Biến chứng do sử dụng hóa chất liều cao trong điều kiện hóa diệt tủy

Một phần của tài liệu nghiên cứu kết quả sớm ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại điều trị lơ xê mi cấp dòng tủy tại viện huyết học – truyền máu trung ương (Trang 59 - 61)

tủy.

Theo nghiên cứu của chúng tôi, viêm loét miệng gặp ở 7/8 bệnh nhân. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả nước ngoài cũng như Việt Nam. Theo tác giả Barbara, tỷ lệ viêm loét miệng gặp từ 40 – 100% bệnh nhân trong ghép TBG đồng loại diệt tủy. Yếu tố nguy cơ chính ảnh hưởng đến tỷ lệ và mức độ trầm trọng của viêm loét miệng là hóa chất điều kiện hóa và dự phòng GVHD. Sử dụng Methotrexate trong dự phòng GVHD làm tăng tỷ lệ, mức độ nặng cũng như thời gian viêm loét miệng. Trong nghiên cứu của Cutler trên 24 bệnh nhân ghép đồng loại có sử dụng Methotrexate dự phòng GVHD , viêm loét miệng gặp ở 75% bệnh nhân với mức độ nhẹ, trung bình và nặng tương ứng là 8%, 42% và 50%. Nghiên cứu của Nguyễn Tấn Bỉnh và cs cũng cho thấy có tới 77% bệnh nhân có biến chứng viêm loét miệng. Như

vậy viêm loét miệng là biến chứng phổ biến trong ghép TBG đồng loại và gặp tỷ lệ cao mức độ nặng ở các trường hợp sử dụng Methotrexate dự phòng GVHD. Biến chứng này gây đau, nuốt khó, gầy sút cân, mệt mỏi, tăng nguy cơ nhiễm trùng cũng như thời gian nằm viện. Bệnh nhân cũng cần dùng nhiều thuốc giảm đau và hỗ trợ về dinh dưỡng hơn.

Độc tính trên gan với biểu hiện tăng men gan và tăng Billirubin gặp ở 4 bệnh nhân, chủ yếu là tổn thương nhẹ. Kết quả của chúng tôi cao hơn của tác giả Iravani M. Và cs khi nghiên cứu trên 71 bệnh nhân, tỷ lệ tổn thương gan là 15,5% [21]. Sự khác biệt này có thể là do trong phác đồ điều kiện hóa của chúng tôi phần lớn bệnh nhân được dùng Bu + Cy, trong khi nghiên cứu của tác giả Iravani M. sử dụng phác đồ ít độc tính hơn Bu + Flu. Trong nghiên cứu của chúng tôi, không gặp trường hợp nào có tổn thương gan mức độ nặng, cũng như viêm tắc tĩnh mạch trên gan (VOD) mặc dù có 2 BN mắc HCV trước ghép. Có thể do số lượng BN của chúng tôi còn ít nên chưa gặp biến chứng này. Theo nghiên cứu của Carreras và cs (2011) trên 117 bệnh nhân ghép đồng loại, tỷ lệ biến chứng VOD là khoảng 13%. Cơ chế bệnh sinh của VOD liên quan đến độc tính trên gan của các thuốc chuyển hóa qua gan. Trong nghiên cứu của chúng tôi, các thuốc có nguy cơ cao bao gồm: Bu + Cy điều kiện hóa, CSA + MTX dự phòng ghép chống chủ, kháng sinh chống nấm, acyclovir,...

Mặc dù sử dụng Bu + Cy liều cao trong phác đồ điều kiện hóa nhưng với việc dự phòng đầy đủ bằng Mesna (uromitexan liều gấp 1,5 lần liều Cy) và truyền nhiều dịch, chúng tôi không gặp bệnh nhân nào có biểu hiện suy giảm chức năng thận hoặc viêm bàng quang chảy máu sau ghép. Theo nghiên cứu của Sencer SF. và cs (1993) trên 977 bệnh nhân sử dụng Cy trong phác đồ điều kiện hóa, có tới 15% bệnh nhân viêm bàng quang chảy máu sau ghép. Thời gian trung bình xuất hiện biến chứng là ngày thứ 22 sau ghép. Sử dụng Cy, Bu (đặc biệt khi kết hợp với Cy) trong phác đồ điều kiện hóa là nguyên

nhân chính gây ra viêm bàng quang chảy máu sớm sau ghép. Các trường hợp viêm bàng quang chảy máu muộn hơn (sau ghép ngày thứ 30) thường do Human polyomavirus loại BK hoặc JC, Adenovirus hoặc CMV. Viêm bàng quang chảy máu có thể làm tăng tử vong liên quan đến ghép.

Một phần của tài liệu nghiên cứu kết quả sớm ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại điều trị lơ xê mi cấp dòng tủy tại viện huyết học – truyền máu trung ương (Trang 59 - 61)