi bỏ khơng trong khi người dân khơng có đất sản xuất.
- Đẩy mạnh cơng tác tun truyền, phổ biến chính sách pháp luật về đất đai trong toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, trách nhiệm của các tổ chức kinh tế trong việc quản lý sử dụng đất.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Tổng diện tích của các tổ chức kinh tế đang sử dụng trên địa bàn thành phố Phúc Yên được giao, cho thuê trong giai đoạn từ năm 2018-2021 là 404,65 ha chiếm khoảng 3,38% tổng diện tích đất tồn thành phố Phúc Yên. Diện tích đang sử dụng của các tổ chức hiện nay chủ yếu là diện tích đất được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất và thuê đất trả tiền hàng năm.
Qua số liệu phân tích cho thấy tình hình quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn thành phố Phúc Yên còn một số tồn tại như sau:
Có 01 tổ chức sử dụng đất khơng đúng mục đích được Nhà nước giao đất, cho thuê đất với diện tích 5,35ha chiếm 1,37% tổng diện tích đất được nhà nước giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố Phúc Yên giai đoạn 2018-2021.
Nhìn chung các tổ chức kinh tế sử dụng trên địa bàn thành phố Phúc Yên chấp hành tốt quy định của pháp luật đất đai, sử dụng đất đúng mục đích được giao, được thuê và hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nhà nước đối với diện tích được giao, được th đã góp phần khơng nhỏ cho sự phát triển của tỉnh. Tuy nhiên còn một số tổ chức chưa chấp hành nghiêm túc pháp luật đất đai như chưa đưa đất vào sử dụng theo dự án đầu tư đã được phê duyệt do nguyên nhân chủ yếu đến từ khó khăn về tài chính.
Tuy nhiên trên địa bàn thành phố Phúc Yên vẫn còn một số dự án sử dụng đất sai mục đích so với mục đích được giao, cho thuê; chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính; chưa thực hiện giao đất theo quy định; lấn chiếm hoặc bị lấn chiếm diện tích đất đã được giao, cho thuê.
Qua nghiên cứu và tổng hợp có thể thấy việc sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố Phúc Yên cơ bản chấp hành đúng pháp luật về đất đai. Chỉ cịn một số ít tổ chức sử dụng đất khơng đúng mục đích được giao. Để khắc phục tình trạng này thì cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
- Ban hành chính sách pháp luật phù hợp với thực tiễn và có những quy định cụ thể để hướng dẫn các tổ chức kinh tế thực hiện;
- Đầu tư kinh phí để thực hiện quy hoạch chi tiết, và thẩm định khả năng tài chính của các nhà đầu tư;
- Đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính hồn thiện để đảm bảo việc cung cấp thông tin kịp thời, chính xác nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai;
-Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật.
2. Kiến nghị
- Cần xây dựng khung pháp lý cụ thể đối với các tổ chức được Nhà nước giao đất,