ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn xã xuân sinh, huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 38)

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu tiến hành tất cả các hình thức chuyển quyền sử dụng đất theo pháp luật đất đai quy định.

- Phạm vi không gian: xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa - Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2019 - 2021

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu

Đề tài được tiến hành trên địa bàn xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa và hồn thành tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

2.2.2. Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 11- 2020 đến tháng 11 năm 2021.

2.3. Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1: Đánh giá tình hình cơ bản của xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

- Điều kiện tự nhiên của xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. - Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

- Thực trạng quản lí đất đai của xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

- Hiện trạng sử dụng đất của xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Nội dung 2: Đánh giá kết quả chuyển quyền sử dụng đất giai đoạn 2019-2021 tại xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

- Đánh giá kết quả chuyển quyền sử dụng đất giai đoạn 2019-2021 tại xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân theo hình thức chuyển quyền sử dụng đất.

- Đánh giá kết quả chuyển quyền sử dụng đất giai đoạn 2019-2021 tại xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân theo thời gian: So sánh kết quả chuyển quyền sử dụng trong 3 năm với nhau.

- Đánh giá kết quả chuyển quyền sử dụng đất giai đoạn 2019-2021 tại xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân theo loại đất: So sánh kết quả chuyển quyền sử dụng các loại đất với nhau (đất ở, đất nông nghiệp, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp)

Nội dung 3: Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất giai đoạn 2019-2021 tại xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa qua ý kiến của người dân và cán bộ quản lí

- Đánh giá cơng tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Xuân Sinh qua ý kiến của cán bộ quản lí

- Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Xuân Sinh qua ý kiến của người sử dụng đất

+ Đánh giá ý kiến của người dân về các quy định chung đối với chuyển quyền sử dụng đất

+ Đánh giá ý kiến của người dân về tài chính trong chuyển quyền sử dụng đất

+ Đánh giá ý kiến của người dân về các loại tài liệu trong hồ sơ đối với chuyển quyền sử dụng đất

+ Đánh giá ý kiến của người dân về thái độ phục vụ trong chuyển quyền sử dụng đất

+ Đánh giá ý kiến của người dân về các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển quyền sử dụng đất

Nội dung 4: Thuận lợi, khó khăn, tồn tại và giải pháp hồn thiện cơng tác chuyển quyền sử dụng đất giai đoạn 2019-2021 tại xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

- Các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc chuyển quyền sử dụng đất giai đoạn 2019 - 2021 tại xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

- Những khó khăn, tồn tại trong việc chuyển quyền sử dụng đất giai đoạn 2019 - 2021 tại xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

- Những giải pháp cho việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên của xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân - Thu thập các số liệu, tài liệu về kinh tế - xã hội của xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân

- Thu thập các số liệu, tài liệu có liên quan tới cơng tác chuyển quyền sử dụng đất của xã và các văn bản pháp luật có liên quan (tại Phịng Tài nguyên Môi trường, xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân - Tỉnh Thanh Hóa).

2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Sử dụng phương pháp điều tra theo mẫu phiếu điều tra (phần phụ lục) để thu thập số liệu phục vụ cho việc đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong cơng tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn xã.

- Phương pháp chọn mẫu điều tra:

Điều tra phỏng vấn qua bộ câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Chia đối tượng phỏng vấn ra làm 3 nhóm:

Nhóm Cán bộ quản lý gồm: cán bộ phịng tài ngun mơi trường, cán bộ địa chính, chủ tịch, phó chủ tịch xã, cán bộ địa chính - xây dựng, tổ trưởng dân phố số phiếu điều tra 10 phiếu.

Nhóm Người dân sản xuất phi nông nghiệp điều tra ngẫu nhiên những người đến tham gia giao dịch gồm 40 phiếu

Nhóm Người dân sản xuất nơng nghiệp điều tra ngẫu nhiên những người đến tham gia giao dịch gồm 40 phiếu

Tổng số phiếu: 90 phiếu.

Phỏng vấn được thực hiện theo bộ phiếu điều tra ở phần phụ lục. Mỗi câu hỏi trong bộ phiếu điều tra sẽ tương ứng là một chỉ tiêu trong hệ thống bảng biểu.

2.4.3. Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích và biểu đạt số liệu

- Nghiên cứu sử dụng phần mềm Excel thống kê các số liệu có liên quan tới cơng tác chuyển quyền sử dụng đất tổng hợp làm căn cứ cho phân tích số liệu đảm bảo tính hợp lý, có cơ sở khoa học cho đề tài.

- Nghiên cứu sử dụng sử dụng các kết quả có sẵn làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu.

- Nghiên cứu sử dụng câu văn, hình vẽ, đồ thị và bảng số liệu để biểu đạt kết quả nghiên cứu

PHẦN 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đánh giá tình hình cơ bản của xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa Thanh Hóa

3.1.1 Điều kiện tự nhiên của xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân

3.1.1.1 Vị trí địa lí

Sau khi thành lập, xã Xuân Sinh có 17,37 km2 diện tích tự nhiên. Quy mơ dân số: 10.632 nhân khẩu, trong đó có 1/4 dân số là đồng bào theo đạo Thiên Chúa giáo.

Về vị trí địa lý: Cách trung tâm huyện Thọ Xuân 5 km về phía Tây Nam của huyện Thọ Xuân.

Phía Đơng giáp xã Tây Hồ

Phía Tây giáp Cảng hàng khơng Thọ Xn và xã Xn Hưng. Phía Nam giáp xã Thọ Cường huyện Triệu Sơn

Phía Băc giáp xã Xuân Giang.

Xã Xuân Sinh là xã đồng bằng của huyện Thọ Xuân, cách trung tâm huyện khoảng 05 km, cách thành phố Thanh Hóa 35 km về hướng tây; diện tích tự nhiên 17,37 km2, dân số khoảng 13.000 người.

3.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Xã Xn Sinh có địa hình tương đối bằng phẳng, không quá phức tạp, đại đa số đất đai trong xã đều là đồng bằng, ít hoặc khơng có đồi núi. Tổng thể địa hình nghiêng dần từ Bắc xuống Nam. Địa hình thuộc dạng đồng bằng do chênh lệch cao của các vùng canh tác không lớn khoảng 0,4-0,5m, thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh tập trung có diện tích tương đối lớn.

3.1.1.3 Khí hậu, thời tiết

* Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ trung bình năm từ 8.500-8.6000C. Nhiệt độ thấp tuyệt đối chưa dưới 20C. Nhiệt độ cao tuyệt đối chưa quá 41,50C. có 4

tháng nhiệt độ trung bình dưới 200C (từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau) và có 5 tháng nhiệt độ trung bình trên 250C (từ tháng 5 đến tháng 9).

* Mưa: Lượng mưa trung bình năm từ 1.500-1.900mm, riêng vụ mùa chiếm khoảng 86-88%, mùa mưa kéo dài 6 tháng (từ tháng 5-10). Những tháng mùa đông nhiệt độ thường khô hanh, độ ẩm chỉ dưới 84%, còn các tháng 3, 4, tháng 8 và tháng 9 có độ ẩm trên 88%.

* Gió: Chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính phân bố theo mùa. Gió mùa đơng bắc về mùa đơng và gió mùa đơng nam về mùa hè có tốc độ trung bình 1,5-18m/s. Tốc độ mạnh nhất trong bão đo được là 35-40m/s và trong gió mùa đơng bắc khơng q 25m/s. Khí hậu thời tiết của huyện trong tiểu vùng khí hậu đồng bằng Thanh Hóa có các đặc điểm: Nền nhiệt độ cao, mùa đông không lạnh lắm, sương muối ít xảy ra vào tháng 1, tháng 2, mùa hè nóng vừa phải, mưa vừa phải, gió bão chịu ảnh hưởng tương đối mạnh.

- Các nguồn tài nguyên

a) Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên của xã là 1.737,49 ha, trong đó:

- Đất nơng nghiệp có diện tích 1.233,38 ha, chiếm 70,99% tổng diện tích đất tự nhiên;

- Đất phi nơng nghiệp có diện tích 475,61 ha chiếm 27,37% tổng diện tích tự nhiên của xã.

- Đất chưa sử dụng 28,5 ha chiếm 1,64% tổng diện tích tự nhiên của xã.

b)Tài nguyên nước

* Nước mặt khá dồi dào được cung cấp bởi hệ thống sơng ngịi và lượng nước mưa tại chỗ. Loại nước này chủ yếu dùng cho việc tưới cho cây trồng nông nghiệp và sinh hoạt hàng ngày, Chất lượng nước mặt của xã Xuân Sinh là tốt, chưa bị ô nhiễm.

* Nước ngầm: Nguồn nước ngầm khá phong phú. Theo tài liệu dự báo và phục vụ khí tượng thủy văn, đất xã Xuân sinh thuộc trầm tích hệ thứ 4 có

bề dầy trung bình 60m, có nơi 100m, có 3 lớp nước có áp chưa trong cuộn sỏi của trầm tích Plextoxen rất phong phú. Lưu lượng hố khoan tới 22-23 l/s, có độ khống hóa 1-2,2 g/l. Hiện nay nhân dân đang sinh hoạt chủ yếu qua hệ thống giếng khơi, giếng khoan. Chất lượng nước nhìn trung khơng đồng đều về hàm lượng cacbonnát cao nhưng độ trong đáp ứng được yêu cầu vệ sinh.

c)Tài nguyên khoáng sản

* Do chưa có điều kiện thăm dị, khảo sát nên chưa phát hiện đầy đủ các loại khoáng sản tiềm năng trong lịng đất. Các mỏ đá có thể khai thác làm vật liệu xây dựng được phân bố rải rác ở một số xóm nhưng trữ lượng nhỏ. Cát sông trữ lượng khoảng 20.000 tấn. Đây là bải cát có chất lượng tốt trong xây dựng, đặc biệt là cát vàng dùng để đổ bêtông.

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân

3.1.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế

* Nông nghiệp

Trồng trọt

Hàng năm 100% các diện tích đất canh tác được gieo trồng bằng các giống có năng xuất, chất lượng cao. Được sự quan tâm đầu tư của tỉnh, của huyện đã có nhiều chương trình nơng nghiệp được đưa vào gieo trồng thành công và nhân giống đại trà, như mơ hình lúa, ngơ lai...mang lại hiệu quả rõ rệt góp phần tăng năng suất cây trồng. Tổng diện tích gieo trồng hàng năm đạt 249 ha.

- Diện tích Lúa của cả 2 vụ là 814 ha, năng xuất bình quân đạt 60 tạ/ha. Sản lượng đạt 48.840 tấn.

- Diện tích Ngơ là 105 ha, năng xuất bình quân đạt 30 tạ/ha. Sản lượng đạt 315 tấn.

- Cây Lạc: Diện tích gieo trồng 10/14 ha, năng suất bình quân đạt 13 tạ/ha, sản lượng 13 tấn.

- Cây Đậu tương: Diện tích gieo trồng 3/6 ha, năng suất bình quân đạt 13 tạ/ha, sản lượng 13 tấn.

- Rau các loại: Diện tích 15/27,5 ha, năng suất bình quân 52 tạ/ha, sản lượng 78 tấn.

- Cây chè: Diện tích 141,5 ha, năng suất 20 tạ/ha, sản lượng 283 tấn chè búp tươi.

- Cây Thảo quả: Diện tích là 59,6 ha, diện tích thu hoạch 38,6ha, năng xuất đạt 5 tạ/ha, sản lượng đạt 193 tấn.

Chăn nuôi

- Công tác chăn nuôi luôn được Đảng bộ chú trọng chỉ đạo, hàng năm đàn gia súc, gia cầm phát triển năm sau cao hơn năm trước mặc dù bị ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại nhưng vẫn phát triển ổn định. Tổng số đàn gia súc, gia cầm như sau:

Đàn Trâu: 773 con; đàn Bò: 60 con; Ngựa: 29 con; đàn Dê: 770 con; đàn Lợn 1.700 con; đàn gia cầm có 5.000 con. Cơng tác tiêm phịng cho gia súc gia cầm được quan tâm, tỷ lệ tiêm phòng là 100% cho đàn gia súc, gian cầm. Đội ngũ cán bộ thú y thôn thường xuyên được củng cố kiện toàn, trang thiết bị thú y cơ bản đáp ứng.

Diện tích ni trồng thủy sản là 37,84 ha.

Sản xuất Lâm nghiệp

Theo số liệu điều tra hiện trạng sử dụng đất, đất lâm nghiệp là 63,51 ha, trong đó rừng đặc dụng khơng có ; rừng phịng hộ khơng có; tất cả diện tích đều là rừng sản xuất: 63,51 ha.

* Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ

- Sản xuất tiểu thủ công nghiệp tiếp tục được phát triển, số cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp có 3 hợp tác xã sản xuất khai thác vật liệu xây dựng

- Thương mại, dịch vụ: Duy trì phát triển mở rộng tới các thơn bản và xây dựng kiên cố chợ trung tâm đưa vào hoạt động đã thu hút được nhiều hộ

kinh anh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn.

3.1.2.2 Thực trạng phát triển xã hội

* Cơ sở hạ tầng xã hội

Khối Đảng ủy, UBND xã và các phòng ban

- Hiện trạng xây dựng: Khu trụ sở Đảng ủy, HĐND và UBND xã hiện có 3 dãy nhà :

Tổng diện tích: 3.126 m2

* Cơ sở vật chất văn hóa

Hiện trạng xã đã có nhà văn hóa riêng, các hoạt động thường xuyên được diễn ra tại nhà văn hố.

Tồn xã có 13 thơn, tất cả các nhà văn hố thơn đều được xây dựng khang trang từ 2019 đến nay, diện tích đất dành cho nhà văn hố và sân thể thao bình qn khoảng 1.000 m2/ thơn.

* Giáo dục

Về giáo dục của xã Xuân Sinh trong những năm gần đây được nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng và phát triển tương đối toàn diện. Hệ thống trường lớp học từ các điểm trường đến trường chính đều được đầu tư xây dựng khang trang, trang thiết bị, đồ dùng học tập từng bước được đáp ứng. Tỷ lệ huy động trẻ độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi đến trường đi học được 98%; tỷ lệ trẻ từ 0-2 tuổi đi học đạt 65%; trẻ em trong độ tuổi từ 3 đến 5 tuổi đến trường đạt 95%. Tỷ lệ chuyển lớp tiểu học đạt 99%, THCS đạt 95,1%.

* Chợ nông thôn

- Chợ được bố trí thành 4 dãy gian hàng, hiện đã xuống cấp.

- Hiện chợ xã họp mỗi tuần 02 lần. Hiệu suất sử dụng của chợ xã là chưa cao, cơ sở vật chất chưa đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn chợ của Bộ Xây dựng. Trong giai đoạn 2021 - 2025 xã Xuân Sinh đã quy hoạch khu chợ trung tâm xã với diện tích 3.8ha tại thơn 5.

3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

- Xã Xn Sinh có 13 thơn, phân bố dân cư hiện nay so với điều kiện địa hình của xã là tương đối phù hợp cho q trình sinh hoạt, sản xuất của nhân dân. Ngồi những khu dân cư sống tập trung tại trung tâm xã, dọc theo 02 Quốc lộ là QL 47 và QL 47B. Hiện trạng nhà ở của xã đa dạng xen kẽ giữa truyển thống và hiện đại, chất lượng nhà ở trung bình, kết cấu theo truyền thống là nhà sàn, nhà khung gỗ nền đất... còn nhà hiện đại là nhà tầng, nhà bằng... chủ yếu tại trung tâm xã

* Hệ thống y tế

Xã có 1 trạm y tế, nằm ngày trung tâm xã, đội ngũ cán bộ y tế đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

Ngành y tế tại xã Xuân Sinh cơ bản đáp ứng việc khám chữa bệnh cho nhân dân trong xã.

* An ninh - quốc phòng

Công tác An ninh - Quốc phòng được quan tâm chỉ đạo, tất cả các xóm có lực lượng dân quân tự vệ, công an viên và lực lượng dự bị động viên. Chất lượng chính trị trong các lực lượng ngày càng cao, duy trì chế độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn xã xuân sinh, huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 38)