Một số nghiên cứu về chuỗi giá trị trên thế giới và ở Việt Nam

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC CANH TÁC ĐỊA PHƯƠNG VÀ CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA CÂY HỒI TẠI HUYỆN TRÀNG ĐỊNH TỈNH LẠNG SƠN (Trang 26 - 29)

PHẦN 2 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.3 Một số nghiên cứu về chuỗi giá trị trên thế giới và ở Việt Nam

Ở VIỆT NAM

Trong nền kinh tế thị trƣờng, với xu hƣớng hội nhập ngƣời sản xuất không chỉ quan tâm tới thị trƣờng tiêu dùng trong nƣớc mà cịn hƣớng mạnh ra xuất khẩu, từ đó đã hình thành nên các chuỗi trong ngành hàng. Sự liên kết và trách nhiệm của các tác nhân trong kênh tiêu thụ còn yếu, lỏng lẻo nên khái niệm về chuỗi hàng hóa dịch vụ cịn mang tính lý thuyết. Trƣớc thực tế này đã có nhiều những nghiên cứu liên quan nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về chuỗi giá trị. Sau đây là một số đề tài nghiên cứu có liên quan:

 Nguyễn Thị Lý (2010). “Phân tích chuỗi cung ứng sản phẩm cây quất cảnh tại xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hƣng Yên”, Luận văn tốt nghiệp, trƣờng Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, Gia Lâm, Hà Nội. Tác giả luận văn đã chỉ ra đƣợc đặc điểm cơ bản của chuỗi cung ứng quất cảnh tại xã Mễ Sở (Hƣng Yên) có 4 tác nhân tham gia là ngƣời sản xuất, thu gom, bán buôn và ngƣời bán

20

lẻ. Trong đó, dịng sản phẩm chủ yếu theo hƣớng những ngƣời bán lẻ tại các địa phƣơng khác để đến tay ngƣời tiêu dùng. Vai trò của hợp đồng tiêu thụ đƣợc phát huy, gắn kết giữa các thành viên còn hạn chế… Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, kết quả phân tích tài chính chuỗi cung ứng của tác giả cịn sơ sài, bỏ qua sự phân phối giá trị gia tăng giữa các tác nhân trong chuỗi. Đây là mặt hạn chế của đề tài, cần đƣợc khắc phục.

 Nguyễn Phú Son (2013). “Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm táo tỉnh Ninh Thuận”, Tạp chí Khoa học trƣờng Đại học Cần Thơ, Số 28, trang 71 – 78. Bài báo khoa học trên đã chỉ ra đƣợc chuỗi giá trị sản phẩm táo Ninh Thuận có 2 kênh phân phối truyền thống đối với sản phẩm táo tƣơi và một kênh phân phối tiềm năng đối với sản phẩm táo sấy. Phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi hiện theo hƣớng khơng có lợi cho ngƣời trồng. Tuy nhiên vẫn có thể cải thiện hiện trạng phân phối thu nhập giữa các tác nhân theo hƣớng gia tăng phân phối thu nhập cho ngƣời trồng.

 Nguyễn Thị Thiêm (2014). “Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm cam đƣờng Canh tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”. Luận văn tốt nghiệp, trƣờng Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, Gia Lâm, Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy diện tích trồng cam và sản lƣợng cam của xã Đa Tốn khơng có sự thay đổi nhiều nhƣng giữa các thơn lại có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Cam đƣờng Canh đƣợc tiêu thụ chủ yếu dƣới dạng tƣơi thông qua các tác nhân thu gom, bán buôn nhỏ, bán lẻ và đƣợc phân phối đến nhiều tỉnh thành, trong đó Hà Nội là thị trƣờng tiêu thụ lớn nhất (khoảng 67,80%). Các tác nhân hoạt động trong chuỗi giá trị sản phẩm cam đƣờng Canh đều đạt hiệu quả kinh tế cao; Tại kênh hàng có nhiều tác nhân tham gia thì mỗi tác nhân chỉ đảm nhận một vai trò nhất định nên các khoản lợi ích cũng đƣợc phân phối đồng đều. Ngƣợc lại, các kênh hàng có ít tác nhân tham gia thì mỗi tác nhân lại phải đảm nhiệm nhiều chức năng hơn.

 Chƣơng trình Phát triển MPI – GTZ (2007). “Phân tích chuỗi giá trị bƣởi Vĩnh Long”. Chƣơng trình Phát triển này nhằm hƣớng tới mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm bƣởi Vĩnh Long (đã có thƣơng hiệu, là đặc sản của vùng), bằng cách xây dựng hệ thống liên kết chặt chẽ từ ngƣời sản xuất đến các trung gian, doanh nghiệp, các đại lý bán lẻ bằng các cam kết hoạt động lâu

21

dài. Xuất phát từ kết quả phân tích thực trạng, tổ chức này đề xuất ra các nhóm chiến lƣợc nhằm nâng cấp chuỗi giá trị nhƣ nâng cao chất lƣợng sản phẩm, xây dựng thƣơng hiệu, chiến lƣợc marketing thông minh, nhãn mác chỉ dẫn thƣơng hiệu sản phẩm, cải tiến phƣơng thức vận chuyển, bảo quản, mở rộng thị trƣờng xuất khẩu,…

22

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC CANH TÁC ĐỊA PHƯƠNG VÀ CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA CÂY HỒI TẠI HUYỆN TRÀNG ĐỊNH TỈNH LẠNG SƠN (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)