.ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC CANH TÁC ĐỊA PHƯƠNG VÀ CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA CÂY HỒI TẠI HUYỆN TRÀNG ĐỊNH TỈNH LẠNG SƠN (Trang 29 - 30)

ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ ĐẶC TRƢNG CỦA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Đề tài đƣợc tiến hành tại huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn, là huyện có diện tƣơng đối lớn và canh tác hồi cũng nhƣ có các cơ sở chế biến sản phẩm hồi, thích hợp cho việc thu thập tài liệu để nghiên cứu.

Thời gian nghiên cứu: Đề tài đƣợc triển khai nghiên cứu từ 01/2018 – 05/2018

3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Đề tài chủ yếu nghiên cứu kết quả sản xuất, hiệu quả kinh tế, giá trị gia tăng trong sản xuất của các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm hồi. Các yếu tố đầu ra nhƣ giá bán, yếu tố đầu vào, sự tham gia của giới trung gian, thị trƣờng. Các hoạt động trong chuỗi giá trị sản phẩm nhƣ: chăm sóc, thu hoạch, thu gom, chế biến, bán bn, bán lẻ, vận chuyển, bảo quản, giới thiệu sản phẩm.

Các hộ sản xuất hồi trên địa bàn.

Các bên có liên quan tới chuỗi giá trị sản phẩm hồi: Ngƣời sản xuất, ngƣời thu gom, công ty chế biến thu mua sản phẩm hồi, ngƣời bán bn.

Do khn khổ về thời gian có hạn nên khi thực hiện nghiên cứu đề tài này tơi chỉ tập trung tìm hiểu mối liên kết giữa các tác nhân, phân tích chi phí, lợi nhuận cũng nhƣ sự phân phối giá trị gia tăng và lợi nhuận giữa hai tác nhân chính trong chuỗi giá trị sản phẩm hồi của huyện Tràng Định– tỉnh Lạng Sơn hộ gia đình sane xuất hồi và cơ sở chế biến hồi.

Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau liên quan đến phát triển chuỗi giá trị sản phẩm hồi :

 Chuỗi giá trị là gì? Tại sao phải nghiên cứu chuỗi giá trị?

 Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm hồi gồm những nội dung gì?

 Chuỗi giá trị sản phẩm hồi đang hoạt động nhƣ thế nào?

 Có những tác nhân nào tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm hồi và hoạt động các tác nhân đó ra sao?

23

 Chuỗi giá trị sản phẩm hồi có những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, các yếu tố ảnh hƣởng nào?

 Cần có những giải pháp nào để phát triển chuỗi giá trị sản phẩm hồi trên địa bàn huyện Tràng Định– tỉnh Lạng Sơn ?

3.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1. Phƣơng pháp chọn điểm và HGĐ nghiên cứu

Chọn điểm nghiên cứu mang tính đại diện cho huyện về điều kiện tự nhiên –kinh tế – xã hội và tình hình phát triển cây hồi. Trong xã có các HGĐ sản xuất Hồi, đề tài nghiên cứu chọn xã Đề Thám và Tri Phƣơng -2 xã điển hình về canh tác Hồi tại huyện Tràng Định làm địa điểm điều tra trực tiếp các HGĐ về sản xuất và tiêu thụ.

Trong xã nghiên cứu, chọn ngẫu nhiên 60 HGĐ để tiến hành thu thập các số liệu cần thiết.

Về thị trƣờng và chuỗi giá trị sản phẩm: đề tài không chỉ điều tra trong khuôn khổ xã điểm mà còn mở rộng ra trên địa bàn huyện để xác định và phân tích các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm Hồi.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC CANH TÁC ĐỊA PHƯƠNG VÀ CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA CÂY HỒI TẠI HUYỆN TRÀNG ĐỊNH TỈNH LẠNG SƠN (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)