- Đặc điểm nội dung giám sát của HĐND cấp xã
1.2.3.2. Ban hành đầy đủ các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã
hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã
Các quy định pháp luật về hoạt động của HĐND cấp xã có vai trị tạo cơ sở pháp lý cho HĐND cấp xã trong việc thực hiện chức năng quyết định và giám sát. Nếu luật không quy định một cách cụ thể, rõ ràng, đầy đủ về nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức, trình tự thực hiện… các hoạt động đó thì việc ghi nhận chức năng quyết định và giám sát của HĐND trong Hiến pháp cũng chỉ là hình thức. Điều này đã được minh chứng trong thực tiễn phát triển của Luật tổ chức HĐND và UBND. Luật tổ chức HĐND năm 1989 và năm 1994 có quy định về chức năng giám sát của HĐND nhưng rất khái quát. Điều này đã gây nên những khó khăn cho hoạt động của HĐND và là một trong những nguyên nhân hạn chế hiệu quả hoạt động giám sát. Nhưng từ năm 2003, Luật tổ chức HĐND và UBND đã quy định cụ thể hơn chức năng giám sát của HĐND. Theo đạo luật này hoạt động giám sát được quy định thành một chương riêng (Chương III - hoạt động giám sát của HĐND, thường trực HĐND, các ban của HĐND và đại biểu HĐND). Với 25 điều luật, chương III đã quy định rõ ràng hơn về chủ thể giám sát, quyền và nghĩa vụ của chủ thể, hình thức giám sát, nội dung giám sát…Nhờ đó quyền năng giám sát của
HĐND được nâng lên một bước. Chất lượng, hiệu quả giám sát trong thực tiễn cũng được nâng lên.
Như vậy, vấn đề đặt ra là muốn nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND cấp xã thì trước hết phải ban hành đầy đủ các quy định pháp luật về cơ cấu, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Các quy định đó phải đảm bảo tính đồng bộ, phải cụ thể, rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu, dễ áp dụng, không phải chờ các văn bản pháp lý có hiệu lực thấp hơn hướng dẫn, giải thích. Có như vậy HĐND mới có cơ sở pháp lý vững chắc để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình.