- Ban hành Nghị quyết: Việc ban hành Nghị quyết của HĐND cấp xã
3.3.6. Tạo các điều kiện thuận lợi cho hoạt động Hội đồng nhân dân cấp xã
dân cấp xã
Theo đánh giá chung, một trong những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động của HĐND cấp xã là thiếu điều kiện vật chất và điều kiện thông tin cho hoạt động của đại biểu HĐND. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND cần phải tạo các điều kiện thuận lợi cho hoạt động HĐND cấp xã, cụ thể:
* Đảm bảo điều kiện thông tin cho hoạt động của đại biểu HĐND cấp xã
Thường trực HĐND, đại biểu HĐND cấp xã muốn thực hiện tốt chức năng của mình thì nhu cầu được đảm bảo về thơng tin là một yêu cầu lớn, cần phải được quan tâm và đảm bảo thực hiện tốt yêu cầu này. Cụ thể:
- Phải cung cấp đầy đủ, kịp thời các Nghị quyết của Đảng, văn bản pháp luật, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phịng của địa phương, thơng báo kết luận giám sát…đến từng đại biểu HĐND cấp xã. Các tài liệu liên quan đến nội dung kỳ họp cần phải được gửi sớm chậm nhất 5 ngày trước ngày khai mạc để các đại biểu có thời gian nghiên cứu, phân tích, đối chiếu thơng tin một cách kỹ lưỡng. Khắc phục tình trạng các kỳ họp khi
đại biểu đến họp mới có tài liệu cho nên khơng có thời gian nghiên cứu. Ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động của đại biểu tại kỳ họp.
- Khi có vấn đề bức xúc, nổi cộm, có đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc có ý kiến cử tri phản ánh thì cần có sự cung cấp, trao đổi thơng tin giữa Thường trực HĐND cấp xã với đại biểu để biết và thực hiện trách nhiệm của mình theo quy định.
* Đảm bảo điều kiện vật chất cần thiết cho hoạt động của HĐND cấp xã
Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động của HĐND có vai trị rất quan trọng. Đó là điều kiện cần thiết đảm bảo cho cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo luật định, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Với vai trò quan trọng như vậy, HĐND cấp xã tỉnh Thanh Hóa cần đảm bảo kinh phí hoạt động tốt nhất cho hoạt động. Cụ thể:
- Cần đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động của HĐND cấp xã ở tỉnh Thanh Hóa như đảm bảo về trụ sở làm việc, trang thiết bị làm việc, phương tiện thông tin liên lạc…Trong những năm gần đây mặc dù đã được Đảng và Nhà nước quan tâm tạo điều kiện cho việc tổ chức và hoạt động của HĐND nói chung và HĐND cấp xã nói riêng. Nhưng trên thực tế điều kiện làm việc của HĐND các cấp, đặc biệt là HĐND cấp xã hiện nay vẫn còn nhiều thiếu thốn. Hầu hết HĐND cấp xã ở tỉnh Thanh Hóa chưa có trụ sở làm việc riêng. Điều này đã gây những khó khăn cho việc tổ chức thực hiện các hoạt động của HĐND cấp xã. Do vậy, để tạo điều kiện làm việc và tăng cường tính độc lập cho HĐND cấp xã, Nhà nước cũng như địa phương cần phải bố trí trụ sở hoạt động độc lập cho HĐND cấp xã.
- Theo luật hiện hành thì đại biểu HĐND cấp xã được cấp kinh phí hoạt động hàng tháng bằng hệ số là 0,3 mức lương tối thiểu. Trên thực tế với mức kinh phí hoạt động như vậy thì chưa tương xứng với những nhiệm vụ,
trách nhiệm của đại biểu HĐND cấp xã. Đặc biệt là đối với những đại biểu không phải là cán bộ, cơng chức, khơng có lương thì mức kinh phí hoạt động ấy sẽ không thể tạo điều kiện cho đại biểu chuyên tâm làm công tác đại biểu được, bởi vì họ cịn phải kiếm sống. Vì vậy, với chủ trương cần tăng số đại biểu là dân, là người ngồi Đảng, là đại biểu chun trách thì phải tăng mức kinh phí hoạt động cho các đại biểu HĐND cấp xã lên ít nhất là bằng mức lương tối thiểu. Cùng với các chế độ cung cấp báo chí, tài liệu cũng phải được thực hiện đầy đủ. Như vậy mới thực sự đảm bảo cho người đại biểu HĐND có thể chuyên tâm thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
KẾT LUẬN
Kiện tồn tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung, HĐND các cấp nói riêng là một trong những yêu cầu quan trọng để xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định: "Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương. Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp, bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc quyết định và tổ chức thực hiện những chính sách trong phạm vi được phân cấp" [17, tr. 251].
Quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, HĐND các cấp ở tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của mình, phát huy dân chủ, đảm bảo quyền là chủ của nhân dân; đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân; hướng tới xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân.
Cùng với bước chuyển mình mạnh mẽ của mảnh đất Thanh Hóa anh hùng, trong thời gian qua, hoạt động của HĐND các cấp nói chung, hoạt động của HĐND cấp xã nói riêng đã đạt được những kết quả to lớn. HĐND cấp xã ở tỉnh Thanh Hóa đã khẳng định được sự trưởng thành của mình trên mọi lĩnh vực hoạt động; thực sự trở thành cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại biểu HĐND thực sự xứng đáng với danh hiệu cao quý "người đại biểu nhân dân". Vị thế, vai trò của HĐND cấp xã ngày càng được nâng cao trong điều kiện đổi mới đất nước. Góp phần thực hiện thắng lợi cơng cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của HĐND cấp xã ở tỉnh Thanh Hóa thời gian qua chưa thực sự ngang tầm với vị trí, vai trị; vẫn tồn tại những hạn
chế, bất cập như: Chất lượng kỳ họp chưa cao, nhiều nghị quyết được ban hành không phát huy được hiệu quả trên thực tế, phải sửa đổi, bổ sung; hoạt động tiếp xúc cử tri vẫn chưa khắc phục được tính hình thức, có nơi đại biểu vẫn là "cử tri chuyên nghiệp"; hoạt động xem xét báo cáo, chất vấn trả lời chất vấn tại kỳ họp vẫn cịn mang tính hình thức; Việc lựa chọn nội dung giám sát còn dàn trải, thiếu chọn lọc, giám sát chưa sâu, chất lượng kết luận, kiến nghị sau giám sát chưa cao; việc đôn đốc thực hiện kết luận, kiến nghị chưa được quan tâm đúng mức; nhiều đại biểu chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình… ảnh hưởng khơng nhỏ đến hiệu quả hoạt động của HĐND cấp xã ở tỉnh Thanh Hóa.
Vì vậy, nghiên cứu để đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND cấp xã ở tỉnh Thanh Hóa là địi hỏi bức thiết, có ý nghĩa to lớn trong việc tiếp tục củng cố tổ chức và hoạt động của cơ quan đại biểu của nhân dân; tăng cường trách nhiệm của đại biểu, đáp ứng lòng mong mỏi, đòi hỏi của cử tri và nhân dân địa phương.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá những thành tựu và hạn chế trong hoạt động của HĐND cấp xã ở tỉnh Thanh Hóa, luận văn đưa ra một số quan điểm chỉ đạo, những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND cấp xã ở tỉnh Thanh Hóa. Các giải pháp trên phải được thực hiện một cách đồng bộ để phát huy hơn nữa sức mạnh của HĐND cấp xã, góp phần xây dựng bộ máy nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay.